Mỹ bí mật giảm tốc độ huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16
Trước công chúng, Tổng thống Mỹ Joe Biden thường nói về sự hỗ trợ toàn diện cho Ukraine, nhưng sau hậu trường, ông lại giảm tốc độ hỗ trợ.
Kiev tuyên bố Mỹ “cố tình” trì hoãn việc huấn luyện phi công F-16 của Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình huấn luyện phi công Ukraine sử dụng F-16 cho thấy Nhà Trắng đang bí mật giảm tốc độ đào tạo, theo Kyiv Post của Ukraine ngày 24/6.
Dẫn nguồn tin Chính phủ Mỹ “có uy tín”, Kyiv Post khẳng định Ukraine có 30 phi công đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình huấn luyện F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua nỗ lực chung của Mỹ và châu Âu, trong tương lai gần họ sẽ chỉ đào tạo 15-20 phi công Ukraine cho loại máy bay này, bất chấp thực tế là có khoảng 60 máy bay F-16 cung cấp Kiev trong tương lai gần.
Lầu Năm Góc tuyên bố rằng họ không thể nhanh chóng đào tạo nhiều phi công Ukraine, với lý do là thiếu địa điểm đào tạo – tất cả các cơ sở đều đã đủ học viên. Theo Kyiv Post, Mỹ không thể không biết đến tình trạng này khi đồng ý cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
“Có lẽ tốc độ huấn luyện phi công không phù hợp này là lý do khiến Tổng thống Ukraine Zelensky công bố thương vụ mua máy bay chiến đấu của Pháp. Tổng thống Pháp Macron có kế hoạch cung cấp Mirage 2000 đi kèm với đào tạo phi công và nhân viên kỹ thuật trong sáu tháng”. Kyiv Post lưu ý.
Nguồn tin trên nhấn mạnh rằng tuyên bố của chính quyền Biden về F-16 dành cho Ukraine không tương ứng với hành động của chính họ, thông qua một số dấu hiệu như:
Video đang HOT
Trước đây Nhà Trắng từng từ chối chuyển giao F-16 cho Ukraine và chỉ cho phép chuyển giao khi Hà Lan và Đan Mạch hành động trước.
Mỹ cũng không cung cấp một máy bay F-16 nào của họ, mặc dù Lầu Năm Góc có hơn 300 chiếc máy bay loại này được bảo quản trong điều kiện tốt.
Ngoài ra, chính Tổng thống Biden đã đề xuất và sau đó trì hoãn chương trình huấn luyện F-16 cho phi công Ukraine.
Một quan chức Ukraine xác nhận rằng quyết định chính trị của Mỹ đang gây tổn hại cho các hoạt động Ukraine do tốc độ huấn luyện phi công F-16 chậm.
Oleksandra Ustinova, người đứng đầu ủy ban đặc biệt về vũ khí và đạn dược của quốc hội Ukraine, cho rằng Mỹ đang “cố tình trì hoãn” việc đào tạo phi công Ukraine trên máy bay F-16, đó là lý do tại sao nước này sẽ không có đủ phi công được huấn luyện vào cuối năm nay, tờ Times đưa tin.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng khẳng định các phi công Ukraine đang gặp khó khăn với kỹ năng tiếng Anh và chương trình bay, đồng thời cho biết “tiến độ huấn luyện trên F-16 khá kém”.
Lệ thuộc UAV để chống Nga, Ukraine khó thay đổi tình thế?
Ukraine đang tận dụng máy bay không người lái (UAV) để bù đắp cho tình trạng thiếu đạn pháo và làm suy yếu khả năng quân sự của Nga, nhưng giới chuyên gia cảnh báo UAV không thể làm thay đổi cán cân sức mạnh.
Chuyên gia Ulrike Franke tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) mới đây đánh giá Ukraine đang sử dụng UAV "ở quy mô không thể tưởng tượng được", với con số có thể lên tới "hàng chục, hàng trăm ngàn chiếc trên chiến trường", theo AFP ngày 18.3.
