Mường Lay tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non
Nhằm giúp trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề lĩnh hội kiến thức khi vào bậc tiểu học, Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay (Ðiện Biên) đã triển khai nhiều biện pháp tăng cường tiếng Việt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
Giờ học tiếng Việt của lớp học mầm non ở điểm bản Huổi Min.
Bà Trần Thị Hiếu, Trưởng Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay, cho biết: Với hơn 75% số trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Thái, H’Mông), cho nên những năm qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã đặc biệt coi trọng bồi dưỡng, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh lứa tuổi này. Với đội ngũ giáo viên bậc mầm non, phòng luôn quan tâm bồi dưỡng năng lực, bố trí hợp lý về các trường. Các cơ sở giáo dục mầm non khuyến khích giáo viên làm đồ dùng học tập bằng những vật dụng thân thuộc với đồng bào địa phương để khi học và chơi giúp học sinh dễ nhớ. Tại các nhà trường đều coi trọng đưa nội dung tăng cường tiếng Việt vào kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo năm học, theo chủ đề/tháng, tuần, ngày. Việc tổ chức tăng cường dạy tiếng Việt cũng được triển khai phù hợp với lứa tuổi theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, hiểu, phát âm và diễn đạt bằng tiếng Việt.
Là một trong những đơn vị có cách làm hiệu quả trong dạy tiếng Việt cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, Trường mầm non Bản Lé, xã Lay Nưa, luôn quan tâm bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn là người địa phương hoặc giáo viên thạo tiếng đồng bào dân tộc thiểu số làm công tác chủ nhiệm lớp để hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Ðội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường luôn nỗ lực dành thời gian xây dựng các tiết học chuyên biệt dành cho từng nhóm học sinh còn hạn chế về tiếng Việt. Các tiết học ngoại khóa cũng được tổ chức gắn với nội dung học tiếng Việt giúp trẻ học mọi lúc, mọi nơi, học mà chơi và chơi mà học. Theo cách làm đó, hầu hết trẻ mầm non của Trường mầm non Bản Lé đã nhận biết, phát âm chuẩn theo bộ chữ cái tiếng Việt và có kỹ năng cơ bản trước khi vào lớp 1.
Cô giáo Trần Thị Hồng, Hiệu trưởng Trường mầm non Bản Lé, cho biết: Năm học 2021-2022, toàn trường có 221 trẻ thì có tới 219 (99,1%) trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng bốn điểm lớp học ở bốn bản gồm: Hua Huổi Luông, Hua Nậm Cản, Bản Lé, Bản Mo đều có 100% trẻ là con em đồng bào dân tộc Thái, H’Mông. Trước khi đến lớp, đa phần trẻ rất ít tiếp xúc, giao tiếp với môi trường bên ngoài cho nên tiếng Việt còn hạn chế. Hiểu được thực trạng đó và bám sát phương châm “không để ngôn ngữ trở thành rào cản đối với học sinh”, Ban Giám hiệu nhà trường đã lựa chọn giáo viên là người dân tộc Thái phân công chủ nhiệm lớp học ở điểm bản có đồng bào Thái giáo viên dân tộc H’Mông làm chủ nhiệm ở điểm bản của đồng bào dân tộc H’Mông để dạy học theo phương pháp song ngữ. Thường xuyên động viên, hướng dẫn giáo viên coi trọng phát triển kỹ năng tiếp cận tiếng Việt cho trẻ, nhất là trẻ 5 tuổi khuyến khích giáo viên làm đồ dùng học tập từ vật dụng sẵn có ở địa phương, để trẻ thuận tiện khi học. Theo cách đó, chất lượng học tập của học sinh nhà trường đã ngày càng tốt hơn.
Tại lớp học mầm non ở bản Huổi Min (thuộc Trường mầm non Ðồi Cao, phường Sông Ðà), chúng tôi được chứng kiến giờ học tiếng Việt khá thú vị của cô và trò nơi đây. Say sưa giới thiệu tên gọi, đặc điểm của các loại rau, quả: bắp ngô, quả bí, quả đào, cây rau bắp cải… cho học sinh bằng tiếng Việt, cô giáo Lưu Thị Hương còn tận tình chỉ bảo học sinh cách phân biệt mầu sắc, hình khối của từng loại rau, quả. Với một số học sinh hoàn toàn chưa biết tiếng Việt, cô Hương đã gọi tên từng loại quả bằng tiếng dân tộc H’Mông, sau đó cô đọc lại bằng tiếng Việt để các em hiểu, đọc theo. Quan sát trong lớp học, chúng tôi còn thấy nhiều đồ dùng, đồ chơi cũng được gắn tên bằng tiếng Việt, tiếng H’Mông. Trò chuyện với chúng tôi, cô giáo Lưu Thị Hương cho biết: Ðiểm trường Huổi Min có 19 trẻ là con em đồng bào dân tộc H’Mông. Ðể giúp các em làm quen với tiếng Việt thuận lợi, giáo viên đã làm mô hình cửa hàng, gồm: rau, củ, quả và một số vật dụng thân thuộc với đời sống hằng ngày của bà con dân tộc H’Mông, sau đó hằng ngày cho các em chơi bán hàng, nấu cơm. Trên mỗi vật dụng cô giáo đều viết tiếng Việt giúp trẻ dễ nhớ, dễ học.
