Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014
Điện Kremlin hôm 13.5 bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thuộc Liên Hiệp Quốc cho rằng Nga có trách nhiệm trong vụ chuyến bay MH17 của Hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên không phận Ukraine năm 2014.
Một nhà điều tra Malaysia tại hiện trường vụ rơi chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines gần làng Hrabove (Grabovo) thuộc vùng Donetsk ngày 22.7.2014 . ẢNH: REUTERS
ICAO, trụ sở tại Montreal (Canada), quy trách nhiệm cho Nga trong vụ chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines rơi trên không phận Ukraine ngày 17.7.2014, khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, theo AFP ngày 14.5.
Úc và Hà Lan, hai nước bị tổn thất nhân mạng lớn nhất trong thảm kịch trên, kêu gọi Nga phải nhận trách nhiệm trong vụ máy bay rơi và bồi thường thiệt hại.
ICAO kết luận những yêu cầu cho Úc và Hà Lan đưa ra về chuyến bay MH17 “có cơ sở vững chắc về mặt thực tế và pháp lý”.
“Liên bang Nga đã không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế trong vụ rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines năm 2014″, theo tuyên bố của ICAO hôm 13.5.
Tuy nhiên, Điện Kremlin cùng ngày đã bác bỏ phán quyết trên. “Quan điểm của chúng tôi vô cùng rõ ràng. Nga không phải là nước tham gia vào cuộc điều tra sự cố này, nên chúng tôi không chấp nhận bất kỳ kết luận thiên vị nào”, TASS dẫn lời người phát ngôn Điện Kmrelin Dmitry Peskov.
Trên website, Bộ Ngoại giao Nga cũng ra thông cáo phản đối phán quyết của ICAO: “Nga không công nhận quyết định của hội đồng. Quyết định này không hợp pháp”.
Chính quyền Moscow cho rằng “bên phải chịu trách nhiệm chính” là chính quyền Kyiv, vốn vào thời điểm đó đang xảy ra xung đột với phe đòi ly khai ở Donbass. Nga cho hay những chiến dịch do phía Ukraine thực hiện khi ấy được triển khai dưới danh nghĩa chống khủng bố.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines cất cánh từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 17.7, và bị bắn rơi trên bầu trời miền đông Ukraine trong lúc giao tranh leo thang giữa phe ly khai và lực lượng Ukraine.
Trong số các nạn nhân, có 196 công dân Hà Lan và 38 công dân/thường trú nhân Úc.
Video đang HOT
Tháng 11.2022, các thẩm phán Hà Lan phán quyết vắng mặt đối với 2 người Nga và 1 người Ukraine về vai trò của họ trong vụ tấn công. Nga cũng bác bỏ phán quyết này.
Tuyên bố chấn động về vụ rơi máy bay MH370
Cựu sĩ quan hải quân Úc từng tham gia tìm kiếm MH370 tin rằng phi công đã cố tình cho máy bay rơi ở một địa điểm chưa từng được tìm kiếm trước đây.
Tìm kiếm sai chỗ?
Peter Waring, 41 tuổi, trở thành thành viên của nhóm tìm kiếm MH370 của hãng Malaysia Airlines sáu tháng sau khi chiếc máy bay biến mất khỏi radar cùng 239 người trên khoang vào ngày 8.3.2014.
Mặc dù nhiều cuộc tìm kiếm đã được tiến hành kể từ đó, tất cả đều tập trung vào một khu vực ở Nam Ấn Độ Dương nhưng chiếc máy bay mất tích vẫn chưa bao giờ được tìm thấy.
Sự biến mất của MH370 vẫn là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại và đến giờ chưa có lời giải.
MH370 biến mất khỏi radar cùng 239 người trên máy bay . Ảnh the sun
Báo cáo chính thức cho thấy chiếc máy bay đã thực hiện một cú quay đầu kịch tính chưa đầy một giờ sau chuyến bay theo kế hoạch của phi công Zaharie Ahmad Shah trước khi lao xuống Ấn Độ Dương, gần khu vực được gọi là Vòng cung thứ 7, theo The Sun .
Ông Waring, chuyên gia khảo sát và lập bản đồ đáy biển, đã được mời tham gia để giúp quét một khu vực tìm kiếm rộng 92 km x dài 644 km được xác định chính xác từ dữ liệu vệ tinh và mô phỏng chuyến bay.
Ông trở thành thành viên của Trung tâm Điều phối chung (JACC), một cơ quan chính phủ Úc được thành lập với sự tham gia của chính quyền Trung Quốc và Malaysia vào tháng 3.2014 để quản lý các nỗ lực xác định vị trí chiếc máy bay phản lực biến mất.
