“Muốn sống tối giản thì tốt nhất là không nên có con”: Bà mẹ 4 con chứng minh điều ngược lại, càng nhiều con càng có cơ hội tiết kiệm
Bà mẹ trẻ đã đưa ra một số lập luận khiến nhiều phụ huynh cũng cảm thấy đồng tình.
Rất nhiều người cho rằng việc sống tối giản không phù hợp với những gia đình có con nhỏ, bởi những đứa trẻ sẽ “ngốn” rất nhiều đồ đạc. Từ quần áo, đồ chơi, sách vở… và một trăm khoản không tên khác. Một số người khác lại cho rằng đây là lối suy nghĩ sai lầm, chẳng nhẽ vì vậy mà họ không có ý định sinh con?
Minh Trang, bà mẹ có 4 đứa con cho rằng khi có con, đặc biệt là có nhiều con sẽ giúp hai vợ chồng có cơ hội sống tối giản và thử các cách chi tiêu tiết kiệm. Nổi tiếng là một bà mẹ sống giản dị, cho con tiếp xúc với thiên nhiên và không gian ngoài trời nhiều nhất có thể, Minh Trang khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi cách giáo dục và chăm sóc 4 bạn nhỏ Daisy, Bánh Mì, Bơ, Ruốc. Các bé rất nhanh nhẹn, thông minh, hiểu chuyện và rất nề nếp.
Theo bà mẹ 4 con, tiết kiệm để không lãng phí, để giảm chi tiêu những khoản không cần thiết, tập trung cho các khoản thiết yếu hơn. Quan trọng hơn là khi bố mẹ tiết kiệm sẽ dạy cho các bạn nhỏ 1 đức tính quan trọng cho quãng đời sau này. Ngoài ra, tiết kiệm còn góp phần bảo vệ môi trường. Cùng lắng nghe bà mẹ 4 con chỉ ra 11 tips cho việc chi tiêu và tiết kiệm khi có một gia đình đông con như thế nào nhé.
Nhà có 4 em bé nhưng Minh Trang vẫn có lối chi tiêu rất hợp lý giúp tiết kiệm thêm.
1. Chọn đồ mình thực sự cần. Đồ mình CẦN nghĩa là nếu không có món đồ đó thì sẽ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hiện tại của mình.
2. Đồ mình không cần thì dù giá rẻ hay được sale nhiều bao nhiêu cũng là chi tiêu không cần thiết, lãng phí.
3. Đồ thiết yếu không có hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng siêu dài thì có thể mua số lượng nhiều 1 lúc cho tiết kiệm chi phí, vì thường mua số lượng lớn bao giờ cũng có giá tốt hơn là mua lẻ. Ví dụ như: bỉm, sữa, giấy ăn, giấy vệ sinh, nước giặt, đồ thực phẩm khô…
4. Đồ dùng dùng thường xuyên, theo cặp, như kiểu tất (vớ) mình thường mua cùng màu, cùng loại, đảm bảo vừa đỡ mất thời gian tìm kiếm phân loại, vừa đảm bảo nếu lỡ may thất lạc 1-2 chiếc thì vẫn yên tâm không lo cọc cạch, lãng phí.
Video đang HOT
5. Đồ dùng cá nhân của các bạn nhỏ sẽ dán sticker ghi tên đầy đủ, nhất là đồ mang tới lớp, để tránh thất lạc, nếu thất lạc thì cũng dễ tìm lại. Với quần áo thì mình dùng bút marker viết tên vào mác quần áo hoặc mặt trong phần gấu áo, cạp quần. Với bình nước, ba lô, cốc đánh răng, bàn chải, kem đánh răng, chăn, gối… thì khâu tên hoặc dùng bút đánh dấu để viết tên lên.
6. Với các đồ dùng không cần dùng quá lâu năm hoặc các đồ nội thất lớn, các đồ máy móc, dụng cụ giá trị cao, ưu tiên mượn hoặc xin hoặc mua lại đồ dùng rồi nhưng chất lượng vẫn đảm bảo. Ví dụ như nôi cũi, xe đẩy em bé, máy hút sữa, đồ thiết bị bếp, thiết bị gia dụng…
7. Ngược lại, nếu có đồ dùng còn tốt nhưng không có nhu cầu sử dụng nữa, mình thường đăng bán thanh lý hoặc cho/tặng những người cần, vừa đỡ tốn chỗ trong kho, để lâu dễ hư hại, hỏng hóc, giảm giá trị, lại thu hồi được 1 chút chi phí để dùng cho các việc cần thiết khác. Đơn giản và nhanh nhất là post thông tin các món cần mua/thanh lý trên facebook cá nhân, ngoài ra thì có 1 số hội nhóm thanh lý khác. Mình thường ưu tiên mua/thanh lý của người quen, hoặc các hội nhóm mình quen biết (ví dụ group cư dân của chung cư nhà mình), vì 1 là người mua/bán sẽ ở gần mình, việc xem hàng/mua bán cũng dễ dàng, 2 là đảm bảo là người thật việc thật, tránh các trường hợp ở xa, không thể xác thực thông tin dẫn đến nguy cơ lừa đảo đáng tiếc.