Video đang HOT
Nhờ linh hoạt triển khai các biện pháp bố trí giáo viên, phương pháp giảng dạy phù hợp tập quán, nhận thức của học sinh từng địa bàn, nhiều năm liền Phòng Giáo dục và Ðào tạo thị xã Mường Lay luôn dẫn đầu khối các địa phương có 100% trẻ bậc mầm non là con em đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số ở thị xã Mường Lay ra lớp luôn đạt hơn 99,8% trẻ dần mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em của thị xã nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói riêng.
'Nhìn lịch học online của trẻ lớp 1 Hà Nội, là giáo viên tôi còn phát hoảng'
Online là hình thức học tốt nhất trong bối cảnh dịch hiện nay, nhưng nhìn lịch học của học sinh Hà Nội 2 tuần nay, là giáo viên dạy bậc tiểu học tôi cũng phát hoảng.
Nếu 2 bậc trung học chỉ tổ chức thời khóa biểu học 1 buổi thì bậc tiểu học nhiều địa phương vẫn yêu cầu học sinh phải học cả ngày. Học online một buổi với trẻ nhỏ đã khó thì học cả ngày càng áp lực, mệt mỏi gấp nhiều lần. Chưa kể những gia đình không đủ thiết bị cho các em học.
Những gia đình đáp ứng đầy đủ điều kiện để con học online cũng không thể chịu nỗi với cường độ học tập như thế. Bởi trẻ nhỏ học online buộc người lớn phải ngồi cạnh, vừa hướng dẫn con thao tác, vừa nhắc nhở con chú ý đến bài giảng, giao lưu tương tác với thầy cô, bạn bè và quán xuyến luôn việc con học. Thực tế nhiều em khi học sẽ ngồi chơi hoặc làm việc riêng.
Trẻ lớp 1 và 2 khó mà ngồi yên trước màn hình thời gian dài, khó có thể tập trung cao độ để theo dõi hướng dẫn của cô, theo dõi câu trả lời của bạn. Bản thân các con cũng chưa biết thao tác máy, chưa biết cách tương tác cùng cô trong học tập, nên ngồi lâu trước màn hình sẽ chóng chán.
Không phải ngẫu nhiên mà chương trình quy định mỗi tiết học của học sinh lớp 1 với thời lượng 35 phút, nhưng phải cho các em nghỉ giải lao giữa tiết khoảng 5 phút. Trẻ nhỏ không thể ngồi học một chỗ thụ động mà phải được vận động, được giải trí ngay trong mỗi tiết học. Đó là tính vừa sức đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Bởi, không đảm bảo được điều này sẽ đi ngược lại với mục tiêu giáo dục.
Vậy nên nhìn lịch học online của học sinh Hà Nội 2 tuần nay, là giáo viên dạy bậc tiểu học bản thân tôi cũng thấy phát hoảng.
Trẻ học online một buổi đã khó, nhiều trường học lại buộc trẻ lớp một học cả ngày. Với học sinh trung học, thậm chí với cả người lớn mà buộc học online cả ngày chắc chắn không thoải mái tý nào. Chị Trần Thanh Thảo (Thanh Trì, Hà Nội) nói dù sang tuần thứ 2 học trực tuyến nhưng vẫn chưa thể cho con làm quen với lịch học. Thời khoá biểu các môn quá dài, mỗi ngày từ 5 đến 6 tiết, mỗi tiết 40 phút, lịch học thay đổi theo tuần nhưng vẫn phải học cả ngày.
Trẻ học online. (Ảnh minh họa: TTVH)
Con chị học online 9 môn, trong đó gồm tiếng Anh giao tiếp. Các con học từ thứ 2 đến thứ 6, sáng thứ 7 sẽ làm bài kiểm tra nhanh để xem mức độ tiếp thu kiến thức. Mỗi ngày con bắt đầu tiết học lúc 8h và kết thúc lúc 10h55, buổi chiều từ 14h đến 15h45. Trong mỗi buổi học con sẽ được nghỉ giải lao, sinh hoạt bằng các trò chơi cùng với giáo viên để củng cố kiến thức trong 40 phút.
