Mỹ bác bỏ cáo cuộc NSA bí mật do thám dân Pháp
Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, ông James Clapper, nhấn mạnh các thông tin trên tờ báo Pháp Le Monde cho rằng tình báo Mỹ bí mật do thám dân Pháp là “không chính xác”.
Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, ông James Clapper – Ảnh: AFP
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), một cơ quan tình báo Mỹ, đã bí mật nghe lén các cuộc gọi, lưu lại các tin nhắn điện thoại của 70,3 triệu người dân ở Pháp trong thời gian từ 10.12.2012 đến 8.1.2013. Tờ Le Monde (Pháp) dẫn thông tin này từ các tài liệu mật của chính phủ Mỹ, được Edward Snowden, cựu nhân viên CIA, từng làm việc cho NSA, tiết lộ.
Ông Clapper ngày 23.10 cho rằng bài báo của Le Monde đưa ra thông tin “không chính xác và gây hiểu nhầm” về hoạt động tình báo Mỹ, theo BBC.
Cũng trong ngày 23.10, tờ Le Monde lại cáo buộc NSA bí mật do thám các nhà ngoại giao Pháp tại Mỹ và ở Liên Hiệp Quốc trong một chương trình do thám mang tên Genie.
Video đang HOT
Ông Clapper từ chối bàn thêm chi tiết về các hoạt động do thám của Mỹ, phớt lờ vụ do thám các nhà ngoại giao Pháp, nhưng khẳng định Mỹ áp dụng các biện pháp thu thập thông tin tình báo tương tự như tất cả các quốc gia trên thế giới.
Chính quyền Mexico sẽ điều tra các cáo buộc cho rằng Mỹ bí mật theo dõi email cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon và đương kim Tổng thống Enrique Pena Nieto.
Tại thủ đô Paris, trong buổi gặp gỡ Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 22.10, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius lên tiếng đề nghị Mỹ phải giải thích về cáo buộc NSA bí mật do thám dân Pháp.
Theo TNO
Bức hình công khai đầu tiên của Snowden ở Nga
Bức hình đầu tiên của Snowden chụp cùng các cựu nhân viên chính phủ Mỹ ở Nga vừa mới được công bố và xác nhận gần đây.
Bức hình công khai đầu tiên của cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden ở Nga đã được xác nhận khi anh này chụp ảnh với 4 cựu quan chức chính phủ Mỹ đến Nga để trao cho Snowden giải thưởng vì "tình đoàn kết trong cộng đồng tình báo".
Bức hình này xuất hiện chỉ vài giờ sau khi cha của Edward Snowden đặt chân xuống sân bay ở Moscow để gặp con trai mình, người chưa từng xuất hiện trước công chúng kể từ khi được Nga cho tị nạn tạm thời hồi tháng 8.
Những người Mỹ đến Nga lần này để trao giải thưởng cho Edward Snowden gồm có: Cựu nhân viên chính phủ Mỹ Coleen Rowley và Thomas Drake, cựu quan chức Bộ Tư pháp Mỹ Jesselyn Raddack và Ray McGovern, ngoài ra còn có phóng viên người Anh Sarah Harrison hoạt động cho tổ chức WikiLeaks.
Edward Snowden chụp ảnh cùng các cựu nhân viên chính phủ Mỹ tại Nga
Hiện Edward Snowden đang là đối tượng bị truy nã gắt gao ở Mỹ vì đã tiết lộ các tài liệu tình báo mật về chương trình do thám điện thoại và internet quy mô lớn của NSA. Anh được Nga cho tị nạn tạm thời trong thời hạn 1 năm sau khi bị mắc kẹt suốt 1 tháng trời tại khu quá cảnh sân bay Sheremetyevo ở Moscow vì hộ chiếu của anh bị phía Mỹ hủy bỏ.
Sau khi đến Nga, ông Lon Snowden, cha của Edward Snowden đã bày tỏ: "Tôi hy vọng rằng mình sẽ có cơ hội được gặp con trai. Tôi không chắc là con trai tôi sẽ quay về Mỹ." Luật sư Anatoly Kucherena của Edward Snowden cho biết các thành viên khác của gia đình Snowden đang có kế hoạch tới Moscow trong tương lai gần.
Ông Lon Snowden cũng đã cảm ơn Tổng thống Vladimir Putin và luật sư Kucherena vì "con trai tôi được an toàn và tự do." Ông nói rằng ông hiểu được tình thế của con trai mình không xuất hiện trước dư luận suốt thời gian qua là để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Tổng thống Putin, một cựu điệp viên KGB cho biết Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho Snowden tị nạn với điều kiện là anh này phải chấm dứt hoạt động tiết lộ tài liệu mật của Mỹ.
Trước đó, một số nguồn tin cho rằng Snowden đang bị các nhân viên cơ quan an ninh Nga FSB giam giữ và khai thác, tuy nhiên Nga đã bác bỏ thông tin này và cho rằng họ chưa hề tìm cách khai thác bất cứ bí mật nào của Snowden.
4 cựu nhân viên chính phủ Mỹ gặp gỡ Snowden ở Moscow cho biết anh này vẫn có tinh thần tốt và bác bỏ mọi thông tin cho rằng Snowden đang bị chính phủ Nga kiểm soát. 4 người này đã trao cho Snowden giải thưởng Sam Adams vì tình đoàn kết của cộng đồng tình báo.
Đây là giải thưởng được trao thường niên kể từ năm 2002, và người được nhận đầu tiên là Coleen Rowley, cựu nhân viên FBI đã truyên bố rằng cơ quan này đã không điều tra các thông tin cho biết các chiến binh Hồi giáo đang nhắm vào nước Mỹ ngay trước vụ khủng bố 11/9. Năm 2010, giải thưởng này được trao cho Wikileaks và Julian Assange.
Cô Jesselyn Radack, cựu nhân viên Bộ Tư pháp Mỹ cho biết: "Cậu ấy đã nói chuyện rất cởi mở về mọi thứ, trong đó có nhiều thông tin tôi sẽ không đưa ra ở đây, tuy nhiên nó không hề liên quan gì đến các cáo buộc về mánh khóe của chính phủ Nga hay bất cứ điều gì khác."
Cô Radack nói tiếp: "Cậu ấy vẫn là chính mình và được tự mình ra quyết định, được làm những gì cậu ấy muốn." Tuy nhiên cô và những người khác từ chối tiết lộ địa điểm tổ chức lễ trao giải này.
Theo Guardian
Nga: Tình hình Snowden đang rất nguy hiểm Mặc dù thỉnh thoảng vẫn thay đổi diện mạo để ra phố nhưng Snowden đang phải đối mặt với những nguy hiểm rất lớn từ các cơ quan tình báo Mỹ. Ông Anatoly Kucherena, luật sư của Edward Snowden Ngày 23/9, luật sư Anatoly Kucherena của cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden cho biết anh này...