Mướp đắng, kết quả ngọt
Mướp đắng còn có tên gọi là khổ qua. Đây là một loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Mướp đắng không dễ ăn, nhưng những người đã quen dùng, mướp đắng là một món ăn rất ngon và mát. Khi ăn ta thấy có vị đắng, có thể vì vậy mà ta gọi là mướp đắng, sau đó là vị ngọt khó quên. Mướp đắng có tác dụng bồi bổ cơ thể, đồng thời là một trong những loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Quả mướp đắng khi còn xanh chứa 188 mg vitamin C trong 100 g phần ăn được. Nếu để mướp chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Nếu ăn sống, mướp đắng có hàm lượng vitamin C cao, khi nấu chín sẽ mất đi 40% lượng vitamin C.
Mướp đắng có hai thành phần quan trọng nhất. Morordicin là một glucozid có vị đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và siêu vi khuẩn giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư đang phát triển và hỗn hợp charantin gắn với protein trong mướp đắng có cấu trúc giống insulin nên có tác dụng hạ đường huyết cao trong máu một cách từ từ, rất an toàn cho người bệnh. Ngoài ra, trong mướp đắng còn có thành phần đặc biệt được gọi là “Sát thủ dầu mỡ” có thể hấp thụ được khoảng 10-60% lượng mỡ và đường dư thừa giúp đào thải chúng ra ngoài.
Mướp đắng là loại quả giàu vitamin, khoáng chất. Ảnh: Sức Khỏe Đời Sống.
Mướp đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Mướp đắng có lượng calo ít, lượng chất xơ cao. Mướp đắng có tác dụng hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể, đồng thời giúp cơ thể ngăn ngừa sự tích tụ mỡ một cách hiệu quả.
Axit amin tự nhiên có trong thành phần của mướp đắng sẽ giúp trung hòa lượng chất béo trong thức ăn hàng ngày, ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ dưới da hiệu quả.
Mướp đắng chứa hàm lượng nước cao, có thể kiềm chế dầu ăn và ngăn chặn cảm giác đói.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn, nước giải khát, hỗ trợ điều trị bệnh. Mướp đắng ép dùng làm nước sinh tố hoặc mướp sắc có tác dụng chữa tiểu đường týp II mới mắc, phòng chống bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, tiểu đường, lão hóa, phối hợp với xạ trị chữa ung thư và giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.
Một số món ăn, đồ uống chế biến từ mướp đắng:
Video đang HOT
- Nước ép mướp đắng: Mỗi ngày có thể uống 1 ly hoặc 1/2 ly nước ép mướp đắng giúp ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ dưới da và giảm cân hiệu quả. Mướp đắng chọn quả tươi còn xanh không bị sâu, dập, thối. Rửa sạch quả mướp, bổ đôi và bỏ hạt. Ép lấy nước mướp đắng bằng máy ép hoa quả. Chúng ta có thể cho thêm vào nước ép mướp đắng một ít nước lọc, hoặc một ít chanh,… cho hợp khẩu vị vì nước ép này rất đắng, sẽ khó uống với người chưa quen.
– Trà mướp đắng: Chọn mướp và sơ chế như trên. Cắt mướp đắng thành những miếng mỏng 1-2 mm rồi cho lên chảo sấy, đảo đều cho khô nước. Mướp khô chuyển thành màu nâu trắng, để nguội cho vào hộp đậy kín, bảo quản trong ngăn lạnh của tủ lạnh, có thể để được 2 tháng. Khi dùng lấy một ít bỏ vào nước nóng pha như pha trà. Ngoài ra, người ta cũng có thể xắt mướp đắng thành những miếng mỏng, đem phơi khô, rồi sấy, bảo quản và dùng như pha trà.
- Canh mướp đắng: Mướp đắng có thể nấu canh với thịt nạc, tôm nõn hoặc canh mướp đắng nhồi thịt sẽ cho những bát canh vừa ngon vừa mát bổ, chống viêm nhiệt.
Để làm canh mướp đắng nhồi thịt, nguyên liệu cần 3-4 quả mướp đắng còn xanh (khoảng 500 g); 3 lạng thịt nạc vai xay; mộc nhĩ (2-3 tai), gia vị gồm bột canh, đường, hành khô, hành lá, mùi tàu. Mướp đắng rửa sạch bổ ngang quả, moi ruột rửa sạch. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở, cắt chân, rửa sạch rồi xắt sợi băm nhỏ. Thịt nạc vai xay trộn với mộc nhĩ, hành khô băm nhỏ, bột canh và chút đường.
