Muốn trò giỏi phải có thầy giỏi
“Uy tín thương hiệu của một trường đại học chính là chất lượng đầu ra của sinh viên. Mà muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi” -Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh quan điểm trên trong buổi đối thoại với CB, GV ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) ngày 19/9.
Ông Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng trong buổi đối thoại với CB, GV ĐH Duy Tân Đà Nẵng ngày 19/9.
Phát biểu trước khoảng 500 CB, GV ĐH Duy Tân trong buổi đối thoại nhân dịp đầu năm học, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng chất lượng đầu ra của một sinh viên (SV) chưa hẳn phụ thuộc vào cấp bậc bằng cấp. Một học viên tốt nghiệp trung cấp y dược Đà Nẵng chẳng hạn có năng lực tốt hơn SV tốt nghiệp hệ Cao đẳng ở một số đơn vị đào tạo khác. Điều đó được kiểm chức ngay trong thực tế, ngay trong năng lực công tác của những học viên, SV sau khi tốt nghiệp. Để các đơn vị tuyển dụng tin cậy, để nâng cao uy tín thương hiệu của trường học một cách tốt nhất chính là đào tạo ra những người giỏi, có năng lực. Mà muốn trò giỏi thì phải có thầy giỏi. Đó là nguyên tắc, là yếu tố quyết định trước hết và trên hết. Cho nên trường học phải trọng thầy giỏi, tìm thầy giỏi, có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” để thu hút nhân tài.
Bí Thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh quan điểm “muốn trò giỏi phải có thầy giỏi” trong buổi nói chuyện với CB, GV ĐH Duy Tân.
Ông Thanh dẫn chứng một trường hợp “chiêu hiền đãi sĩ” cụ thể như đích thân ông 5 lần 7 lượt mời cho được một vị GS.TS chuyên ngành hàng đầu từ Hà Nội về công tác tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Muốn xây dựng một tổ chức tốt thì chính tổ chức phải đi tìm những cán bộ giỏi, có năng lực chứ không chỉ việc ngồi đợi các ứng viên tìm tới. Một trường ĐH cũng vậy thôi. Khi mà chất lượng đầu ra của SV được khẳng định, dần dần sẽ tạo nên tiếng tăm cho trường học. Và khi đó, chính các đơn vị tuyển dụng sẽ “đặt hàng” ngay từ khi SV còn ngồi trên ghế nhà trường, chứ SV ra trường không phải vác đơn đi xin việc.
Theo báo cáo của trường ĐH Duy Tân thì tỷ lệ SV, HS tốt nghiệp có việc làm là trên 85%. Song phải thẳng thắn nhìn nhận tỷ lệ SV tốt nghiệp ra trường có việc làm nhờ những mối quan hệ sẵn có là bao nhiêu, tỷ lệ SV được các đơn vị tuyển dụng “trải thảm” dựa vào năng lực thực sự là bao nhiêu. Tỷ lệ SV được tuyển dụng dựa vào năng lực thực sự mới là con số chính xác nói lên chất lượng đào tạo của trường học.
Tư vấn định hướng đào tạo cụ thể cho trường hợp Trường ĐH Duy Tân, ông Thanh cho rằng trường không nên đào tạo tràn lan kiểu hệ nào cũng có, ngành nào cũng có kiểu “bách hóa tổng hợp”, mà phải tập trung vào các ngành mũi nhọn, dựa trên cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thế mạnh của nhà trường và nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Chẳng hạn như Đà Nẵng đang hướng tới phát triển ngành Công nghiệp công nghệ cao, CNTT chẳng hạn Đà Nẵng đang thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch…, thì cứ bám vào nhu cầu nhân lực thực tế cho các ngành nghề, lĩnh vực trên mà đào tạo. Đừng để tình trạng phân bổ chỉ tiêu ồ ạt, các trường đào tạo tràn lan không định hướng, không nhắm tới nhu cầu thực tế của xã hội.
