Mỹ – Ấn Độ: Đồng mộng, đã đủ để đồng sàng?

Theo dõi VGT trên

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du Ấn Độ 4 ngày để “hâm nóng” quan hệ ngoại giao và thúc đẩy thương mại song phương. Ông Biden muốn khơi dậy những quan tâm chung với Ấn Độ trong một khu vực có sự nổi lên đáng lo ngại của Trung Quốc.

Mỹ - Ấn Độ: Đồng mộng, đã đủ để đồng sàng? - Hình 1

Giới chức Mỹ đang nỗ lực kéo Ấn Độ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Đây là vị Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Ấn Độ trong 3 thâp kỷ qua với trọng tâm bàn thảo về các vấn đề địa chính trị. Vì vậy, trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày, vị “phó tướng” của chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần khẳng định quyết tâm của Washington đẩy mạnh chính sách “tái cân bằng châu Á” nhằm không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong ở khu vực. Trong cuộc dịch chuyển an ninh này, Ấn Độ được Mỹ coi là nhân tố có vai trò lớn.

Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề quan trọng, từ quan hệ thương mại đầu tư đến chương trình hạt nhân dân sự. Ông Biden bày tỏ cam kết của Tổng thống Obama và cá nhân ông trong việc mở rộng quan hệ Mỹ – Ấn, đồng thời nhấn mạnh chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ sẽ bổ sung cho chính sách “tái cân bằng châu Á” của Mỹ. Theo kế hoạch, trong 10 năm tới, Mỹ sẽ tái cơ cấu sức mạnh quân sự từ châu Âu và Đại Tây Dương về châu Á – Thái Bình Dương theo tỷ lệ 40/60.

Đây không phải lần đầu Mỹ nỗ lực “hâm nóng” quan hệ với Ấn Độ. Từ năm 2010, ông Obama đã là Tổng thống Mỹ đầu tiên ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Obama cũng là người đã mạnh dạn từ bỏ chính sách trước đây của Mỹ phản đối Ấn Độ tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Bên cạnh đó, Đối thoại chiến lược Mỹ – Ấn, được bắt đầu từ năm 2011, đã đạt được hàng loạt thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng và từ đầu năm 2012, chiến lược quốc phòng của Mỹ cũng đã khẳng định tầm quan trọng của “quan hệ đối tác chiến lược lâu dài” với Ấn Độ nếu Mỹ muốn đạt được mục tiêu tái cân bằng ở châu Á- Thái Bình Dương.

Nguyên nhân sâu xa phía sau giai đoạn “nồng ấm” trong quan hệ ngoại giao này là sự nổi lên của Trung Quốc tại khu vực. Nói cách khác, Washington mong muốn dùng “bàn tay” của New Delhi để góp phần kiềm chế sự vươn lên có phần hung hãn của Bắc Kinh.

“Giấc mộng” này của Mỹ dường như đã nhận được đồng cảm và chia sẻ từ Ấn Độ, khi bản thân New Delhi cũng không mấy mặn mà với việc Bắc Kinh “ngồi chiếu trên” ở khu vực. Sở dĩ là vì mối quan hệ Ấn – Trung trước nay vẫn nóng lạnh thất thường, hữu nghị trước mặt song ngấm ngầm cạnh tranh sau lưng.

Cụ thể, tại các diễn đàn chính thức, hai bên vẫn bày tỏ nguyện vọng quan hệ hữu nghị song trên thực tế, quan hệ giữa hai nước vẫn luôn tồn tại nhiều vấn đề nan giải, trong đó có tranh chấp biên giới và mối quan hệ ngày càng thân thiện của Trung Quốc với Pakistan. Về biên giới, từ năm 2006 đến nay, Ấn Độ đã phải chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc ở khu vực Arunachal Pradesh và biên giới tự nhiên trên dãy Himalaya. Trước đó, chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ cũng góp phần tạo ra những tình huống cạnh tranh tiềm ẩn với Trung Quốc, chẳng hạn như việc hai nước tranh giành đầu tư ở Myanmar, hay việc Ấn Độ tổ chức tập trận tại vịnh Bengal và mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông.