Các quan chức Ukraine ước tính cần khoảng 100.000-120.000 chiếc UAV mỗi tháng. Nhiều bên ủng hộ Ukraine đang cố gắng củng cố nguồn dự trữ UAV của Ukraine. Chẳng hạn, Anh chuẩn bị cung cấp hơn 10.000 chiếc UAV, trong đó có 1.000 chiếc được gọi là máy bay không người lái FPV.
Máy bay không người lái FPV cho phép người điều khiển nhìn thấy hình ảnh trực tiếp trên mặt đất như thể họ đang ở trên máy bay và có thể xác định vị trí các đơn vị của kẻ thù và nếu được trang bị chất nổ, nó có thể tấn công trong phạm vi vài km. AFP dẫn một nguồn tin quân sự Pháp cho hay máy bay không người lái FPV của Ukraine hiện chịu trách nhiệm từ 65- 85% việc phá hủy các vị trí của lực lượng Nga.
Phi công mang máy bay không người lái trên sân tập ở tỉnh Kyiv của Ukraine ngày 23.2. Ảnh Reuters
Trong khi đó, Ukraine cần 200.000-250.000 quả đạn pháo mỗi tháng cho một cuộc tấn công lớn hoặc 75.000- 90.000 quả để duy trì cuộc chiến phòng thủ, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến lược (IISS, Anh).
IISS cho rằng Ukraine không có đủ đạn dược để tiến hành một cuộc tấn công lớn vào năm tới, nên "Ukraine có thể giảm nhu cầu về đạn pháo bằng cách tăng đáng kể việc sản xuất máy bay không người lái tấn công".
Chuyên gia Mykola Bielieskov của Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ) cũng nhất trí rằng UAV "có khả năng tái tạo nhiều chức năng của pháo và tên lửa với chi phí thấp". Một chiếc UAV thương mại nhỏ có giá chỉ vài trăm euro, trong khi một tên lửa chống tăng đơn giản, đạn pháo hoặc đạn được điều khiển từ xa có giá vài ngàn euro, theo AFP.
Nhưng chuyên gia Franke cảnh báo: "Họ sử dụng máy bay không người lái vì họ có thể sản xuất hoặc mua chúng, nhưng điều đó không lý tưởng".
"Ngay cả số lượng lớn máy bay không người lái cũng không thể sánh được với hỏa lực của pháo binh", chuyên gia Stacie Pettyjohn nhất trí trong một nghiên cứu của tổ chức nghiên cứu an ninh Mỹ CNAS.
Trước đó, vào tháng 9.2023, tờ The New York Times đưa tin chưa đến 1/3 số cuộc tấn công bằng UAV đánh trúng mục tiêu vì UAV có thể dễ dàng bị gây nhiễu hoặc gián đoạn bởi các biện pháp đối phó điện tử.
Nga cũng phụ thuộc rất nhiều vào UAV cảm tử FPV để ngăn chặn cuộc phản công của Ukraine vào mùa hè năm ngoái, theo AFP.
Dù UAV mang lại những khả năng mới, nhưng cuối cùng lại gây khó khăn hơn cho việc "tập trung lực lượng, đạt được sự bất ngờ và tiến hành các hoạt động tấn công" nên chúng sẽ không tạo ra "sự thay đổi thực sự mang tính đột phá", theo chuyên gia Pettyjohn.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine cũng như Nga đối với những nhận định như trên.
Tiêm kích bom Su-34 Nga rơi vì lỗi kĩ thuật Quân đội Nga xác nhận một tiêm kích bom Su-34 gặp nạn ở vùng núi Bắc Ossetia do lỗi kĩ thuật, khiến các phi công điều khiển thiệt mạng. Tiêm kích bom Su-34 của Nga. Ảnh: GettyImages Thông tấn Nga RiaNovosti hôm nay (11/6) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận "một máy bay quân sự Su-34 của không quân...