Đem nguyên liệu này dồn vào ruột mướp đắng, lấy đũa dồn cho chặt, miết phẳng ở miệng. Cho mướp đắng vào với nước lạnh bỏ nồi đun sôi nhỏ lửa cho đến lúc thịt chín. Nêm lại nước với chút bột canh, đường cho vừa miệng rồi tắt bếp. Thả hành lá, mùi tàu thái nhỏ vào nồi canh là ăn được.
- Mướp đắng ướp lạnh, mướp đắng xào: Món mướp đắng ướp lạnh là món ăn giải nhiệt mùa hè. Mướp đắng được thái lát càng mỏng càng tốt để trên lớp đá, giữa đá và mướp ngăn cách bởi lớp ni lông, cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn cho thêm một ít ruốc thịt hoặc ruốc tôm.
- Mướp đắng xào: Mướp đắng thái miếng mỏng, dài rồi xào với trứng hoặc thịt bò là món ăn rất ngon và bổ.
Theo Zing
Những món canh giải nhiệt ngày nắng nóng
Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt. Hôm nay, nhiệt độ tại Hà Nội được dự báo cao nhất phổ biến 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ. Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể khó thích nghi nên thường mệt mỏi, nóng trong người.
Dưới đây là những món canh không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp giải nhiệt do bác sĩ Nguyễn Đình Phú, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện trung ương Quân đội 108 gợi ý.
Canh mồng tơi
Nguồn: Internet
Mồng tơi là một trong những loại rau dễ trồng, dễ kiếm, dễ mua tại nước ta. Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mát máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả nên rất thích hợp trong mùa nóng.
Trong những ngày hè nắng nóng, bát canh mồng tơi nấu với cua, ngao, hến hoặc tôm được nhiều gia đình lựa chọn, bởi vừa thanh mát lại giàu canxi.
Canh mướp đắng
Nguồn: Internet
Mướp đắng (khổ qua) có vị đắng, tính hàn, thanh hỏa, giải nhiệt. Mướp đắng nấu với xương, nhồi thịt băm nấu canh rất hợp trong những ngày hè. Ngoài ra, mướp đắng qua thái lát, ướp đá lạnh ăn kèm ruốc cũng giúp giải nhiệt và tốt cho sức khỏe.
Canh rau dền
Ảnh: Cooky
Đây là loại rau có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng chất sắt trong rau dền rất cao và trở thành một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt phổ biến nhất hiện nay với mọi gia đình. Loại rau này dễ trồng và cũng dễ chế biến.
Rau dền có thể nấu canh với tôm, cua, ngao hoặc thịt băm. Ngoài món canh, có thể ăn rau dền luộc cũng rất tốt.
Rau muống luộc
Nguồn: Internet
Rau muống có vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, cung cấp nhiều nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A... Trong những ngày nắng nóng, rau muống luộc được nhiều gia đình lựa chọn. Nước rau muống luộc thường được nấu với sấu hoặc vắt chanh tươi tạo độ chua, thanh mát, ăn kèm với cà muối rất đưa cơm. Ngoài ra, rau muống nấu với cua, tôm cũng là món canh được nhiều gia đình lựa chọn trong những ngày này.
Canh bầu, bí
Nguồn: Internet
Bâu, bí la loai thưc phâm co tinh mat va bô dương, mang lại giá trị dinh dưỡng cao, rât tôt cho sưc khỏe. Canh bầu, bí là món ăn dân dã, thanh mát trong những ngày trời nóng bức. Các món canh nấu từ bầu, bí có cách làm không quá phức tạp. Có thể nấu bầu, bí với thịt băm, sườn non, tôm, ngao, cua.
Canh chua đậu thịt
Nguồn: Internet
Đậu là món ăn thanh mát ngày hè, chế biến dễ dàng thành nhiều món. Các bà nội trợ có thể chế biến đậu luộc, rán hay sốt với thịt. Tuy nhiên, trong ngày nắng nóng, canh chua nấu đậu thịt được nhiều người lựa chọn. Nguyên liệu gồm thịt băm, hành lá, hành khô, cà chua, giá đỗ, đậu... Món canh nấu đơn giản, vị chua thơm, đậu thịt đậm đà.
Theo hanoimoi.com.vn
Khổ qua xào trứng ngon miệng Vị đắng của khổ qua được giảm bớt khi xào cùng trứng và nêm nếm thêm gia vị vừa miệng. Nguyên liệu: - 2 trái khổ qua (mướp đắng) - 2-3 quả trứng gà hoặc vịt - 2 củ hành tím băm - Hành, ngò Cách làm: Bước 1: Khổ qua chẻ đôi, bỏ hạt, bào mỏng ngâm qua nước muối pha loãng,...