Mượn SGK: Nếu HS gặp trường hợp như mưa lũ khiến sách hỏng thì có phải đền?

Theo dõi VGT trên

Nhiều ý kiến về việc làm thể nào để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nếu thực hiện mua SGK cho học sinh mượn khi hiện nay đang có nhiều bộ sách cùng lúc.

Phương án trích 3.500 tỷ đồng ngân sách mua sách giáo khoa để đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được nhiều ý kiến góp ý từ xã hội trong thời gian qua.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều hiệu trưởng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất mới, tuy nhiên cũng có ý kiến đặt ra vấn đề làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách. Hiện nay, thực hiện theo chương trình mới, mỗi địa phương có thể sử dụng các bộ sách khác nhau, chưa kể, nội dung sách còn điểm tranh cãi và tính ổn định lâu dài cũng còn phải chờ đánh giá cụ thể.

Thực hiện quy trình mượn, bảo quản sách không rập khuôn với mọi trường hợp

Ông Nguyễn Khắc Điệp – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai, huyện Nam Trà My ( Quảng Nam) chia sẻ niềm vui khi biết về đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

“Nếu đề xuất mới này được phê duyệt thì quá tốt! Từ khi thực hiện chương trình mới, giá sách giáo khoa tăng cao hơn nhiều, mà đầu năm học còn bao nhiêu khoản khác phải lo, nên đối với các gia đình học sinh khó khăn, chi phí mua sách trở thành gánh nặng. Do đó, đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thật sự rất nhân văn!”

Mượn SGK: Nếu HS gặp trường hợp như mưa lũ khiến sách hỏng thì có phải đền? - Hình 1

Thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ảnh: Website nhà trường

Theo thầy Điệp chia sẻ, Trà Mai là một xã miền núi, học sinh ở đây chủ yếu là con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khó khăn.

“Xã Trà Mai vừa mới “thoát nghèo” trong quá trình thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới, tuy nhiên thực tế đời sống bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Do đã “thoát nghèo” nên nhiều chế độ chính sách của Nhà nước dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đã không còn được áp dụng.

Vì vậy, nếu các em học sinh được mượn sách miễn phí thì gánh nặng kinh tế tới các bậc phụ huynh sẽ giảm, đồng thời đây cũng là giải pháp giúp khuyến khích tinh thần học tập của các em”, thầy Điệp nói.

Toàn Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai có 276 học sinh từ khối 6 đến khối 9; trong đó có 186 học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước đây, cứ hàng năm trước khi khai giảng năm học mới, thầy Điệp cùng các thầy cô giáo trong trường thường kêu gọi đồng nghiệp từ nhiều nơi, cả trong tỉnh và ngoài tỉnh vận động, quyên góp, xin sách cũ cho trường, xây dựng thư viện dùng chung cho học sinh mượn.

Tuy nhiên, từ khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, với việc mỗi địa phương lựa chọn các bộ sách khác nhau, và có nhiều danh mục sách được phê duyệt, hành trình xin sách cho học sinh của thầy Điệp gặp nhiều khó khăn hơn. Vì phải xin đúng loại sách trong bộ sách mà học sinh trường mình sử dụng đối với lớp 6 và hết năm nay là cả đối với lớp 7 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2018).

Video đang HOT

Để sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách 3.500 tỷ cho việc trang bị sách giáo khoa, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Trà Mai kiến nghị:

Trước tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chỉ đạo tới các địa phương thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu cụ thể, tránh tình trạng “cào bằng” khi cấp sách giáo khoa.

Nguồn ngân sách của Nhà nước là có hạn, đồng thời là tiền của nhân dân, vì vậy phải tính đúng, tính đủ, sử dụng sao cho hiệu quả, tránh việc mua ào ạt sách giáo khoa, nơi thừa, nơi thiếu.

Thứ hai, theo thầy Điệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thống nhất việc sử dụng một bộ sách giáo khoa dùng chung thay vì mỗi địa phương lựa chọn một bộ sách khác nhau.

“Nếu việc cho mượn sách giáo khoa được thực hiện, theo tôi Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính đến việc thống nhất một bộ sách giáo khoa để tránh việc sách sử dụng một năm rồi không tái sử dụng được cho những vùng miền khác nhau vào những năm sau.

