Mỹ, Anh sắp tung đòn hủy diệt vào Syria?
Tờ Dailymail của Anh hôm nay (26/8) đưa tin, trong vài ngày nữa, Anh và Mỹ sẽ phát động những cuộc tấn công hủy diệt bằng tên lửa nhằm vào chính quyền Syria nhằm trả đũa cho việc chính quyền này đã dùng vũ khí hóa học giết hại dã man hàng loạt dân thường.
Ảnh minh họa
Mặc dù chưa thể kết luận liệu những lời cáo buộc về việc quân của Tổng thống Bashar al-Assad dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hồi tuần trước có chính xác hay không nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đã nhanh chóng bàn thảo kế hoạch tiến đánh Syria. Theo Dailymail, hai nhà lãnh đạo hàng đầu của Anh, Mỹ đã có cuộc điện đàm kéo dài 40 phút về kế hoạch trừng phạt Syria và chi tiết của kế hoạch này được cho là sẽ được hoàn thiện trong vòng 48 giờ tới.
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh đã đưa ra lời cảnh báo rất công khai và rõ ràng đối với Tổng thống Assad sau khi phe nổi dậy lên tiếng tố cáo quân đội Syria dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường, khiến 1.300 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em. Lời cáo buộc này chưa được kiểm chứng và ngay cả thông tin về con số người chết trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này cũng rất khác nhau, từ con số 100, 200, 300 và đến tận 1.300 người.
Nhiều nguồn tin báo chí hôm qua và hôm nay cho biết, giới chức quân sự Mỹ, Anh đang lên kế hoạch và liệt kê một danh sách các mục tiêu để thực hiện chiến dịch tấn công bằng tên lửa và bom điều khiển nhằm vào trung tâm của chính quyền Tổng thống Assad.
Lựa chọn được giới quan chức an ninh chủ chốt của hai nước trên là một hành động can thiệp quân sự hạn chế, sử dụng vũ khí từ xa để phá hủy sức mạnh tấn công bằng vũ khí hóa học của Syria cũng như phá vỡ cỗ máy quân sự của Tổng thống Assad.
Thông tin tình báo về các mục tiêu sẽ được cung cấp từ phi đội máy bay không người lái đang tuần tra bầu trời Syria cũng như từ các lực lượng đặc nhiệm trên mặt đất.
Giới phân tích quân sự tin rằng, một cuộc tấn công vào Syria sẽ chỉ kéo dài từ 24 đến 48 giờ đồng hồ và mục tiêu sẽ là những căn cứ, cơ sở then chốt của chính quyền Assad. Những mục tiêu đó là hệ thống phòng không hiện đại; các mạng lưới hầm chỉ huy và kiểm soát; các trung tâm thông tin, liên lạc, tòa nhà chính phủ, cùng với những căn cứ tên lửa và không quân Syria
Sức mạnh Không quân Syria đã tạo ra lợi thế lớn cho chính quyền trong các cuộc giao tranh, đụng độ với phe nổi dậy trong thời gian qua. Việc phương Tây có ý định tấn công, phá hủy hay làm suy yếu năng lực của Lực lượng Không quân sẽ khiến cán cân trên chiến trường Syria nghiêng về phe nổi dậy.
Lựa chọn quân sự khác là tiến hành không kích vào các đơn vị trong quân đội Syria chịu trách nhiệm phát động cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi tuần trước. Một số nguồn tin cho rằng, cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học thảm khốc hôm 21/8 vừa rồi là do Sư đoàn 155 thuộc Binh đoàn Thiết giáp của quân đội Syria thực hiện .
Video đang HOT
Tuy nhiên, Mỹ, Anh đang nghiêng về lựa chọn tấn công bằng tên lửa hơn là chiến dịch không kích bởi điều đó sẽ giúp hai nước này tránh được nguy hiểm từ các hệ thống phòng không tinh vi mà Syria có được từ Nga – một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Một nguồn tin từ Anh tiết lộ, các vũ khí hải quân trong khu vực có thể tham gia vào cuộc tấn công trả đũa Syria, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk được bắn đi từ tàu ngầm.
Những vũ khí nào sẽ được tung ra?
Các cuộc tấn công do Mỹ khởi xướng và dẫn đầu sẽ được phát động từ những chiếc tàu chiến, tàu ngầm đang tuần tra thường xuyên ở phía đông Địa Trung Hải hay vùng Vịnh Persian, hoặc có thể từ những chiếc máy bay chiến đấu có khả năng phóng tên lửa từ cách xa vài trăm km.