8. Mua hàng chính hãng, từ các kênh bán hàng uy tín. Vì mua phải hàng giả, kém chất lượng, hoặc không có bảo hành, không được hỗ trợ đổi trả cẩn thận thì dù rẻ hơn 1 chút nhưng thực ra vẫn là đắt và lãng phí. Mình siêu thấm thía vụ này sau khi làm mất đôi tai nghe airpod xong tiếc tiền nên mua 1 đôi giá rẻ, nhưng về dùng siêu chán và được vài ngày là cất vào ngăn kéo, thế nên tuy chỉ 500.000 đồng thì vẫn cứ là lãng phí.
9. Các dịp đặc biệt như sinh nhật, 8/3, 20/10, sắp sinh em bé… mình hay gửi wishlist tới những người thân thiết nhất của mình, và cũng khuyến khích mọi người gửi wishlist vào các dịp đặc biệt của họ. List đồ sẽ đa dạng các khoảng giá để người nhận linh hoạt lựa chọn theo khả năng của mình. Đây là việc khá phổ biến ở nước ngoài, đảm bảo người nhận sẽ nhận được đồ họ thực sự cần, người tặng đỡ mất công phải nát óc suy nghĩ, đoán đoán các kiểu, tránh lãng phí rất nhiều.
10. Đồ thực phẩm nên ưu tiên mua đồ địa phương và theo mùa, sẽ rẻ tươi hơn vì không mất nhiều chi phí như đồ nhập khẩu và trái mùa.
11. Tip cuối cùng của mình là tăng cường tự làm, đồ DIY (do it yourself – tự tay làm lấy) trong khả năng có thể, thay vì mua sẵn. Những dịp đặc biệt, các bạn nhỏ nhà mình thường tự làm thiệp, tự làm quà tặng cho bố mẹ, ông bà, bạn bè. Hàng sáng chúng mình tự pha cafe, tự nấu và ăn sáng ở nhà, thi thoảng tự nấu trà sữa, tự làm các món ăn vặt yêu thích cùng nhâm nhi với nhau, vừa an toàn, đảm bảo lành, sạch, vừa vui, và đương nhiên cũng tiết kiệm nhiều.
Lương 5 - 7 triệu vẫn đủ để sống thoải mái, "lận lưng" thêm cuốn sổ tiết kiệm 200 trăm triệu chỉ nhờ 4 phương pháp chi tiêu đơn giản
Kiếm nhiều tiền không bằng chi tiêu làm sao cho hợp lý.
Hồi mới ra trường, nhận công việc với đồng lương bấp bênh chỉ 5 triệu, tôi thấp thỏm lo lắng cực kỳ. Câu hỏi làm thế nào để không lâm vào cảnh khốn khó và có thêm chút tiền tiết kiệm cho những nguy cấp cứ ám ảnh tôi mãi. Thế nhưng, chỉ sau gần 6 năm đi làm, dù lương chỉ tăng lên thành 7 triệu, tôi vẫn có cuộc sống rất thoải mái, thậm chí là còn kịp lận lưng thêm gần 200 triệu tiền tiết kiệm.
Nói ra có người lại cho rằng tôi nói điêu, lương 5 - 7 triệu chắc gì đã đủ sống còn ở thành phố đắt đỏ nói gì có dư tận 200 triệu. Song, điều đó hoàn toàn là có thể nếu bạn biết cách chi tiêu hợp lý, hạn chế các khoản chi của bản thân ở ngưỡng an toàn. Hay đơn giản nhất là áp dụng triệt để 4 cách sau.
Chia nhỏ các khoản chi tiêu
Mới nghe đến đây nhiều người đã lắc đầu từ chối, bởi lẽ ngay từ bước đầu đã phải chi li tính toán từng khoản nhỏ như thế này, còn gì là thoải mái. Song, nếu thật sự muốn có cuộc sống dư dả và tiết kiệm được tiền, bạn bắt buộc phải có một kế hoạch chi tiêu rạch ròi và tỉ mỉ để không phạm vào lối vung tiền quá tay, lãng phí đi thu nhập hằng tháng cho những thứ không đáng có.
Tùy theo mức thu nhập mà mỗi người thường có một công thức chia nhỏ các khoản chi khác nhau. Song, công thức phổ biến nhất vẫn là: khoản chi thiết yếu 60% thu nhập, backup cho những thứ lặt vặt phát sinh 10%, tự do tài chính và hưởng thụ 20%, tiết kiệm 10%.