Kiến thức ở bậc phổ thông về cơ bản có vai trò chính là trang bị kiến thức nền cho học sinh, vì thế việc sử dụng thống nhất về sách sẽ giúp tạo ra sự thống nhất trong việc học và xây dựng đề thi”, thầy Điệp nói.

Thứ ba, thầy Điệp kiến nghị, khi cho học sinh mượn sách, nhà trường cần có quy ước rõ ràng về quy định mượn, bảo quản để rèn luyện cho học sinh thói quen giữ gìn sách vở.

“Thực tế như ở trường tôi, việc cho mượn sách giáo khoa đã được thực hiện từ lâu. Cứ đầu năm học, khi cho học sinh mượn sách, tôi đều quán triệt tới các em rằng phải giữ gìn cẩn thận, nếu hư hỏng thì sẽ phải tự bỏ tiền ra để bù lại.

Tuy nhiên, với những em có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp trường hợp đặc biệt như mưa lũ làm hỏng sách mượn thì nhà trường cũng hết sức tạo điều kiện, không yêu cầu đền bù, việc thực hiện quy định mượn sách và bảo quản không rập khuôn máy móc với mọi trường hợp”, thầy Điệp nói.

Khó tránh được nhu cầu thừa, thiếu sách bộ môn ở từng năm học

Mượn SGK: Nếu HS gặp trường hợp như mưa lũ khiến sách hỏng thì có phải đền? - Hình 2

Sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Doãn Nhàn

Khác với thầy Điệp cho rằng nên sử dụng chung một bộ sách giáo khoa, thì thầy Khuất Đăng Khoa – Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng (Thạch Thất, Hà Nội) lại cho rằng việc chọn sách giáo khoa phụ thuộc vào trình độ học tập của học sinh ở các khu vực khác nhau.

Theo thầy Khoa, đề xuất mua sách giáo khoa cho học sinh mượn là một chính sách tốt, và nên để tất cả các em học sinh có nhu cầu đều được mượn thay vì chỉ áp dụng với học sinh vùng khó khăn.

Đối với học sinh cấp 3, việc lựa chọn sách còn phụ thuộc vào nhu cầu lựa chọn các môn học của các em. Vì vậy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng kiến nghị: “các trường cần căn cứ theo số lượng học sinh, nhu cầu, học sinh đăng ký ban nào, môn học nào thì đăng ký cơ cấu sách cần mượn cho phù hợp”.

Nhu cầu lựa chọn các môn học của học sinh sẽ thay đổi theo từng năm học, do đó theo thầy Khoa, nhà trường cần có tính toán và cân đối để tránh lãng phí, “không thể có ngân sách để năm nào cũng cấp để mua sách giáo khoa”. Do đó, thầy Khoa nhấn mạnh các trường học cần phải thật kĩ lưỡng tính toán nhu cầu sử dụng. Tất nhiên sẽ khó tránh được tình trạng thừa, thiếu sách bộ môn ở từng năm học do nhu cầu của học sinh, nhưng nhà trường cần đảm bảo tỷ lệ này thấp nhất có thể.

Một chương trình nhiều bộ SGK: Cần mua sách mỗi bộ theo tỉ lệ nào?

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng ngân sách 3.500 tỷ là một số tiền rất lớn, vì vậy cần phải tính toán thật kỹ để tránh có thêm một 'Việt Á' trong giáo dục.

Đề xuất trích ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cho các thư viện trường học để sử dụng chung là giải pháp được nhiều người ủng hộ nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến lo lắng, băn khoăn về việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách lớn này.

Đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo mua bản quyền sách, nhà xuất bản đấu thầu phát hành

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng ngân sách 3.500 tỷ đồng là một số tiền rất lớn, vì vậy cần phải tính toán thật kỹ để tránh có thêm một "Việt Á" trong giáo dục.

"Theo quan điểm cá nhân của tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính đến phương án mua bản quyền sách bởi vì cơ cấu chi phí tác giả biên soạn là phần tiền không lớn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo theo ước tính có thể chi khoảng 100-200 tỷ đồng cho các tác giả, thẩm định viên và bản quyền, còn lại khâu xuất bản, phát hành sẽ đấu giá để các nhà xuất bản tham gia thầu... Như vậy, chúng ta có thể yên tâm không bị thổi giá độc quyền sách".