Video đang HOT
Trả lời trực tiếp câu hỏi của một giảng viên trong buổi đối thoại về việc trường ĐH Duy Tân có nên mở ngành đào tạo Y dược không, ông Thanh thẳng thắn nói không, đồng thời chỉ ra nguyên nhân đây không phải là thế mạnh đào tạo của trường, trường chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào tạo tốt. Ngay thực tế ở Đà Nẵng, Trường CĐ Y tế có triển vọng phát triển đào tạo tạo các ngành này bởi họ thực sự có nền tảng, có thế mạnh đào tạo chuyên ngành này. ĐH Đà Nẵng cũng mở ngành này nhưng lại không có tiến triển.
Một giảng viên khác đưa ra vấn đề các doanh nghiệp còn phân biệt tuyển dụng giữa sinh viên trường công và trường tư, họ chê SV ngoài công lập và đặt câu hỏi làm thế nào để thay đổi thực trạng này. Ông Thanh quay trở lại vấn đề uy tín thương hiệu của trường học dựa trên chất lượng đầu ra. Để khẳng định mình, để SV ra trường được tiếp nhận, trọng dụng, nhà trường phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo ra những người giỏi thì không bị doanh nghiệp phân biệt đối xử.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Bằng một đằng, chuyên môn một nẻo
Có ít nhất hai trưởng khoa tiếng Anh của hai trường ĐH lớn tại TP.HCM đều không phải tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh mà là tiến sĩ ngôn ngữ học so sánh.
Có khoa tiếng Anh hầu như không ai là tiến sĩ đúng chuyên ngành. Để có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, họ bèn... đi học ngôn ngữ học so sánh.
TS Vũ Thị Phương Anh - phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập - dẫn chứng như trên về thực trạng nhiều giảng viên có bằng cấp... chẳng dính dáng đến chuyên môn giảng dạy. Thực trạng bằng cấp một đằng, chuyên môn một nẻo này được nhiều chuyên gia nhìn nhận "đã tồn tại từ lâu và hiện rất phổ biến".
Thạc sĩ kinh doanh dạy... thiết kế web
"Khối ngoại ngữ thì học ngôn ngữ học so sánh như là lối thoát cho những người không lấy được bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên môn.
Bằng một đằng, chuyên môn một nẻo
Còn quản lý giáo dục là lối thoát cho những người phó trưởng khoa lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ rồi làm trưởng khoa, phó hiệu trưởng, hiệu trưởng... Theo quan sát của tôi, vấn đề này rất phổ biến"
TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANHTheo tìm hiểu của chúng tôi, lớp cao học quản trị kinh doanh của một trường ĐH ngoài công lập ở TP.HCM có đến 80% học viên "xuất thân" từ những ngành học trái ngành. "Nhiều người theo học khi đang là giảng viên công nghệ thông tin, điện - điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học và những ngành kỹ thuật, công nghệ khác.Lấy bằng thạc sĩ xong, có người tiếp tục giảng dạy chuyên môn cử nhân của mình. Học cao học các ngành kỹ thuật, công nghệ... khó nhai lắm.Còn cao học quản trị kinh doanh thi đầu vào hơi khó một chút. Nhưng vào được rồi chỉ cần đi học đầy đủ là qua hết" - một học viên của lớp nói.
Ngoài ra, hưởng ứng quy định "ba công khai" của Bộ GD-ĐT, nhiều trường ĐH đã công khai đội ngũ giảng viên của trường trên trang thông tin điện tử.
Không khó để tìm thấy giảng viên có bằng thạc sĩ ngành này nhưng giảng dạy ở ngành kia. Đơn cử trường ĐH T ghi rõ giảng viên T.Đ.H.T. (khoa công nghệ thông tin), thạc sĩ quản trị kinh doanh, nhưng chuyên ngành giảng dạy là... tin học lập trình VB.NET.
Trong học kỳ 1 năm học này, thạc sĩ T.Đ.H.T. được xếp thời khóa biểu giảng dạy môn tin học kế toán. Tương tự, thạc sĩ quản trị kinh doanh D.Đ.V. cũng được ghi chú chuyên môn giảng dạy là thiết kế website...
