Mưu tính của Nga khi cùng Trung Quốc tập trận Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết nước này và Nga sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân “thường kỳ” trên Biển Đông vào tháng 9 tới.
Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Biển Đông có tranh chấp, sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết hôm 12.7, trong đó khẳng định Trung Quốc không có các quyền lịch sử ở Biển Đông đồng thời chỉ trích hành động phá hoại môi trường tại đây.Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng tại Tòa Trọng tài và bác bỏ phán quyết trên.
Theo Tân Hoa xã, cuộc tập trận này được tiến hành cả trên biển và đất liền và sẽ “tăng cường khả năng của hải quân hai nước để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải”.
Trung Quốc và Nga đã thúc đẩy các hợp tác an ninh của họ trong những năm gần đây bằng những cam kết tăng số lượng các cuộc tập trận chung vào năm 2016. Cuộc tập trận trong tháng 9 sẽ đánh dấu lần tập trận hải quân chung thứ bảy giữa hai nước kể từ năm 2005, đặc biệt diễn ra thường niên kể từ năm 2012.
Một cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc năm 2014.
Video đang HOT
Năm 2015, cuộc tập trận trên biển diễn ra ở hai nơi, một ở Địa Trung Hải vào tháng Tư và một ở biển Nhật Bản vào tháng Tám. Như Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu trong báo cáo năm 2016 về hoạt động quân sự của Trung Quốc: “Giai đoạn một ở Địa Trung Hải tập trung vào việc bảo vệ đường biển (SLOCs) và chống khủng bố và cuộc tập trận thứ hai trong vùng biển Nhật Bản là nhằm diễn tập chống đổ bộ”.
Chi tiết về cuộc tập trận trên Biển Đông vào tháng 9 tới chưa được tiết lộ, song Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói rằng, cuộc tập trận này là “hoạt động tập trận thường niên giữa hai quân đội, nhằm củng cố và phát triển hợp tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Trung Quốc và tăng cường khả năng của hải quân hai nước để cùng nhau đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải “.
Ông Dương Vũ Quân nói thêm: “Cuộc tập trận không nhắm mục tiêu bất kỳ vào bên thứ ba nào”.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, việc tiến hành tập trận quân sự trong vùng Biển Đông vẫn là một chủ đề nhạy cảm chính trị, bất kể là nước có liên quan. Chính Trung Quốc đã lên án Mỹ tiến hành tập trận ở Biển Đông. Tháng 4.2016, khi Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc tập trận chung trong khu vực, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các phóng viên: “Các hành động của Mỹ và Philippines gây rối loạn quan hệ giữa các nước trong khu vực, gây xung đột trong khu vực, làm trầm trọng thêm căng thẳng và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định ở biển Đông”.
Dù lên tiếng chỉ trích Mỹ và Philippines nhưng chính Trung Quốc đã sử dụng cuộc tập trận như tín hiệu chính trị trước. Đáng chú ý, Trung Quốc đã tổ chức tập trận hải quân trước và sau khi Tòa án Trọng tài ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Không quân Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập gần khu vực tranh chấp bãi cạn Scarborough và tiết lộ hình ảnh của các máy bay ném bom H-6K bay qua khu vực này.
Đối với Nga, cuộc tập trận chung trên Biển Đông lần này sẽ có một chút khó khăn hơn. Nga không chỉ có quan hệ với Trung Quốc, mà Nga còn là đối tác, là bạn bè thân hữu của các nước có liên quan đến Biển Đông. Mặc dù muốn làm sâu sắc quan hệ an ninh với Trung Quốc, nhưng Nga đã cố gắng giữ trung lập trong vấn Biển Đông, thậm chí cho thấy một số dấu hiệu khó chịu với sự háo hức của Trung Quốc để có được sự hỗ trợ của Nga về vấn đề này.
Chưa kể đến việc Nga hiện đang trong quá trình cung cấp hai tàu khu trục và sáu tàu ngầm cho Việt Nam – mà chắc chắn sẽ được sử dụng để tuần tra lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Vậy mưu tính thực sự của Nga trong việc đồng ý tập trận chung với Trung Quốc trên Biển Đông là gì?
Tờ The Diplomat bình luận, lý do chính đằng sau cuộc tập trận chung Nga- Trung trên Biển Đông sẽ là chính trị chứ không phải nhu cầu thực tế.
Theo Danviet
Oanh tạc cơ H-6K Trung Quốc điều ra Biển Đông dọa được Mỹ?
Bắc Kinh công bố hình ảnh máy bay ném bom hiện đại nhất của Trung Quốc H-6K đã bay qua bãi cạn Scarborough vài ngày sau phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông.
Giới quan sát coi đây là hành động mới trong cuộc đọ sức giữa Mỹ với Trung Quốc trên không phận Philippines.
Cuối tuần qua, hình ảnh máy bay ném bom H-6K bay qua bãi cạn Scarborough được đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Đây là loại máy bay ném bom hiện đại nhất của Trung Quốc có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Tờ báo Mỹ Forbes nhấn mạnh, hành động nói trên là thông điệp cứng rắn Bắc Kinh gửi đến Washington. Trung Quốc có khả năng đáp trả một cách tương xứng những hành vi của Mỹ. Trong những tháng gần đây, chiến đấu cơ Thunderbird A-10 của Mỹ, rồi máy bay B-52 đã nhiều lần bay qua Biển Đông.
Tuy nhiên, giới phân tích quân sự của Mỹ cho rằng, H6-K của Trung Quốc chỉ dọa được các nước láng giềng, song không thể dọa được Mỹ.Oanh t
Giới quan sát cho rằng, hành động điều máy bay ném bom ra Biển Đông ở thời điểm này là tín hiệu mạnh Trung Quốc gửi đến Philippines và Mỹ về quyết tâm của Bắc Kinh không từ bỏ bản đồ đường 9 đoạn phi lý đối với Biển Đông.
Trước đó, đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc cũng lớn tiếng đe dọa các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của nước ngoài trên Biển Đông sẽ kết thúc "trong thảm họa".
Theo Danviet
Báo Mỹ: Máy bay H-6K chỉ dùng để dọa hàng xóm Sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" trên Biển Đông, Trung Quốc đã công khai đưa máy bay H-6K đến vùng biển này. Bức ảnh về sự xuất hiện của chiếc H-6K được đưa lên tài khoản Weibo của Không quân nước này hôm 15/7, sau đó được báo chí Trung Quốc đồng loạt...