Mỹ cách ly binh sỹ trở về từ vùng dịch Ebola
Quân đội Mỹ đã bắt đầu cách ly các binh sỹ trở về sau một sứ mệnh ứng phó dịch Ebola tại Tây Phi, cho dù không có người nào có triệu chứng nhiễm bệnh hoặc được tin là đã tiếp xúc với loại virus chết người này.
Ảnh minh họa
Quyết định trên được đưa ra cho thấy sự thận trọng hơn cả những quy trình quân sự đã có trước đó, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Obama muốn giảm bớt những ca cách ly chỉ vì mục đích phòng ngừa, được thực hiện đối với các nhân viên y tế Mỹ trở về từ các nước đang chiến đấu với Ebola.
Trong thông báo của mình, quân đội Mỹ cho biết tham mưu trưởng, tướng Raymond Odierno đã ra lệnh theo dõi 21 ngày đối với các binh sỹ trở về, “để đảm bảo các binh sỹ, thành viên gia đình họ và cộng đồng xung quanh hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta đang thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe của họ”.
Quân đội Mỹ đã cách ly khoảng một chục binh sỹ khi họ trở về trong dịp cuối tuần qua tại căn cứ Vicenza, Ý. Trong số này có cả thiếu tướng Darryl Williams, tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Phi, người giám sát những đợt ứng phó đầu tiên của quân đội Mỹ với dịch Ebola tại Tây Phi.
Video đang HOT
“Chúng tôi được cách ly trong một khu vực riêng (trong căn cứ). Không hề tiếp xúc với cư dân bên ngoài hay gia đình. Không ai được phép đi lại quanh Vicenza”, ông Williams trả lời một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Ông miêu tả nơi mình nghỉ ngơi là tiện nghi và khẳng định nhóm của mình được trang bị một phòng tập thể dục và “ăn uống ổn cả”.
“Thực phẩm của chúng tôi được thả xuống, chúng tôi ăn xong thì vứt bỏ. Không ai khác đụng vào cả”, vị thiếu tướng cho biết thêm.
Quân đội Mỹ nhấn mạnh rằng đã không có quân nhân nào tiếp xúc với bệnh nhân Ebola, mà thay vào đó họ chỉ xây dựng các cơ sở điều trị để giúp đỡ cơ quan y tế chống dịch. Có khoảng 4000 binh sỹ Mỹ đã được triển khai cho sứ mệnh này.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Nữ y tá bị nghi nhiễm Ebola chỉ trích quy định cách ly của Mỹ
Một y tá Mỹ từng điều trị cho bệnh nhân Ebola ở Tây Phi bị bắt buộc cách ly theo quy định mới của Washington, cô chỉ trích mạnh mẽ việc này, cho rằng cách đối xử khiến cô cảm thấy mình giống như "một tội phạm".
Y tá Mỹ Kaci Hickox bị cách ly khi trở về từ Tây Phi. Ảnh: CNN
Theo quy định có hiệu lực từ 24/10, bất cứ ai khi đến sân bay quốc tế John F. Kennedy hoặc Newark Liberty tại Mỹ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Ebola ở Liberia, Sierra Leone hay Guinea bắt buộc phải cách ly trong vòng 21 ngày.
Theo Reuters, y tá Kaci Hickox hôm 24/10 bị cách ly tại Newark Liberty sau khi trở về từ Sierra Leone. Cô đã tham gia vào hoạt động y tế từ thiện với nhóm Bác sĩ không biên giới ở quốc gia này.
"Tôi nghĩ rằng nhiều đồng nghiệp của tôi khi trở về Mỹ sẽ phải đối mặt với thử thách tương tự. Cách đối xử sẽ khiến họ cảm thấy mình giống như một tội phạm hay tù nhân", Hickox viết trong một bài báo được công bố hôm qua bởi The Dallas Morning
"Tôi sợ rằng, giống như tôi, họ sẽ trở về và phải chứng kiến biện pháp cách ly hỗn loạn, hãi hùng và đáng sợ nhất từng có", cô viết.
Udi Ofer, giám đốc điều hành Hiệp hội Tự do Dân sự Mỹ tại New Jersey nhận định rằng lời chỉ trích của nữ y tá có thể làm "dấy lên nỗi lo ngại về việc nhà nước lạm dụng quyền hạn khi bắt buộc những người không có triệu chứng Ebola phải cách ly".
Quy định mới của Mỹ được áp dụng sau khi bệnh nhân Ebola đầu tiên tại New York, bác sĩ Craig Spencer bị phát hiện nhiễm Ebola hôm 23/10, chỉ vài ngày sau khi anh trở về từ Guinea. Spencer cũng tham gia điều trị bệnh nhân Ebola cùng nhóm Bác sĩ không biên giới tại quốc gia Tây Phi này.
Phương Vũ
Theo VNE
Mỹ áp dụng lệnh cách ly để kiểm soát Ebola Hai bang của Mỹ hôm qua ra lệnh cách ly đối với nhân viên y tế và những hành khách hàng không từng tiếp xúc với các nạn nhân bị nhiễm virus Ebola. Bệnh viện Trung tâm Bellevue, nơi đang được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên của New York. Ảnh: New York Times Cảnh giác trước...