Cuộc tìm kiếm bao gồm nhiều giai đoạn, tìm kiếm bằng âm thanh để phát hiện bất kỳ tín hiệu nào từ đèn hiệu định vị dưới nước của máy bay, tìm kiếm bằng siêu âm dưới đáy biển và khảo sát độ sâu để lập bản đồ độ sâu của đáy biển.
Một khu vực đại dương được mệnh danh là "Broken Ridge" đã trở thành tâm điểm của cuộc tìm kiếm - nổi tiếng với địa hình dưới nước phức tạp.
Tàu tìm kiếm MH370 Fugro Equator trở về Australia sau 6 tháng lênh đênh trên biển . Ảnh news.com.au
Ông Waring tham gia cuộc tìm kiếm vào tháng 9.2014, dành 12 tháng điều phối từ Canberra và báo cáo lại cho các quan chức về các hoạt động tìm kiếm dưới đáy biển.
Các nhóm chuyên gia sonar trên ba con tàu Go Phoenix, Fugro Discovery và Fugro Equator đã kéo theo các cảm biến - quét đáy biển với hy vọng xác định được các mảnh vỡ.
Tuy nhiên, cựu sĩ quan hải quân Úc nói rằng họ nhanh chóng nhận ra đã tìm MH370 nhầm chỗ.
Ông nói với The Sun rằng, khu vực này đã được quét chính xác đến mức đội tìm kiếm không có khả năng bỏ sót xác máy bay dưới những con sóng.
Cuộc tìm kiếm sâu đến mức đội thậm chí còn phát hiện ra xác của hai vụ đắm tàu ở Victoria - nhưng không tìm thấy mảnh vỡ nào từ chuyến bay chở khách mất tích.
Mặc dù một số chuyên gia đưa ra giả thuyết chiếc máy bay đã bị rơi ở Vòng cung thứ 7, nhưng ông vẫn tin vào chuyên gia và phi công lái máy bay Boeing 777 Simon Hardy.
Dựa trên tính toán của mình, Hardy cho rằng Zaharie Ahmad Shah "tự sát" đã lái chiếc máy bay ra xa Ấn Độ Dương, xa hơn nhiều so với suy đoán trước đây.
Ông tin rằng Shah muốn giấu chiếc máy bay mãi mãi trong một rãnh có kiểm soát nhằm hạn chế các mảnh vỡ - bay hơn 80 km về phía tây nam của khu vực tìm kiếm trước đó.
Chiếc máy bay có thể đã rơi ở Geelvinck Fracture Zone, một rãnh sâu khoảng 805m và 11km dưới đáy biển và sẽ rất khó tìm thấy.
Kể từ khi máy bay mất tích, chính phủ Malaysia đã phải đối mặt với áp lực rất lớn từ gia đình nạn nhân trong việc tìm kiếm chiếc máy bay và chấm dứt cơn ác mộng kéo dài của họ . Ảnh news.com.au
Cuộc tìm kiếm tiếp tục
Trong những năm sau sự kiện bi thảm ngày 8.3, nhiều chuyên gia đã cố gắng xác định nơi an nghỉ cuối cùng của chiếc máy bay chở khách.
Sau cuộc tìm kiếm ban đầu trên Biển Đông, các nỗ lực cứu hộ chuyển sang địa điểm khác khi dữ liệu liên lạc và vệ tinh cho thấy chiếc máy bay có thể đã bị rơi ở Nam Ấn Độ Dương.
Từ ngày 18.3 đến 28.4, 19 tàu và 345 cuộc tìm kiếm do máy bay quân sự thực hiện đã tham gia vào cuộc cứu nạn trên diện tích 4,7 triệu km vuông.
Vào tháng 1.2017, cuộc tìm kiếm chính thức MH370 đã bị đình chỉ mà không có câu trả lời sau khi được chứng minh là một trong những hoạt động tìm kiếm tốn kém nhất trong lịch sử hàng không.
Báo cáo cuối cùng tiết lộ rằng cuộc tìm kiếm đã tiêu tốn tới 122 triệu bảng Anh (228 triệu USD). Vào tháng 1.2018, công ty tư nhân Ocean Infinity của Mỹ tiếp tục tìm kiếm tại khu vực rộng 25.000 km vuông trước khi mở rộng chu vi lên 111.000 km vuông, sử dụng 8 phương tiện tự hành dưới nước.
Hình ảnh mô phỏng MH370 lao xuống biển . Ảnh the sun
Đến tháng 6, hợp đồng với chính phủ Malaysia kết thúc và sứ mệnh tìm kiếm bất kỳ mảnh vỡ nào của MH370 đều không thành công.
Vào tháng 3.2022, Ocean Infinity cho biết họ cam kết tiếp tục tìm kiếm với tàu Armada mới và đang chờ chính phủ Malaysia phê duyệt. Công ty tuyên bố có bằng chứng mới mà họ tin rằng có thể giúp xác định vị trí máy bay mất tích dưới đáy biển.
Hồi tháng 9 vừa qua, phi công Patrick Blelly và chuyên gia hàng không vũ trụ Jean-Luc Marchand khẳng định một khu vực mới có thể tìm kiếm ra MH370 chỉ trong 10 ngày.
Vụ rơi máy bay MH17: Tòa án Hà Lan ấn định thời điểm công bố phán quyết Máy bay mang số hiệu MH17 trên đường từ Amsterdam (Hà Lan) đi Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị rơi do trúng tên lửa trên bầu trời miền Đông Ukraine ngày 17/7/2014, làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Ngày 15/8, tòa án Hà Lan phụ trách xét xử 4 nghi phạm trong vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thông tin mới về hoạt động bất thường của Iran tại cơ sở hạt nhân Fordow