Không vượt qua các giới hạn chi tiêu
Đặt ra ngưỡng chi tiêu hợp lý và không đi quá giới hạn đó, hoàn toàn có thể đem lại cho bạn cuộc sống sung túc về lâu về dài. Đừng xem đây như một mệnh lệnh bắt buộc, gò ép bản thân phải cân đo đong đếm làm sao chỉ gói gọn những khoản chi trong mức giới hạn. Mà hãy xem đây như một mục tiêu để phấn đấu cho tương lai của bạn. Lời khuyên để áp dụng cách thức này dễ nhất là tập thói quen ghi lại tất cả những khoản chi nhỏ lẻ tới to lớn mỗi tháng của bạn để kiểm soát tất cả dòng tiền ra vào.
Tất nhiên, sẽ có những tháng có quá nhiều vấn đề phát sinh khiến bạn rơi vào trạng thái thâm hụt tiền bạc. Thế nhưng, tiêu lẹm vào phần tiền tiết kiệm luôn là điều tối kỵ lớn nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân. Thay vào đó, bạn có thể chọn cách giải quyết và là giữ nguyên số tiền thừa gửi tiết kiệm như kế hoạch, số tiền đội giá thì vay bạn bè hoặc người thân. Việc trả nợ sẽ được trừ thẳng vào số tiền chi tiêu thiết yếu, backup hoặc cắt bớt các khoản hưởng thụ trên. Song đây chỉ là cách làm khi quá bí bách, cần phải tiêu gấp số tiền đó. Còn nếu vẫn có thể chi tiêu đúng kế hoạch đặt ra, hãy luôn tuân thủ đúng theo quy tắc, đừng mờ mắt trước những cuộc sắm sanh, ăn chơi và tụ họp quá nhiều.
Sống tối giản để tiết kiệm chi phí
Sống tối giản tất nhiên không phải là bỏ hết các nhu cầu cá nhân hay việc hưởng thụ cuộc sống đi. Mà nó mang hàm nghĩa hãy cắt giảm những thứ không cần thiết đến mức tối đa để bảo vệ túi tiền của bạn.
Ví dụ dễ hiểu nhất là thay vì thuê một mình một căn phòng, bạn có thể share ra với 1 - 2 người bạn nữa. Thay vì chọn ăn ngoài mọi lúc, mọi nơi, bạn có thể tập nấu ăn tại nhà và chỉ ăn sang chảnh vào dịp đặc biệt. Thay vì mua sắm đồ dùng theo trend bạn có thể chọn thứ phù hợp, có thể sử dụng lâu dài...
Đừng chỉ dùng tiền đẻ tiền bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng
Nếu lương của bạn là 5 - 7 triệu, mỗi tháng bạn chỉ có thể tiết kiệm được 500k - 1 triệu kể cả khi siết chặt các khoản chi, giới hạn bản thân ở các ngưỡng an toàn. Cộng dồn với lãi suất ngân hàng, cố lắm trong 6 năm bạn chỉ có thể dư dả chưa tới 100 triệu. Thế nên, đừng chỉ dùng tiền đẻ ra tiền bằng mỗi cách tiết kiệm ngân hàng.
Thay vào đó, bạn có thể chấp nhận rủi ro chút ít nhưng kiếm được nhiều hơn nếu tập tành nghiên cứu đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu và kinh doanh nho nhỏ trong thời gian không vướng bận công việc. Lợi nhuận bạn có thể tiết kiệm tất hoặc lại chia nhỏ ra để tái đầu tư, chi tiêu thêm một phần cho thoải mái và giữ lại tiết kiệm một ít tùy theo ý muốn. Có thể ban đầu bạn thấy phí công sức, lời lãi chẳng được bao nhiêu, song "tích tiểu thành đại", số tiền nhỏ bé bạn đẻ ra lúc này hoàn toàn có thể là một khoản khổng lồ theo năm tháng.
Kết
Nhiều người vẫn cho rằng lương thấp còn phải tiết kiệm là điều gì đó nặng nề và khó khăn ghê lắm. Song, tiết kiệm không quá khó, quan trọng là mỗi món tiền bạn chi ra đều có kế hoạch và mục tiêu cụ thể, không vung tay quá trán so với mức thu nhập là được. Học cách siết chặt chi tiêu ngay từ đầu không chỉ đảm bảo cho tương lai sau này của bạn mà còn phần nào giúp bạn giảm đi áp lực, nỗi lo làm sao để duy trì cuộc sống hằng ngày. Làm được điều này, lương thấp cũng có thể khiến bạn sống thoải mái và hạnh phúc hơn rất nhiều.
Ảnh: Tổng hợp
Cô giáo Hưng Yên tiết kiệm được một nửa tiền chi tiêu mỗi tháng sau khi lựa chọn sống tối giản Cuộc sống sau tối giản mang đến rất nhiều lợi ích cho chị Nguyễn Huế cả về tinh thần, công việc, mối quan hệ và tiền bạc. Chị Nguyễn Huế quê ở Hưng Yên đã ra trường từ 6 năm trước và chủ yếu dạy trường phổ thông liên cấp, các trường tư. Sau đó khi sinh bé đầu lòng, chị bỏ đi...