Với những khúc mắc trên, rõ ràng New Delhi có thể chia sẻ được cảm giác “khó ở” của Washington trước viễn cảnh Trung Quốc tiếp tục bành trướng và tăng cường hiện diện tại khu vực. Tuy nhiên, vẫn khó để có thể tin rằng giấc mộng về một Trung Quốc bị kiềm chế đã là một chất kết dính đủ mạnh để kéo Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau trong một liên minh chiến lược.

Video đang HOT

Trước hết là ản chất liên kết ngoại giao giữa Ấn Độ và Mỹ tồn tại sẵn những khác biệt, do những tham vọng chính trị trong nước cũng như lịch sử mất lòng tin giữa hai bên.

Kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1947, Ấn Độ chưa bao giờ có được mối quan hệ ngọt ngào với Mỹ xuất phát từ việc New Delhi giữ thái độ trung lập trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ này trở nên nhạy cảm hơn khi Ấn Độ mua vũ khí của Liên Xô và sau này là Nga, trong khi Mỹ lại bán vũ khí cho quốc gia Pakistan láng giềng khó chịu của Ấn Độ.

Ngay hiện tại, khi quan hệ song phương đã được nâng tầm lên thành “Quan hệ đối tác” nhưng New Delhi cũng không tán thành nhiều quan điểm của Nhà Trắng trong vấn đề ngoại giao quốc tế, như chủ trương cứng rắn đối với chương trình hạt nhân của Iran hay việc rút quân khỏi Afghanistan. Đó là chưa kể việc Ấn Độ cũng đang nghi ngờ Mỹ không thực sự bảo vệ lợi ích cốt lõi của Ấn Độ. Trong quan hệ song phương, Ấn Độ nhận thức đầy đủ rằng Mỹ có những tính toán riêng của mình và rằng, liên kết New Delhi – Washington chủ yếu nhằm mục đích giúp Mỹ bảo vệ các lợi ích chiến lược ở Afghanistan, hay truyền bá các giá trị và nguyên tắc của phương Tây ở châu Á chứ không phải để bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ.

Trong khi đó, khi xét về quan hệ Trung – Ấn, bên cạnh những mâu thuẫn và cạnh tranh phức tạp, không thể phủ nhận hai quốc gia láng giềng vẫn chia sẻ một số lợi ích chiến lược chung, một phần xuất phát từ vị trí địa chính trị gần gũi.

Với mong muốn duy trì chính sách tránh xung đột với nước láng giềng lớn, Niu Delhi luôn đề cao sự ổn định trong quan hệ với Bắc Kinh. Điều này không chỉ giúp New Delhi tạo dựng được sân chơi chung về cả kinh tế và chính trị ở cấp khu vực cũng như quốc tế, mà còn giúp đẩy mạnh hơn nữa cấp độ hợp tác giữa hai cường quốc đang phát triển vốn đã trở thành đối tác chiến lược của nhau trong nhiều vấn đề quốc tế. Không thể phủ nhận làTrung Quốc và Ấn Độ đã tìm thấy nhiều điểm chung tại các diễn đàn toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, cải cách hệ thống tài chính quốc tế… Hiện tại, Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Ấn Độ với các hợp đồng trị giá hàng chục tỷ USD mỗi năm và trong tương lai thậm chí còn có thể trở thành đối tác lớn hơn.

Với những lợi ích và xung đột đan cài phức tạp với Mỹ và Trung Quốc như vậy, có thể hiều vì sao chính quyền New Delhi trong nhiều năm qua vẫn duy trì thế đứng tương đối trung lập giữa hai “ông lớn” Mỹ và Trung Quốc.

Vì thế, trong quá trình tìm kiếm đối tác cho chiến lược “tái cân bằng châu Á”, Mỹ không nên quá hy vọng vào Ấn Độ cho dù thời gian gần đây New Delhi có dấu hiệu xích lại gần Mỹ và xa rời Trung Quốc vì những lo ngại an ninh do Bắc Kinh tạo ra. Giới phân tích cho rằng, dù New Delhi ít phải ứng chịu thách thức từ Washington hơn là từ Bắc Kinh, song Ấn Độ cũng sẽ chỉ xích lại gần Mỹ ở giới hạn vừa đủ để áp ứng lợi ích quốc gia.