Lớp 1 nên học online Toán và tiếng Việt
Ai cũng biết, việc tổ chức dạy và học online chỉ là tình thế bắt buộc trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến như hiện nay. Hình thức này không mang lại nhiều hiệu quả đặc biệt với học sinh lớp 1 như việc dạy và học trực tiếp.
Trẻ lớp 1 mới 6 tuổi, các em vừa rời trường mầm non mà nơi ấy suốt ngày chỉ học múa hát, nhảy nhót và vui chơi. Nay, mới chập chững bước vào lớp 1 mà phải ngồi trước màn hình (đôi khi chỉ có chiếc điện thoại bé tý, hình ảnh mờ nhòe) suốt cả một ngày để học đủ các môn thật sự là quá sức đối với các em.
Học quá nhiều trong điều kiện như thế, phần được (tiếp thu kiến thức) chưa biết thế nào nhưng tác hại đến với các em quả không hề nhỏ. Nào là suy giảm thị lực khi phải căng mắt ngồi trước màn hình cả ngày, ảnh hưởng đến thính giác đôi khi phải nghe nhiều âm thanh lớn, vì con trẻ chưa biết cách đóng, mở micro, ảnh hưởng đến tinh thần học vì căng thẳng, áp lực quá sẽ làm cho trẻ sợ học và không muốn học nữa.
Đó là chưa nói đến việc, muốn con học được, ba mẹ phải dẹp bỏ công việc để ngồi cạnh con suốt ngày. Rồi gặp gia đình chỉ một cái điện thoại hay một máy tính mà có tới 2 đến 3 con đều phải học online suốt ngày. Học kiểu này, công sức của nhiều người bỏ ra nhưng chắc chắn sẽ ít thu được kết quả như mong muốn.
Trẻ lớp 1 học online cả ngày chắc chắn là phải học tất cả các môn. Những môn như Nghệ thuật, Thủ công, Thể dục...có nhất định phải học online không? Trong tình hình này, nhất thiết buộc các em học giống y chang chương trình dạy trực tiếp ở trường? Là người giáo viên, chúng tôi khẳng định rằng điều này hoàn toàn không cần thiết.
Cách tốt nhất lúc này là dạy cho các em 2 môn Toán và tiếng Việt (với học sinh lớp 1 và 2). Môn tiếng Việt (chủ yếu là học vần) chiếm thời lượng nhiều hơn. Bởi, mục tiêu quan trọng nhất của học sinh lớp 1 cần đạt là phải đọc thông, viết thạo. Khi các em đạt kỹ năng này, sẽ giúp cho việc học các môn học khác dễ dàng và hiệu quả hơn.
Những môn học còn lại phụ huynh sẽ hỗ trợ và khi tựu trường chính thức sẽ dạy bổ sung.
Mỗi buổi học, thời gian học của học sinh lớp 1 tối đa chỉ nên dạy nhiều nhất từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng tương đương với 3,5 tiết học ở trường. Mỗi tuần sẽ có 4 buổi dạy tiếng Việt và chỉ cần một buổi dạy Toán là đủ. Riêng với khối 3, 4 và 5 nên chia 2 buổi học Toán và 3 buổi tiếng Việt vì môn Toán của các em đã khó hơn nhiều.
Bên cạnh đó, giáo viên sẽ nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm những nội dung thực hành và thầy cô giáo sẽ kiểm tra vào các buổi học tiếp theo. Với những môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Thủ công, Thể dục phụ huynh có thể hỗ trợ cho học sinh ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Khi học sinh đến trường trở lại, những môn học chưa học online sẽ được phân dạy dạy bổ sung thêm vào các buổi chiều.
Như thế, học sinh vừa không chán học vì áp lực mà vẫn nắm được kiến thức, phụ huynh cũng không phải bỏ công ăn việc làm nguyên ngày để kèm học cho con.
Những địa phương nào miễn 100% học phí năm học 2021 - 2022? Dịch COVID-19 kéo dài, nhiều địa phương quyết định miễn 100% học phí cho học sinh năm học 2021 - 2022. Nhiều tỉnh thành ban hành chính sách hỗ trợ học phí giúp phụ huynh đỡ khó khăn, đồng thời động viên, khuyến khích học sinh trước thềm năm học mới 2021 - 2022. Ngày 27/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh...