Mỹ áp dụng lệnh cách ly để kiểm soát Ebola
Hai bang của Mỹ hôm qua ra lệnh cách ly đối với nhân viên y tế và những hành khách hàng không từng tiếp xúc với các nạn nhân bị nhiễm virus Ebola.
Bệnh viện Trung tâm Bellevue, nơi đang được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên của New York. Ảnh: New York Times
Cảnh giác trước trường hợp mới nhất bị nhiễm virus Ebola của một bác sĩ ở New York, thống đống hai bang New Jersey và New York hôm qua ra lệnh, cách ly 21 ngày đối với mọi nhân viên y tế và các hành khách đi máy bay từng tiếp xúc với những nạn nhân của dịch bệnh chết người đang hoành hành dữ dội tại Tây Phi.
Người đầu tiên phải thực thi lệnh này là một nhân viên chăm sóc sức khỏe mới trở về Mỹ hôm qua, sau chuyến công tác tới Tây Phi để điều trị cho các bệnh nhân mắc Ebola. Tối cùng ngày, người này lên cơn sốt và hiện tại được theo dõi và đánh giá, AP dẫn lời nhà chức trách New Jersey cho biết.
Động thái trên được thực hiện sau khi Craig Spencer, 33 tuổi, bác sĩ làm việc tại một tổ chức nhân đạo giúp đỡ các bệnh nhân nhiễm Ebola ở Guinea, trở về thành phố New York cách đây một tuần, lên cơn sốt và bị chẩn đoán nhiễm virus.
Video đang HOT
Nhiều người dân New York rất hoang mang khi biết rằng, sau khi trở về, Spencer vẫn sinh hoạt và tham gia các hoạt động bình thường như: đi tàu điện ngầm, bắt taxi, chơi bowling, uống cà phê và ăn tại nhà hàng, ở thành phố 8 triệu dân này.
Chris Christie, thống đốc bang New Jersey và Andrew Coumo, thống đốc bang New York, cho biết, các chi tiết của vụ việc dẫn họ đến kết luận rằng hai bang này cần có các biện pháp đề phòng nghiêm ngặt hơn. Vì thế, họ đề xuất cần giám sát chặt chẽ những người từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola.
“Tự nguyện cách ly gần như là một điều bất khả thi”, Reuters dẫn lời Coumo nói. “Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra… Bạn đi tàu điện ngầm. Bạn đi xe buýt. Bạn có thể lây nhiễm cho hàng trăm người khác”.
Trường hợp của bác sĩ Spencer là ca nhiễm Ebola thứ ba trên đất Mỹ sau khi nỗi lo sợ dịch bệnh này bùng phát vừa lắng dịu trong dân chúng. Hai nữ y tá Mỹ khác bị chẩn đoán nhiễm Ebola sau khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus là Nina Phạm và Amber Vinson.
Y tá Nina Phạm, sau khi trải qua nhiều xét nghiệm và bài kiểm tra khác nhau, hôm qua đã được tuyên bố hết bệnh và bước ra khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở thành phố Bethesda. Tổng thổng Mỹ Barack Obama đích thân gặp Nina Phạm và ôm cô trong phòng Bầu giục tại Nhà Trắng.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bác sĩ Mỹ ở New York dương tính với Ebola
Một bác sĩ người Mỹ vừa bị chẩn đoán là dương tính với virus Ebola sau khi trở về từ Tây Phi.
Bác sĩ Craig Spencer. Ảnh: ABC News
Craig Spencer, 33 tuổi, bác sĩ làm việc tại tổ chức nhân đạo tại Guinea hôm qua bị cách ly tại Bệnh viện Bellevue, New York, do nhiễm Ebola, New York Times cho biết.
Spencer làm việc cho tổ chức Bác sĩ Không biên giới tại Guinea, một trong ba nước Tây Phi có dịch Ebola lớn nhất. Anh này sẽ được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) kiểm tra thêm để xác nhận bệnh tình.
Sở Y tế New York trước đó cho biết đã theo dõi tất cả các mối liên hệ của Spencer để xem xét có ai bị lây nhiễm không. "Chúng tôi biết rằng có rất ít người tiếp xúc trực tiếp với anh ta. Các quy trình đều được tuân thủ", Thị trưởng New York Bill de Blasio nói.
Spencer không đến bệnh viện nơi anh ta làm việc khi trở về New York hay gặp gỡ các bệnh nhân, Viện Presbyterian New York thuộc Trung tâm Y tế của Đại học Columbia cho biết.
Spencer được miêu tả là một bác sĩ tận tâm và đầy trách nhiệm, luôn đặt bệnh nhân của mình lên trước. Anh được kiểm tra khi có dấu hiệu sốt và khó ở trong người.
Đây là ca nhiễm Ebola thứ ba trên đất Mỹ sau khi nỗi lo sợ dịch bệnh này bùng phát vừa lắng dịu trong dân chúng Mỹ. Hai nữ y tá Mỹ bị chẩn đoán nhiễm Ebola sau khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh Nina Phạm và Amber Vinson hôm qua được xác nhận là có tiến triển tốt dù họ vẫn phải nằm viện để theo dõi thêm. Việc hai nữ y tá dương tính với Ebola sau khi bệnh nhân của họ qua đời khiến dư luận Mỹ hoang mang và nguy cơ họ có thể lây nhiễm sang cho những người xung quanh.
Khánh Lynh
Theo VNE
Một nửa người dân Mỹ hiểu sai về Ebola Trong khi đại dịch Ebola đang gây căng thẳng tại Mỹ, kết quả thăm dò của chuyên gia Y tế người Mỹ Kaiser Family Foundation cho thấy một nửa số dân của nước này đang có hiểu lầm tai hại về căn bệnh chết người. Khảo sát mới nhất doKaiser Family Foundation thực hiện cho thấy 48% người dân Mỹ hiểu sai rằng...