Về bản chất, tam giác Mỹ-Ấn-Trung đang tiến hành một cuộc chơi phức tạp theo hướng vừa hợp tác vừa kiềm chế, vừa củng cố lòng tin chiến lược song vẫn nghi ngại lẫn nhau. New Delhi có thể chia sẻ giấc mộng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ, song cũng sẽ không sẵn sàng “ngồi lên cùng một chiếu” với Washington.

Đức Vũ

Theo Dantri

Trung Quốc trấn an láng giềng ở Biển Đông thế nào?

Tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và ngày càng tỏ ra quyết đoán cứng rắn hơn, Trung Quốc đang khiến nhiều quốc gia trong khu vực e ngại.

Trung Quốc trấn an láng giềng ở Biển Đông thế nào? - Hình 1

Tàu chiến và máy bay Trung Quốc tập trận trên Biển Đông.

Tranh chấp chủ quyền các vùng biển giàu tài nguyên trên biển Đông đang nhấn chìm các quốc gia trong khu vực vào cuộc đối đầu trực tiếp nguy hiểm. Căng thẳng liên quan đến các tranh chấp biển đảo đang tác động và ảnh hưởng tới một khu vực rộng lớn hơn, đồng thời làm phát sinh các bất đồng và mâu thuẫn mới, tác động đến quan hệ giữa nhiều thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Trung Quốc: Trung tâm tranh chấp nguy hiểm trong khu vực

Bà Carla Freeman, Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc kiêm Giám đốc điều hành Viện Chính sách Đối ngoại tại Đại học Johns Hopkins, nhấn mạnh các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển giàu tài nguyên trên Biển Đông biến nước này trở thành trung tâm của các tranh chấp nguy hiểm trong khu vực.

Sau nhiều năm thực hiện chiến lược "giấu mình, chờ thời" và đạt được thành quả "tăng trưởng kinh tế trong mơ", Trung Quốc đã bắt đầu hiện đại hóa quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng phục vụ cho nỗ lực khẳng định chủ quyền - trong đó có các yêu sách chủ quyền trên các vùng biển mà đáng chú ý nhất là Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc trấn an láng giềng ở Biển Đông thế nào? - Hình 2

Tại vùng Biển Hoa Đông, Trung Quốc lao vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Tại vùng Biển Hoa Đông, Trung Quốc lao vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với đối thủ Nhật Bản. Trong khi đó, trên Biển Đông, Bắc Kinh gây hấn với nhiều láng giềng Đông Nam Á yếu hơn, trong đó đáng chú ý nhất là Philippines.

Hơn nữa, trong những năm gần đây, Trung Quốc thể hiện một loạt động thái ngày càng quyết đoán để khẳng định và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền biển đảo, bao gồm liên tiếp tập trận hải quân; ban hành lệnh cấm đán.h cá cũng như điều hạm đội tàu và máy bay thường xuyên tuần tra khu vực bị nhiều nước ASEAN chỉ trích và lên án. Nhiều thời điểm, căng thẳng chủ quyền biển đảo đ.e dọ.a thổi bùng nguy cơ xung đột, gây mất ổn định khu vực.

Bắc Kinh nhất quyết cho rằng, các động thái nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền, địa vị và các lợi ích liên quan của họ trên Biển Đông là phản ứng chứ không phải là cố tình làm leo thang căng thẳng. Theo đó, Bắc Kinh liên tục nhấn mạnh cam kết hợp tác với các thành viên ASEAN để giải quyết tranh chấp, thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Tuy nhiên, những hành động mà Bắc Kinh đã thực hiện, chẳng hạn, thông báo năm 2012 của Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) về một đợt thăm dò lớn trên Biển Đông bị nhiều quốc gia trong khu vực phản đối, Bắc Kinh đang bắt đầu lợi dụng các khả năng vượt trội của họ để khẳng định các yêu sách chủ quyền.

Tầm quan trọng của ổn định khu vực

Tuy nhiên, theo bà Carla Freeman, sự ổn định khu vực là yếu tố quan trọng để duy trì sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc và các quốc gia khác. Trong thời đại tất cả các quốc gia phải đối mặt với tình trạng bất ổn quốc tế và các thách thức an ninh toàn cầu, để không đán.h mất nhiều lợi ích chiến lược, Trung Quốc cần phải thực hiện các bước để trấn an và làm yên lòng láng giềng có tranh chấp lãnh hải với họ. Các bước này bao gồm thúc đẩy hợp tác và ngăn chặn quân sự hóa xa hơn các tranh chấp lãnh hải.