Hải quân Mỹ hiện đã triển khai tới 4 tàu khu trục ở phía đông Địa Trung Hải và những con tàu này đang tiến ngày càng sát Syria để sẵn sàng chờ lệnh tấn công. Những con tàu này được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk có thể bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách xa tới tận gần 2.000km. Trong cuộc chiến ở Libya , Mỹ và Anh từng bắn khoảng 124 quả tên lửa Tomahawk.
Lực lượng Không quân Mỹ cũng có thể cử máy bay ném bom tàng hình B-2 đến để san bằng các căn cứ quân sự của Syria . Đóng tại Missouri , những chiếc B-2 có thể thực hiện nhiệm vụ trên toàn thế giới mà chỉ cần một lần tiếp nhiên liệu. Vốn là loại máy bay đắt nhất thế giới với giá khoảng 600 triệu bảng Anh, B-2 gần như không bị các hệ thống radar phát hiện và nó có thể mang tới hơn 18 tấn bom.
Ngoài ra, Mỹ còn có các máy bay chiến đấu F-16 và những khẩu đội tên lửa hiện đại Patriot đặt tại Jordan – một nước láng giềng sát cạnh Syria .
Về phía Anh, Hải quân Hoàng gia nước này cũng có thể bắn tên lửa từ các tàu ngầm hạt nhân lớp Trafalgar. Đây là những con tàu thường xuyên hiện diện ở khu vực Trung Đông. Tàu ngầm lớp Trafalgar có thể mang một khối lượng lớn tên lửa siêu chính xác.
Ngoài ra, về mặt lý thuyết, những chiếc máy bay RAF Tornados được trang bị vũ khí hạng nặng có thể bay từ căn cứ RAF Marham ở Norfolk đến tấn công các mục tiêu ở Syria hoặc triển khai đến Cyprus để phát động các cuộc oanh tạc bằng bom từ đó. Mang theo tên lửa dẫn đường chính xác Storm Shadow, phi đội máy bay của Anh có thể phá hủy hệ thống phòng không của kẻ thù gồm các trạm radar, những khẩu đội tên lửa phòng không và cả nguồn tiếp tế. Tên lửa Storm Shadows có tầm bắn hơn 240km, cho phép máy bay có thể tấn công vào các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ của kẻ thù mà không cần phải tiếp cận quá gần với những hệ thống phòng không.
Mặc dù lực lượng của Mỹ và Anh có sức mạnh vượt trội nhưng điều đó không có nghĩa họ tránh được các nguy cơ. Nếu phát động chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria, Anh và Mỹ phải đối mặt với những mối nguy cơ rất lớn bởi Tổng thống Assad đã xây dựng cho mình một lực lượng phòng không đáng sợ với những vũ khí thiện chiến được cung cấp từ Nga. Lực lượng phòng không Syria có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu của Anh, Mỹ, gây nguy hiểm cho sinh mạng của phi công.
Chiến dịch của Anh, Mỹ còn có thể gây nguy hiểm cho dân thường Syria . Ngoài ra, nếu tấn công vào các nhà máy vũ khí hóa học của Syria khiến chúng không được bảo vệ thì nguy cơ những vũ khí chết người này rơi vào tay khủng bố là rất lớn. Những vũ khí đó sau này có thể được dùng để phát động những cuộc tấn công kinh hoàng vào phương Tây.
Theo_VnMedia
Quân Assad dùng vũ khí hủy diệt giết 1.300 người?
Phe nổi dậy Syria cáo buộc lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad hôm 21/8 đã giết chết hàng trăm người, cụ thể trong một báo cáo đưa ra con số lên tới 1.300 người, bằng khí độc. Nếu thông tin này được xác nhận là chính xác thì đây sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khủng khiếp nhất trên thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây.
Đây được cho là hình ảnh kinh hoàng về những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày hôm nay.
Các nước trong khu vực cũng như ở phương Tây, đồng loạt kêu gọi nhóm điều tra về vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc khẩn cấp cử người tới ngay hiện trường của một trong những vụ tấn công được coi là đẫm máu nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước Syria. Các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc đã có mặt ở thủ đô Damascus từ cách đây 3 ngày.
Theo những hình ảnh được cung cấp từ các tay máy tự do cho hãng tin Reuters, hàng chục thi thể trong đó có cả trẻ em nằm thành hàng dài dưới sàn của một bệnh viện, và người ta không hề thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của những người bị thương ở đây.
Hiện tại, giới phóng viên chưa thể xác nhận được nguyên nhân gây ra hàng loạt cái chết nói trên. Trong khi đó, chính phủ Syria phủ nhận việc họ đã dùng vũ khí hóa học.
Ông George Sabra - một trong những nhà đối lập hàng đầu với chính quyền của Tổng thống Assad, khẳng định, có tới 1.300 người chết khi cơn mưa khí độc trút xuống các khu vực ngoại ô phía đông của thủ đô Damascus.
