Mỹ cấm cửa nhà mạng lớn nhất Trung Quốc
Mỹ quyết định tước giấy phép hoạt động của China Telecom, hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc, trên lãnh thổ quốc gia này.
China Telecom là nhà mạng quốc doanh lớn nhất thế giới tính theo số thuê bao.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vừa bỏ phiếu tước giấy phép của China Telecom với lý do lo ngại an ninh quốc gia. FCC tin rằng China Telecom là đối tượng bị Trung Quốc khai thác, gây ảnh hưởng và kiểm soát. Quyết định của FCC dựa trên khuyến nghị của các cơ quan chính phủ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2020. Mỹ muốn xóa bỏ doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hạ tầng viễn thông.
Trước quyết định “đáng thất vọng” của FCC, China Telecom cho biết sẽ theo đuổi mọi lựa chọn có sẵn trong khi tiếp tục phục vụ khách hàng. Nhà mạng từng phủ nhận cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia và luôn hợp tác với các nhà chức trách Mỹ. China Telecom là nhà mạng quốc doanh lớn nhất thế giới, tính theo số thuê bao. Tại Mỹ, công ty bán dịch vụ di động cho các công ty Mỹ và khách hàng bán lẻ, hướng đến người Mỹ gốc Hoa, du khách…
Video đang HOT
FCC chỉ thị “China Telecom Mỹ ngừng bất kỳ dịch vụ nội địa hay quốc tế nào đang cung cấp theo thẩm quyền của Mục 214 trong vòng 60 ngày” kể từ ngày ra thông báo. China Telecom đã hoạt động tại Mỹ gần 20 năm.
Vào tháng 5, China Telecom cùng hai nhà mạng đồng hương là China Mobile và China Unicom mất quyền kháng cáo trước việc bị hủy niêm yết tại sàn chứng khoán New York. Đó là vì chính quyền ông Trump giới thiệu “danh sách đen” đầu tư.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc, dù đầu tháng này khôi phục các cuộc thảo luận chính sách thương mại khi hai nước chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao giữa ông Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Từ lâu, quan chức Mỹ lo ngại các công ty viễn thông Trung Quốc có thể gây gián đoạn hoặc theo dõi mạng lưới của Mỹ. FCC thúc đẩy các nhà mạng nông thôn thay thế thiết bị Huawei. Washington cũng muốn cản trở việc kinh doanh 5G của Huawei và đạt một số thành công.
Đầu tuần này, các nghị sỹ Đảng Cộng hòa đã gửi thư đến Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, thúc giục nhiều hành động, trong đó kiểm soát chặt hơn xuất khẩu công nghệ Mỹ sang Trung Quốc. Mỹ thể hiện sẵn sàng cho phép xuất khẩu chip sang vài công ty trong danh sách đen, hành động mà một số thành viên Quốc hội đang cố kiềm chế. Tuần trước, Nghị sỹ Đảng Cộng hòa Michael McCaul công bố dữ liệu cho thấy Bộ Thương mại đã phê duyệt hơn 100 tỷ USD giấy phép xuất khẩu cho Huawei và SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc
Huawei, SMIC từng được Mỹ 'bật đèn xanh'
Các công ty Mỹ từng nhận được giấy phép trị giá hơn 100 tỷ USD, cho phép họ cung cấp hàng hóa cho Huawei và SMIC từ cuối năm ngoái.
Theo Reuters , 113 giấy phép xuất khẩu trị giá 61 tỷ USD đã được chấp thuận cho các doanh nghiệp Mỹ cung cấp sản phẩm chip cho Huawei. Trong khi đó, 188 giấy phép khác trị giá 42 tỷ USD cũng đã được thông qua cho SMIC. Các giấy phép này từng được duyệt từ tháng 11/2020 đến tháng 4 năm nay.
Dữ liệu cho thấy, có 9/10 đơn đăng ký giấy phép được Mỹ cấp cho SMIC. Trong khi đó, 69% đề nghị từ phía Huawei đã được duyệt. Theo giới quan sát, tiết lộ này rất đáng chú ý, bởi cả hai công ty Trung Quốc hiện vẫn nằm trong Danh sách thực thể của Mỹ.
Hôm 21/10, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận yêu cầu của Michael McCaul, thành viên đảng Cộng hòa, về việc tiết lộ công khai các tài liệu mà chính phủ Mỹ đã cấp phép cho Huawei và SMIC trong thời gian nêu trên. Các tài liệu này đã được Bộ Thương mại Mỹ chuyển cho Hạ viện hồi tháng 5.
Việc phê duyệt hàng loạt giấy phép cho hai công ty khiến một số nghị sĩ không hài lòng. "Tổng thống Joe Biden cần giải thích tại sao các hãng như Huawei và SMIC nhận được sự miễn trừ", Marco Rubio, nghị sĩ đảng Cộng hòa, nói với Reuters . "Đó là ví dụ cho thấy Biden không nghiêm túc coi trọng mối đe dọa kinh tế và an ninh do Trung Quốc gây ra".
Phía Bộ Thương mại Mỹ cho rằng việc "phát hành tùy tiện" các bản chụp tài liệu phê duyệt giấy phép "có nguy cơ chính trị hóa quy trình cấp phép và làm sai lệch các quyết định về an ninh quốc gia" do chính phủ đưa ra. Dù vậy, họ cũng nhấn mạnh các đơn được cấp phép không đại diện cho các thành phần quan trọng và chỉ khoảng một nửa số chúng được sử dụng.
Theo thống kê, hầu hết các giấy phép được cấp không nằm trong lĩnh vực hàng hóa "nhạy cảm". Trong đó, 80/113 giấy phép cho Huawei liên quan đến hàng hóa thông thường, còn SMIC là 121/188.
Huawei và SMIC từ chối bình luận.
Huawei bị Mỹ đưa vào Danh sách thực thể từ tháng 5/2019 với lo ngại về an ninh quốc gia và cần phải có giấy phép đặc biệt nếu muốn dùng công nghệ Mỹ. SMIC được thêm vào danh sách từ tháng 12/2020 vì lo ngại công nghệ Mỹ có thể bị áp dụng cho lĩnh vực quân sự.
Thời gian qua, Huawei cũng đầu tư nhiều tiền để vận động hành lang tại Mỹ. Theo truyền thông nước này, công ty Trung Quốc đã chi 500.000 USD cho nhà vận động hành lang kỳ cựu Tony Podesta từ tháng 7 đến tháng 9 để "giải quyết các dịch vụ viễn thông và thương mại bị ảnh hưởng". Hãng cũng được cho là đang tìm cách thúc đẩy chính quyền Biden hủy bỏ các lệnh cấm từ thời Trump. CNBC cho biết, Huawei đã chi hơn 2 triệu USD cho vận động hành lang năm 2019, 470.000 USD năm 2020 và hơn 1 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay.
Huawei lập thêm bốn đơn vị kinh doanh mới Động thái này đánh dấu bước đi chiến thuật mới nhất của Huawei nhằm đa dạng nguồn doanh thu, đồng thời duy trì việc kinh doanh trong thị trường thiết bị di động và điện thoại thông minh. Theo South China Morning Post , Huawei Technologies gần đây thành lập bốn đơn vị kinh doanh mới để thúc đẩy các nỗ lực đa...