Đối với Trung Quốc, việc tìm ra con đường có khả năng đảm bảo với khu vực rằng, họ nghiêm tục thực hiện cam kết là láng giềng tốt trong khi vẫn duy trì được lợi ích ở Biển Đông là một thách thức nhưng không phải là không thể. Một bước quan trọng đầu tiên là Bắc Kinh phải làm rõ phạm vi yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.

Tất cả các quốc gia trong khu vực đều rõ, với tấm "bản đồ chín đoạn", Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả các vùng biển gần, thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Tuy nhiên, Trung Quốc là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, do đó, các yêu sách chủ quyền biển đảo của họ cần trước hết phải dựa trên cơ sở pháp lý phù hợp. Bắc Kinh cần làm sáng tỏ điểm này để giám bớt các quan ngại khu vực (thậm chí quốc tế) về tham vọng vô đáy của họ ở Biển Đông.

Không chỉ tuyên bố suông, Trung Quốc cần xác định và thể chế hóa các quy trình giải quyết tranh chấp bằng cách tích cực theo đuổi việc thiết lập các quy tắc ứng xử giữa các bên trên Biển Đông để xây dựng lòng tin và giảm nguy cơ các bên tham gia tranh chấp dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, bất đồng.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN muốn xây dựng cách tiếp cận đa phương về vấn đề Biển Đông trong khi Trung Quốc lại kiên quyết ủng hộ các cuộc đàm phán song phương nhằm để giành được nhiều lợi thế hơn. Do đó, trước tiên các bên cần thể hiện tình thần hợp tác và thiện chí để gạt bỏ các bất đồng về cách thức đàm phán thì các tranh chấp biển đảo trên Biển Đông mới có cơ hội được giải quyết.

Trung Quốc nên theo đuổi các thỏa thuận với các nước láng giềng về việc cùng khai thác thương mại các nguồn tài nguyên trong khu vực tranh chấp. Một thỏa thuận như vậy không phải không có khả năng. Arab Saudi và Kuwait đã đạt thành công trong việc đạt được thỏa thuận để cùng khai thác dầu trong khu vực tranh chấp.

Những giải pháp tương tự như thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác, quản lý và khai thác chung sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Kết hợp với bộ quy tắc ứng xử ràng buộc trên Biển Đông, nguy cơ xung đột quân sự quy mô và nguy hiểm theo sau các tranh chấp biển đảo chồng chéo trong khu vực sẽ giảm thiểu đáng kể.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Mỹ: Ít nhất 44 người t.ử von.g do bão Helene
15:08:01 28/09/2024
Ứng viên tổng thống Mỹ bám đuổi sít sao ở các bang chiến trường
10:54:59 28/09/2024
Ông Trump gặp Tổng thống Zelensky, cam kết chấm dứt xung đột Ukraine
11:21:31 28/09/2024
Iran: Mọi phong trào kháng chiến tại Trung Đông hợp sức, Israel sẽ hối tiếc
22:08:53 28/09/2024
Ông Trump cảnh báo nguy cơ xung đột Ukraine leo thang thành Thế chiến 3
16:49:50 28/09/2024
Sập mỏ vàng ở Indonesia, 15 người thiệ.t mạn.g
07:43:40 28/09/2024
ISW: Bất cập khi lực lượng tinh nhuệ nhất của an ninh Nga chiến đấu tại Kursk
18:22:13 28/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024

Tin mới nhất

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Không ngừng nỗ lực cứu Trung Đông khỏi một cuộc chiến toàn diện

21:08:50 29/09/2024
Trong những ngày qua, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục những nỗ lực không ngừng nghỉ để hạ nhiệt căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon, vốn đang đẩy Trung Đông đến gần hơn với một cuộc chiến toàn diện.

ADB dự báo kinh tế Mông Cổ tăng trưởng bền vững đến năm 2025

13:30:37 29/09/2024
Tuy nhiên, rủi ro cho tăng trưởng có thể đến như suy giảm nhu cầu từ Trung Quốc, chậm mở rộng mỏ Oyu Tolgoi và gián đoạn nguồn cung do căng thẳng địa chính trị và khí hậu.

Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'

13:28:42 29/09/2024
Ngày 25/9, sau sự kiện Meta Connect 2024, cổ phiếu Meta tăng 0,9% và đóng cửa phiên giao dịch ở mức cao kỷ lục là 568,31 USD/cổ phiếu. Tuy nhiên, đến ngày 29/9, cổ phiếu này giảm xuống còn 567,36 USD/cổ phiếu

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Giao tranh buộc trên 50.000 người tại Liban di tản sang Syria

07:29:29 29/09/2024
Theo UNHCR, tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở Liban hiện đã lên tới 211.319 người, trong đó số người di dời kể từ khi Israel tăng cường các cuộc không kích vào ngày 23/9 là 118.000 người.

Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người

07:21:36 29/09/2024
Mùa mưa năm nay tại Nepal bắt đầu từ ngày 10/6 và đang sắp kết thúc. Trong giai đoạn này, Nepal đã ghi nhận lượng mưa cao hơn trung bình.

Rơi trực thăng tại Pakistan, 6 người thiệ.t mạn.g

07:09:01 29/09/2024
Tổng cộng trên trực thăng có 14 người, bao gồm 2 phi công người Nga. Vụ ta.i nạ.n đã làm 6 hành khách t.ử von.g tại chỗ, 8 người bị thương nặng.

Trọng trách để 'Nhật Bản trở lại'

07:06:30 29/09/2024
Giáo sư chính trị của Đại học Tokyo Yu Uchiyama nhận định ông Ishiba có thể sẽ thể hiện tốt trong cuộc đối đầu sắp tới tại quốc hội với lãnh đạo phe đối lập.

Lật tàu ngoài khơi Tây Ban Nha khiến 9 người thiệ.t mạn.g, 48 người mất tích

07:02:06 29/09/2024
Vào thời điểm vụ việc xảy ra trên tàu có 84 người. Sau khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ ngoài khơi đảo El Hierro, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 27 người.

Lũ lụt và lở đất khiến 28 người thiệ.t mạn.g và mất tích ở Nepal

06:30:59 29/09/2024
Lở đất đã chặn một số đường cao tốc khiến hàng trăm du khách bị mắc kẹt. Tất cả các chuyến bay nội địa từ Kathmandu đã bị hủy từ tối 27/9. Cục Khí tượng Thủy văn dự báo mưa lớn sẽ kéo dài đến ngày 29/9.

Giảm mạnh thuế, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo

06:28:31 29/09/2024
Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng rồi mới được gia công chế biến. Không chỉ gạo đồ, thuế xuất khẩu đối với gạo lứt cũng được giảm xuống còn 10%. Quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Trún.g s.ố độc đắc đúng 2 ngày liên tiếp (30/9-1/10), 3 con giáp tài lộc rủ nhau kéo về nhà, công danh đỏ chót

Trắc nghiệm

23:00:08 29/09/2024
3 con giáp tài lộc rủ nhau kéo về nhà, công danh đỏ chót, tiề.n tài đầy túi đầy nhà.Con đường sự nghiệp của người tuổ.i Dần hanh thông, suôn sẻ trong ngày mai.

Người đạo diễn tài năng mắc 'tội' quá yêu vợ NSND nổi tiếng

Sao việt

22:38:59 29/09/2024
Quen biết khá lâu nhưng đến năm 1987, cặp đôi mới tìm hiểu rồi quyết định không cưới, sống chung khi hai bên đều có con riêng, xuất phát từ sự đồng cảm và trân trọng hoàn cảnh của nhau.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

'Đệ nhất mỹ nam' Jo In Sung: Lẻ bóng tuổ.i 43, bị đồn yêu Song Hye Kyo

Sao châu á

22:11:27 29/09/2024
Được mệnh danh là đệ nhất mỹ nam Hàn Quốc, song đến nay Jo In Sung vẫn cô đơn lẻ bóng dù đã bước sang tuổ.i 43.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.

Chú chó Chopper gây sốt vì chinh phục 7 đỉnh núi khó trèo ở Việt Nam

Lạ vui

19:34:02 29/09/2024
Nguyễn Thị Hà Mai là người đam mê leo núi. Mỗi lần đi leo núi, chị phải mang Chopper đi gửi. Lúc về, chị Mai thấy cún cưng của mình có dấu hiệu stress và đôi lần còn bị nhiễm chéo bệnh từ các bạn chó khác.