Mỹ bị cáo buộc không kích nhầm làm 52 dân thường thiệt mạng tại Syria
Một tổ chức giám sát nhân quyền cho hay cuộc không kích nhằm vào phiến quân IS của liên quân do Mỹ dẫn đầu trong ngày 1/5 đã làm ít nhất 52 dân thường ở miền bắc Syria thiệt mạng. Tuy nhiên, Mỹ nói chưa thể xác nhận thông tin này và sẽ xem xét kỹ lưỡng.
Hình ảnh tại tỉnh Aleppo, Syria sau một trận không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu. (Ảnh: AFP)
Hãng tin AFP dẫn lời Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), cho biết 52 dân thường tại làng Birmahle ở tỉnh Aleppo, miền bắc Syria đã thiệt mạng trong đợt không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến hành vào sáng sớm 1/5.
Tổ chức này cho hay trong số các nạn nhân có 7 trẻ em Syria, đồng thời dự đoán con số thương vong sẽ tiếp tục tăng lên do hiện còn 13 người mắc kẹt dưới đống đổ nát sau trận không kích.
Ông Rahman nói: “Không một tay súng IS nào bị tiêu diệt trong trận không kích vào làng Birmahle”.
Phản hồi lại thông tin trên, Đại tá Patrick Ryder, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ (Centcom) phát biểu rằng: “Chúng tôi nghiêm túc tiếp nhận toàn bộ cáo buộc và sẽ xem xét kỹ hơn nữa”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Ryder khẳng định “hiện chưa có thông tin nào cho thấy cuộc không kích do liên quân thực hiện làm dân thường thiệt mạng”.
Kể từ khi bắt đầu cuộc không kích nhằm vào IS ở Syria từ tháng 9/2014 đến trước ngày 1/5, liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu bị cáo buộc đã làm 66 dân thường thiệt mạng.
Theo con số của tổ chức SOHR đưa ra, chiến dịch không kích đã tiêu diệt ít nhất 1.922 phiến quân IS, nhưng tổng số người chết do không kích cũng đã lên tới hơn 2.000 người.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AFP
Philippines thách Trung Quốc trưng bằng chứng về Biển Đông
Giới chức quân đội Philippines đã chính thức thách đố Trung Quốc đưa ra các bằng chứng để chứng minh rằng Philippines và một số nước trong khu vực đã có hoạt động bồi đắp đảo ở Biển Đông theo như cáo buộc mới đây của Bắc Kinh.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines thách thức Trung Quốc trưng bằng chứng về việc Manila tiến hành xây dựng đảo ở Biển Đông (Ảnh:Globalnation)
Người đưa ra lời thách thức trên là Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Gregorio Pio Catapang Jr.
"Nếu Trung Quốc có thể đưa ra bằng chứng cho thấy chúng tôi đang xây dựng thì họ cứ việc", Tướng Gregorio thách đố.
Trước đó, hôm 29/4, Trung Quốc cáo buộc các nước trong khu vực, trong đó có Philippines, tiến hành công tác bồi đắp và xây dựng ở Biển Đông.
Đây là động thái thâm hiểm mới của Bắc Kinh nhằm tìm cách xoay chuyển tình thế sau một thời gian dài bị cộng đồng khu vực và quốc tế lên án về hành vi cải tạo các bãi đá chìm thành chuỗi đảo nhân tạo phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông.
"Trong một thời gian dài, Philippines, Việt Nam và các nước khác đã tiến hành hoạt động bồi đắp trên các đảo của Trung Quốc mà họ đang chiếm đóng trái phép, xây dựng các sân bay và cơ sở hạ tầng cố định, thậm chí còn triển khai tên lửa và các khí tài quân sự khác", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố một cách phi lý tại cuộc họp báo thường ngày.
"Philippines đang xây dựng một sân bay và mở rộng một cầu tàu trên đảo Thị Tứ (Thitu), trong khi trên đảo Vĩnh Viễn (Nanshan), đảo Bình Nguyên (Flat) và các đảo khác họ xây dựng cái gọi là các cơ sở du lịch", ông Hồng Lỗi viện dẫn.
Ngay lập tức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines đã bỏ sự vu cáo trắng trợn và vô căn cứ của Trung Quốc, đồng thời khẳng định mọi khu vực do Manila kiểm soát trên Biển Đông vẫn được giữ nguyên trạng.
"Chúng tôi không làm gì ở các khu vực đang kiểm soát. Chúng tôi chỉ bảo vệ những khu vực đó", Tướng Gregorio khẳng định.
"Lẽ ra (chúng tôi) có thể dễ dàng xây đường băng nhưng chúng tôi chờ phán quyết của Tòa án quốc tế về Luật biển trước khi đưa ra quyết định", người đứng đầu quân đội Philippines làm rõ thêm quan điểm.
Phó Đô đốc Hải quân Philippines Alexander Lopez cho rằng những lời tố cáo vô căn cứ của Trung Quốc không nằm ngoài mục đích hạ thấp uy tín của Philippines, nước hiện đang theo đuổi vụ kiện chống Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông, hòng làm cho vụ kiện yếu đi và ít gây áp lực cho Bắc Kinh.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra cáo buộc đối với các nước trong khu vực về hoạt động xây dựng ở Biển Đông.
Thế nhưng, khi đưa ra những cáo buộc này thông qua tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Trung Quốc đã cố tình lờ đi, hay nói chính xác hơn là lấp liếm, các hoạt động cải tạo và xây dựng đầy mưu đồ của mình ở Biển Đông.
Thậm chí, Trung Quốc còn công khai nói rằng các công trình kiến trúc mới sẽ được sử dụng cho công tác phòng thủ quân sự và hoạt động dân sự, điều vốn dĩ sẽ chẳng có gì đảm bảo nếu như đối chiếu với cách hành xử "nói một đằng, làm một nẻo" xưa nay của Bắc Kinh.
Vũ Anh
Theo Dantri
Thủ tướng Nepal cảnh báo 10.000 người có thể đã chết vì động đất Một báo cáo của Liên Hợp Quốc ngày 28/4 cho biết, cuộc sống của khoảng 8 triệu người tại Nepal đã bị ảnh hưởng bởi động đất, và 1,4 triệu người trong số này cần cứu trợ thực phẩm, giữa lúc Thủ tướng nước này nhận định 10.000 người có thể đã chết. Bản báo cáo được Văn phòng điều phối cư trú...