TS Kiều Xuân Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM - cho biết: "Những năm gần đây, trường có nhiều giảng viên là cử nhân công nghệ thông tin, công nghệ môi trường, xây dựng... đi học và lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện trường đang chuẩn hóa, siết chặt lại chuyên môn của đội ngũ giảng viên nên chỉ tuyển dụng những người có bằng thạc sĩ đúng với chuyên môn từ ĐH. Song song đó, trường hợp thạc sĩ trái ngành từ trước trường khuyến khích đi học lại thạc sĩ đúng chuyên môn mới được đứng lớp và tính giờ giảng theo trình độ thạc sĩ".
Tương tự, trưởng phòng đào tạo một trường ĐH ngoài công lập thừa nhận ở trường hiện có khoảng 10 giảng viên có bằng thạc sĩ trái chuyên môn. Một người công tác lâu năm trong lĩnh vực giáo dục (đề nghị không nêu tên) nhận định: "Chưa có thống kê đầy đủ nhưng ước tính số giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ trái với chuyên môn đang đứng lớp tại các trường ĐH, CĐ hiện chiếm khoảng 20%. Thực tế này dẫn đến nhiều giảng viên bằng cấp cao nhưng chuyên môn giới hạn".
Kẽ hở trong quy định
Theo một số chuyên gia giáo dục, những ngành như quản lý giáo dục, ngôn ngữ học so sánh, quản trị kinh doanh... lâu nay luôn là lối thoát để nhiều giảng viên "củng cố" bằng thạc sĩ, tiến sĩ của mình theo quy định để giảng dạy, quản lý.
TS Vũ Thị Phương Anh phân tích: "Giảng viên chọn học trái ngành là bởi dễ học. Những ngành họ chọn đa số là ngành xã hội, nhân văn, kinh tế, quản lý giáo dục... bởi học cao học những ngành này học viên có thể tự làm bài tập ở nhà, thậm chí có thể nhờ người khác làm thay. Những giảng viên này vẫn đứng lớp được vì chỉ nhắc lại kiến thức trong sách vở chứ nghiên cứu khoa học rất yếu. Thành ra số thạc sĩ, tiến sĩ cứ tăng lên trong khi chất lượng giáo dục đi xuống".
Tương tự, PGS.TS Phạm Xuân Hậu (Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận "phong trào đi học trái ngành hiện rất nhiều, rất phổ biến" bởi luật không quy định người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ đúng chuyên môn mới được giảng dạy.
TS Hậu nói: "Khá nhiều người ở chuyên môn học lên của mình có những tiêu chí họ không đáp ứng được. Đặc biệt là những ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật học lên cao đòi hỏi phải tốn công sức, tiền bạc. Trong khi đó, chỉ cần học chuyển đổi vài môn là có thể học ở ngành khác đơn giản hơn.
Do đó đang tồn tại một thực trạng kiểu như có cử nhân tiếng Anh học thạc sĩ quản lý giáo dục và hưởng lương theo giờ giảng tiếng Anh của thạc sĩ". TS Nguyễn Văn Nam - Trường ĐH Lạc Hồng - thừa nhận để có bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định, nhiều giảng viên sẵn sàng đi đường tắt là học trái ngành.
Để giải quyết vấn đề, theo TS Vũ Thị Phương Anh, Luật giáo dục ĐH cần quy định rõ người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ phải đúng chuyên môn mới đủ điều kiện giảng dạy.
Theo tuổi trẻ
Xu hướng mới: Học không cần đến trường Bùi Huy Khang, sinh năm 2002, là một trong số ít cậu bé không đến trường tiểu học như các bạn khác. Lựa chọn cách học không vì bằng cấp Mặc dù đã lên 10 tuổi nhưng Khang mới đang học chương trình tương đương lớp 2 của chương trình tiểu học này. Anh Bùi Huy Kiên, bố của Khang cho biết: "Cháu...