Mỹ bất an khi Trung Quốc xây thêm 110 hầm chứa tên lửa
Lầu Năm Góc và các nghị sĩ đảng Cộng hòa đều bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc phát triển lực lượng hạt nhân sau khi có thông tin Bắc Kinh đang xây thêm 110 hầm chứa tên lửa.
Ảnh vệ tinh được cho là chụp hầm chứa tên lửa đang được xây dựng ở Trung Quốc (Ảnh: Planet Labs).
Reuters dẫn báo cáo của Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ (AFS) ngày 26/7 cho biết, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng thêm 110 hầm chứa tên lửa mới gần Hami ở phía đông của vùng Tân Cương.
Thông tin trên được tiết lộ vài tuần sau khi có tin Trung Quốc đang xây dựng khoảng 120 hầm chứa tên lửa ở vùng sa mạc gần Ngọc Môn, tỉnh Cam Túc.
“Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng, công chúng phát hiện ra những gì chúng tôi vẫn thường nói về mối đe dọa ngày càng tăng mà thế giới phải đối mặt và bức màn bí mật bao quanh nó”, Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cho biết trong một bài viết trên mạng xã hội Twitter, đính kèm báo cáo AFS.
Đầu tháng 7, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng lực lượng hạt nhân là động thái đáng lo ngại. Washington cho rằng có vẻ như Bắc Kinh đang đi chệch hướng khỏi chiến lược hạt nhân dựa trên sự răn đe tối thiểu mà nước này đã theo đuổi suốt hàng thập niên.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc cam kết tiếp tục thực hiện “các biện pháp thiết thực để giảm nguy cơ chạy đua vũ trang gây mất ổn định”.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Turner, thành viên cấp cao của Tiểu ban các lực lượng chiến lược thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết quá trình xây dựng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc là “chưa từng có tiền lệ”, đồng thời cho rằng việc triển khai vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhằm “đe dọa Mỹ và các đồng minh”.
Nghị sĩ Turner cho rằng tất cả các quốc gia “có trách nhiệm” cần “lo ngại và lên án” việc Trung Quốc từ chối tham gia đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Theo Mike Rogers, một thành viên khác của đảng Cộng hòa và là thành viên cấp cao của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, Washington cần nhanh chóng hiện đại hóa khả năng răn đe hạt nhân trước động thái của Trung Quốc.
Theo một báo cáo quốc hội năm 2020, Lầu Năm Góc ước tính Trung Quốc có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân. Báo cáo cũng nói rằng, trong thập niên tới, kho đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể sẽ tăng ít nhất hai lần khi Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho biết Mỹ có khoảng 3.800 đầu đạn và theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, 1.357 trong số đó đã được triển khai tính đến ngày 1/3.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tham gia đàm phán 3 bên cùng với Mỹ và Nga để tiến tới một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị này với lý do kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc quá nhỏ so với Nga và Mỹ, nhưng sẵn sàng đối thoại song phương về an ninh chiến lược trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden ưu tiên vấn đề ổn định chiến lược khi họp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin và điều này cũng áp dụng trong chính sách với một quốc gia hạt nhân khác chính là Trung Quốc.
Kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Á chạy đua phát triển hỏa lực
Các chuyên gia cảnh báo, châu Á có thể rơi vào một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm khi nhiều nước ra sức tăng cường kho tên lửa tầm xa.
Các tổ hợp tên lửa DF-26 của Trung Quốc tại một lễ diễu binh vào năm 2015 (Ảnh: Reuters).
Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa đa năng DF-26 có tầm xa lên đến 4.000 km. Mỹ cũng phát triển các vũ khí mới nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương. Cùng lúc đó, do lo ngại về Trung Quốc và không muốn phụ thuộc vào Mỹ, nhiều quốc gia trong khu vực châu Á đang ra sức mua sắm hoặc phát triển kho tên lửa của mình.
Giới quan chức quân sự, ngoại giao và các nhà phân tích cho rằng, trong thập niên này, châu Á sẽ sở hữu nhiều hơn các tên lửa có khả năng bay xa hơn, nhanh hơn, tinh vi hơn - một sự thay đổi rõ rệt và nguy hiểm hơn so với những năm gần đây.
"Cục diện tên lửa ở châu Á đang thay đổi và thay đổi rất nhanh", ông David Santoro, chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương, nhận định.
Những vũ khí đó ngày càng rẻ hơn, chính xác hơn. Khi một nước mua, các nước láng giềng không muốn tụt lại phía sau. Theo ông Santoro, tuy không chắc chắn về những tác động lâu dài nhưng các vũ khí mới có vai trò trong cân bằng căng thẳng và giúp duy trì hòa bình. "Việc tăng cường phát triển, tích trữ tên lửa nhiều khả năng sẽ càng làm gia tăng hoài nghi, kéo theo nguy cơ chạy đua vũ trang, làm gia tăng căng thẳng", chuyên gia Santoro nói.
Theo báo cáo chưa công bố, Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ dự định triển khai các hệ thống tên lửa tầm xa mới để tạo nên "một mạng lưới tấn công chính xác dọc chuỗi đảo thứ nhất", bao gồm một dải từ Nhật Bản xuống Đài Loan và các đảo nam Thái Bình Dương. Các hệ thống mới đó sẽ bao gồm các vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW), loại tên lửa có thể mang đầu đạn bay nhanh hơn tốc độ âm thanh để có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 2.800 km.
Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho biết, Mỹ chưa có quyết định cuối cùng về địa điểm đặt các vũ khí đó. Đến nay, hầu hết các đồng minh của Mỹ ở khu vực đều lưỡng lự tiếp nhận.
Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Nhật Bản, nơi có hơn 54.000 binh sĩ Mỹ đồn trú, có thể tiếp nhận một số tổ hợp tên lửa mới trên đảo Okinawa, nhưng Mỹ có thể sẽ phải rút các lực lượng khác.
Theo giới phân tích, việc các nước trong khu vực tiếp nhận các tổ hợp tên lửa của Mỹ có thể khiến Trung Quốc "nóng mặt". Do vậy, một số đồng minh của Mỹ đang tự phát triển kho tên lửa của mình. Australia mới đây thông báo sẽ dành 100 tỷ USD trong vòng 20 năm tới để phát triển các tên lửa tiên tiến. Nhật Bản cũng đã chi hàng triệu USD cho tên lửa tầm xa, phát triển phiên bản mới của tên lửa chống hạm đặt trên xe tải, với tầm xa ước tính 1.000 km.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc hiện sở hữu chương trình tên lửa đạn đạo nội địa mạnh mẽ nhất. Washington mới đây đã dỡ bỏ hạn chế đối với tầm xa tên lửa mà Hàn Quốc có thể phát triển.
"Khi năng lực tên lửa tầm xa của các đồng minh của Mỹ tăng lên, khả năng những nước đó tham gia khi khủng hoảng khu vực xảy ra cũng tăng", Zhao Tong, chuyên gia về an ninh chiến lược tại Bắc Kinh, nhận định.
Mỹ tăng tốc chế tạo "sát thủ" diệt tên lửa siêu vượt âm Nga - Trung Mỹ đang phát triển loại tên lửa đánh chặn thế hệ mới NGI với mục tiêu đặt ra là có thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm từ Nga và Trung Quốc. Mô phỏng cơ chế đánh chặn của tên lửa NGI bằng đồ họa máy tính (Ảnh: Lockheed Martin). Theo Eurasian Times , Lầu Năm Góc hiện đánh giá vũ khí...