Mỹ bỏ xa Nga về số lượng máy bay sản xuất mới
Trong khi việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đang ảnh hưởng mạnh tới Không quân Nga thì tình trạng ngược lại đang đến với Không lực Hoa Kỳ.
Bộ Quốc phòng Nga vào đầu năm 2019 đã cho biết, số lượng tiêm kích chế tạo mới mà Không quân Nga nhận trong năm 2018 đã quay về mức năm 2013 với 14 Su-30SM, 10 Su-35S và 12 Su-34, tổng số chỉ là 36 chiếc.
Nếu miễn cưỡng cho rằng máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 cũng nên xếp vào danh sách này vì ít nhiều nó cũng đảm nhiệm được vai trò của chiến đấu cơ thì cũng chỉ thêm được 14 chiếc nữa.
Cần lưu ý là bản thống kê này không tính đến các loại máy bay vận tải hay phi cơ chức năng đặc biệt như chỉ huy cảnh báo sớm trên không hay trinh sát điện tử. Mặc dù vậy cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự khó khăn của nền kinh tế thông qua việc cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng đã gây gánh nặng lên Không quân Nga.
Tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ cất cánh từ tàu đổ bộ tấn công
Dự báo trong năm 2019 tình trạng trên vẫn chưa được cải thiện đối với Không quân Nga, họ vẫn phải chịu cảnh ngân sách quốc phòng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, khiến cho số lượng máy bay vào biên chế khó lòng cải thiện.
Ở chiều ngược lại, Không lực Hoa Kỳ với tiềm lực tài chính vô cùng hùng hậu đã được giải ngân khoản tiền đề chế tạo mới 56 tiêm kích F-35A, 22 chiếc F-35B, 15 chiếc F-35C và 22 chiếc F/A-18E/F, tổng số lên tới 117 chiếc.
Video đang HOT
Sang năm tài khóa 2020, con số này vẫn ở mức gần như tương đương với 48 tiêm kích F-35A, 10 chiếc F-35B, 20 chiếc F-35C, 24 chiếc F/A-18E/F, và đặc biệt là có thêm 8 máy bay chiến đấu F-15EX, tổng số lên tới 110 chiếc, bỏ xa Nga.
Thống kê số lượng máy bay Mỹ đã được giải ngân tiền để sản xuất trong 2 năm 2019 và 2020
Không quân Nga kỳ vọng trong năm 2019 họ sẽ nhận được tiêm kích tàng hình Su-57 đầu tiên để tiến hành các bài kiểm tra đánh giá quy mô hơn, sau đó quyết định xem có nên nhân rộng ra hay không khi chúng vẫn đang bay bằng động cơ AL-41F1S, trường hợp thuận lợi thì sang năm 2020 Nga sẽ có tổng cộng 15 chiếc Su-57.
Sự chênh lệch rõ ràng là rất lớn khi tại thời điểm đó, tính riêng 2 năm 2019 và 2020 Mỹ dự kiến sẽ nhận vào biên chế tới 171 tiêm kích F-35 các phiên bản, chưa kể số đã sản xuất trong các năm trước cùng với 187 chiếc F-22 Raptor.
Rõ ràng với tình hình như trên, Không quân Nga chưa thể đủ sức thách thức ưu thế tuyệt đội của Mỹ, thậm chí họ càng đang bị Trung Quốc bỏ lại phía sau khi tốc độ nhận máy bay mới của PLAAF chẳng kém gì Mỹ cả về chất lẫn lượng.
Theo Datviet
Mỹ tập trung vào "mối đe dọa" Trung Quốc
Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chi 25 tỉ USD để phát triển vũ khí hạt nhân nhằm duy trì lợi thế trước Trung Quốc
Đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2020 của Mỹ đang được định hình bởi các mối đe dọa an ninh quốc gia mà quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan vừa tóm gọn trong "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc".
Mỹ hiện vẫn tham gia các cuộc chiến chống phần tử Hồi giáo cực đoan và xem Nga là mối quan ngại lớn. Tuy nhiên, ông Shanahan muốn quân đội Mỹ tập trung nhiều hơn vào điều mà ông xem là vấn đề an ninh cấp bách đến từ sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc. Hãng tin AP cho biết đó là chủ đề được quan chức này nói đến khi ông Shanahan trình bày đề xuất ngân sách quốc phòng mới trước Ủy ban Quân lực Thượng viện hôm 14-3.
"Trung Quốc đang tích cực hiện đại hóa quân đội, đánh cắp khoa học và công nghệ có hệ thống và tìm kiếm lợi thế quân sự thông qua chiến lược hợp nhất quân sự - dân sự" - quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bày tỏ. Khi còn làm Thứ trưởng Quốc phòng, ông Shanahan và Bộ trưởng Quốc phòng khi đó, ông Jim Mattis, đã soạn thảo chiến lược quốc phòng quốc gia, theo đó đặt Trung Quốc ở đầu danh sách những vấn đề nước Mỹ đang đối mặt.
Đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2020 của Lầu Năm Góc ước tính khoảng 718 tỉ USD, một phần được thiết kế để đối phó Trung Quốc. Chẳng hạn, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chi 25 tỉ USD để phát triển vũ khí hạt nhân nhằm duy trì lợi thế trước Trung Quốc. Theo ông Shanahan, Bắc Kinh đang phát triển máy bay ném bom tầm xa có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 3 sở hữu vũ khí hạt nhân trên không, trên biển và trên bộ, sau Mỹ và Nga.
Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc tập trận hồi năm 2018 Ảnh: Reuters
Ngoài ra, ông Shanahan còn chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông, đánh cắp công nghệ của Mỹ và đồng minh, cũng như có những bước đi nhằm có thể phát động cuộc chiến trên không gian. Đó là lý do Mỹ đang chi hàng tỉ USD để phát triển công nghệ và vũ khí cho không gian, trong đó có các biện pháp ngăn vệ tinh trở thành mục tiêu tấn công tiềm tàng của Trung Quốc. Washington cũng chạy đua phát triển tên lửa siêu thanh để tránh bị tụt lại phía sau so với Bắc Kinh và cả Moscow.
Bà Bonnie S. Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận định Washington đang thiếu những chiến lược hiệu quả để cạnh tranh với Bắc Kinh trên quy mô rộng lớn. Tuy nhiên, một số nhà phân tích quốc phòng lại cho rằng ông Shanahan và Lầu Năm Góc đã thổi phồng mối đe dọa của Trung Quốc. Ông Christopher Preble, chuyên gia tại Viện Cato (Mỹ), nhấn mạnh câu hỏi cần đặt ra là hành vi của Trung Quốc đang đe dọa những gì.
Dù vậy, theo South China Morning Post, Mỹ có lý do để lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc bởi quốc gia đông dân nhất thế giới này đang tăng cường nỗ lực chế tạo vũ khí mới để thách thức sự thống trị của Washington. Vào tháng rồi, Tân Hoa Xã đưa tin Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển thông qua việc tuyển mộ 248 chuyên gia công nghệ cao và tập trung vào những lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, quốc phòng và những công nghệ có thể ứng dụng trong cả quân sự lẫn dân sự.
Một số quan chức Trung Quốc cho biết nỗ lực trên phù hợp với chiến lược hiện đại hóa quân đội và cải thiện sự sẵn sàng chiến đấu. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2019 đạt mức 1.180 tỉ nhân dân tệ (176 tỉ USD), tăng 7,5% so với năm ngoái. Trong số này, ngân sách cho khoa học và công nghệ tăng 13,4% lên mức 354,31 tỉ nhân dân tệ.
Đàm phán thương mại chậm về đích
Một cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nước có thể bị trì hoãn sau khi hai bên được cho là không thể hoàn tất thỏa thuận vào tháng 4 tới. Báo South China Morning Post hôm 16-3 dẫn nguồn tin tiết lộ hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung có thể gặp nhau vào tháng 6, thay vì kế hoạch tổ chức cuộc gặp tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (ở bang Florida) của ông Trump vào cuối tháng 3. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad sau đó thông báo cuộc gặp đã bị trì hoãn vì thỏa thuận vẫn đang được bàn thảo.
Theo một nguồn tin, Washington đang thúc giục Bắc Kinh giải quyết một số vấn đề còn vướng mắc lâu nay, như cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ và cạnh tranh không lành mạnh. Riêng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer thúc đẩy cơ chế thực thi để bảo đảm Bắc Kinh tuân thủ bất kỳ cam kết nào đưa ra. Đáp lại, Trung Quốc lập luận rằng việc thực thi phải diễn ra "hai chiều và công bằng".
Vì thế, trong nội bộ Nhà Trắng đang tranh cãi về tầm quan trọng của việc đòi hỏi một cơ chế thực thi như thế. Có ý kiến cho rằng Washington chỉ nên tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh là đủ để tuyên bố thành công.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra ngoài vấn đề thương mại và ảnh hưởng đến cả các lĩnh vực như công nghệ và an ninh. Một cuộc gặp giữa hai ông Trump và Tập ở Argentina hồi tháng 12-2018 dẫn đến thỏa thuận đình chiến trong lúc hai bên tìm kiếm giải pháp cuối cùng.
Theo Nguoilaodong
Thách thức phủ bóng kỳ họp quốc hội Trung Quốc Hôm nay (5.3) khai mạc kỳ họp thường niên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (quốc hội) Trung Quốc với sự tham gia của gần 3.000 đại biểu. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc REUTERS Trong phiên họp kéo dài 2 tuần, các đại biểu sẽ bàn thảo thông qua ngân...