Phản ứng của Nga khi Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Đông

Ông Trump đáp trả ý tưởng một số nước cung cấp vũ khí cho Iran

Iran tuyên bố không đầu hàng giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"

Hình ảnh hiếm hoi tiết lộ quy mô thiệt hại của pháo đài hạt nhân Iran

Cách Mỹ lên kế hoạch bí mật tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Iran bác thông tin ngừng bắn với Israel

Thủ tướng Campuchia ra biên giới, thủ tướng Thái Lan gặp thêm khó khăn

Israel tiếp tục tấn công thủ đô Tehran của Iran

EU cảnh báo 'đụng độ kinh tế thế kỷ' với Trung Quốc

Tấn công Iran: Canh bạc hiểm nguy và bước ngoặt chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump

Tổng Thư ký NATO chính thức công bố mức chi tiêu quốc phòng mới
Có thể bạn quan tâm

Điểm hẹn tài năng: Cặp thí sinh khiến Trúc Nhân phải tặng liền tay 2 điểm 10
Tv show
13:53:43 24/06/2025
Kịp thời cứu nạn một ngư dân bị đột quỵ tại Quần đảo Hoàng Sa
Tin nổi bật
13:46:27 24/06/2025
Vạch trần chiêu trò trốn thuế tinh vi của TikToker Vũ Hồng Phúc 'Cún Bông'
Pháp luật
13:42:31 24/06/2025
G-Dragon "xả source" tới tấp như ngầm xác nhận concert tháng 11 tại Hà Nội là thật!
Nhạc quốc tế
13:42:24 24/06/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 16: Bắc bị nói xấu vòi tiền công ty, Nam tức giận bênh vực
Phim việt
13:34:11 24/06/2025
Miu Lê và bạn trai nổi tiếng cuối cùng đã chịu công khai hẹn hò?
Sao việt
13:24:55 24/06/2025
Sự thật chàng trai lái Lamborghini đi tốt nghiệp Đại học ở Hà Nội hút 10 triệu view
Netizen
13:11:22 24/06/2025
Tôi mặc 20 món đồ suốt 4 mùa và học được cách tiêu tiền thông minh hơn nhờ tủ quần áo tối giản
Sáng tạo
12:09:39 24/06/2025
Phú Quốc lọt top 10 hòn đảo đẹp nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
Du lịch
11:35:30 24/06/2025
Váy cánh tiên nữ tính cho nàng yêu sự nhẹ nhàng
Thời trang
11:28:57 24/06/2025