"Đó là tội ác. Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng hôm nay là một bước ngoặt trong chiến dịch của chính quyền. Lần này, đó là sự hủy diệt chứ không còn là sự kinh hoàng", ông Sabra đã nói như vậy tại một cuộc họp báo ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một nhóm giám sát của phe nổi dậy dẫn con số từ những bệnh viên địa phương ở các khu vực ngoại ô thủ đô Damascus cung cấp cho biết, số người chết là khoảng 494, trong đó có tới 90% bị giết bởi khí độc, còn lại là thiệt mạng bởi vũ khí thông thường và bom. Liên minh Quốc gia Syria lại đưa ra con số 650 người chết.
Nếu nguyên nhân của một loạt cái chết trên được xác định đúng là do vũ khí hóa học, và mức độ của vụ hủy diệt được xác nhận là chính xác thì đó sẽ là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học khủng khiếp nhất, tàn độc nhất kể từ khi cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein giết chết hàng ngàn người Kurds bằng khí độc ở thành phố Halabja năm 1988.
Các nhà hoạt động ủng hộ phe nổi dậy cho biết, quân chính phủ đã bắn một loạt rocket có chứa chất độc hóa học vào các khu vực ngoại ô của thủ đô Damascus, gồm Ain Tarma, Zamalka và Jobar trong trận oanh tạc dữ dội lúc rạng sáng ngày hôm nay.
Một y tá làm việc tại một cơ sở y tế trong khu vực có tên là Bayan Baker cho biết, "nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Khi được đưa đến bệnh viện, đồng tử của các nạn nhân đều co lại, tứ chi lạnh và mồm sùi bọp mép. Các bác sĩ nói rằng, đó là những triệu chứng điển hình của người bị hít phải khí độc gây tê liệt thần kinh".
Phản ứng của cộng đồng quốc tế và chính phủ Syria
Nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc đang có mặt ở Syria để điều tra cáo buộc về việc cả quân đội lẫn phe nổi dậy nước này đều đã từng sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 28 tháng qua.
Khi nhận được thông tin mới nhất về vụ tấn công ngày hôm nay, nhà khoa học hàng đầu của Thụy Điển - ông Ake Sellstrom, cho biết, báo cáo về vụ việc trên cần phải được điều tra kỹ lưỡng, nhưng để làm được điều đó cần phải có lời yêu cầu từ một quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.
Pháp cho rằng, nhóm các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc cần phải cử người đến hiện trường vụ tấn công ngay lập tức để tiến hành điều tra. Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự. Trong khi đó, Anh cho biết, nước này rất quan ngại về thông tin hơn 1.300 người chết vì vũ khí hóa học và sẽ đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Anh cho rằng, vụ tấn công mới nhất nếu được xác nhận sẽ là "một sự leo thang gây sốc" trong cuộc nội chiến ở Syria .
Tuy nhiên, quân đội Syria đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận việc họ đã sử dụng vũ khí hóa học tại những khu vực nằm trong quyền kiểm soát của phe nổi dậy ở ngoại ô thủ đô Damascus . Chính quyền của ông Assad tuyên bố, những cáo buộc trên là một phần trong cuộc chiến tuyên truyền "bẩn" nhằm chống lại Syria .
Trong một tuyên bố được Bộ Tổng Chỉ huy Syria phát đi, quân đội nước này cho rằng, "những kênh thông tin mang sẵn định kiến tiếp tục cung cấp sai thông tin về vụ tấn công - điều mà họ thường xuyên làm như vậy. Họ đã đưa ra cáo buộc giả về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở vùng nông thôn xung quanh Damascus ".
Tuyên bố của chính quyền Syria khẳng định, những lời cáo buộc sai trái trên là một nỗ lực tuyệt vọng của phe nổi dậy nhằm che giấu thất bại liên tiếp của họ trên chiến trường trong thời gian qua. Những cáo buộc đó phản ánh "sự hoang tưởng, điên rồ và tuyệt vọng" của lực lượng đối lập.
Một sĩ quan của quân đội Syria cũng xuất hiện trên truyền hình quốc gia và tuyên bố, cáo buộc về việc họ sử dụng vũ khí hóa học là hoàn toàn sai sự thật.
Theo_VnMedia
Ấn Độ sắp chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên Ấn Độ sắp đưa vào chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên, điều được Thủ tướng Manmohan Singh gọi là "bước tiến vĩ đại" về phát triển năng lực kỹ thuật của nước này. Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo INS Arihant. Thủ tướng Manmohan Singh hôm qua nói rằng tàu ngầm tự tạo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025
Phát hiện "đại dương bị chôn vùi" bên trong Sao Hỏa
Lạ vui
22:07:06 12/05/2025