Một chương trình nhiều bộ SGK: Cần mua sách mỗi bộ theo tỉ lệ nào? - Hình 1

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ảnh: Tùng Dương

Với cách làm này, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh tính toán rằng sẽ giúp tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước lên đến hàng nghìn tỷ đồng, từ đó sử dụng tiền tiết kiệm được để chi cho các vấn đề giáo dục khác.

Ngoài ra, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi mua bản quyền sách giáo khoa nên tiến hành số hóa, phát hành bản sách giáo khoa điện tử để đông đảo học sinh được tiếp cận với giá thành rẻ nhất.

Đồng thời, việc xác định đối tượng thụ hưởng nếu thực hiện đề xuất mua sách đưa vào thư viện trường học cũng là một vấn đề theo Tiến sĩ Vinh cần phải nghiên cứu kỹ.

"Phương án trích 3.500 tỷ đồng năm đầu tiên để mua sách giáo khoa đưa vào thư viện trường học cho học sinh mượn, sử dụng nhiều lần cần được nghiên cứu, đánh giá tác động một cách chuẩn xác. Khi xây dựng chính sách, việc xác định rõ đối tượng thụ hưởng phải được nghiên cứu kỹ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên tham khảo kinh nghiệm sử dụng sách giáo khoa tại các nước tiên tiến khi triển khai chương trình này", Tiến sĩ Vinh đề xuất.

Thêm một vấn đề nảy sinh khi sử dụng ngân sách nhà nước để mua sách giáo khoa nữa là việc thực hiện một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa. Vậy mua sách mỗi bộ theo tỉ lệ như thế nào khi có rất nhiều bộ sách khác nhau trên thị trường, và mỗi địa phương lại dùng một hoặc cùng lúc nhiều bộ sách khác nhau?

Vì vậy, theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét và sử dụng chung một bộ sách giáo khoa để thống nhất trong việc mua sách và cho mượn ở các địa phương.

Nên chăng tập trung nhiều nguồn lực hơn cho cơ sở vật chất trường học

Một chương trình nhiều bộ SGK: Cần mua sách mỗi bộ theo tỉ lệ nào? - Hình 2

Có ý kiến cho rằng việc chi con số 3.500 tỷ đồng cho sách giáo khoa là lãng phí, thay vào đó Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tập trung nhiều nguồn lực hơn cho cơ sở vật chất trường học. Ảnh minh họa: Doãn Nhàn

Giữa các ý kiến đánh giá đề xuất trích ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa đưa vào thư viện là việc làm nhân văn, vẫn có ý kiến cho rằng việc chi khoản tiền 3.500 tỷ đồng cho sách giáo khoa là quá lớn và không cần thiết.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Hiệu trưởng một trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội bày tỏ quan điểm:

"Việc sử dụng ngân sách nhà nước để mua sách đưa vào thư viện cho học sinh mượn nhìn sơ qua là chính sách tốt, về lợi ích trước mắt là người dân, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn không phải bỏ tiền ra để mua sách. Tuy nhiên nếu nhìn sâu vấn đề thì lại có những điểm cần phải xem xét kỹ lưỡng".

"Chúng ta biết rằng nguồn ngân sách là có hạn, vì vậy tất nhiên nó sẽ bị chi phối bởi nguyên lý "phồng chỗ nọ xẹp chỗ kia". Nguồn ngân sách đã bị cắt một khoản để chi cho sách giáo khoa thì rõ ràng nguồn lực cho các yếu tố khác trong giáo dục sẽ bị giảm đi.

Trong khi cơ sở vật chất tại các trường công lập hiện nay đã xuống cấp trầm trọng; không chỉ vùng khó, ngay tại thành phố cũng có tình trạng các trường bị dột, nứt, lở tường thường xuyên", vị Hiệu trưởng chia sẻ.

Vị Hiệu trưởng này cũng bày tỏ băn khoăn về các chính sách giáo dục thay đổi thường xuyên:

"Cá nhân tôi thấy rằng đề xuất này dường như đang theo hướng chiều theo dư luận xã hội nhiều hơn là một chính sách cứng.

Khi câu chuyện sách giáo khoa đang được quan tâm thì chúng ta lại dễ dàng bỏ quên các vấn đề giáo dục khác, mà rõ ràng khi tập trung nhiều nguồn lực cho vấn đề này thì nguồn lực khác sẽ bị thay đổi theo.

Tôi cho rằng không cần phải miễn phí sách giáo khoa, quan trọng nhất là tập trung vào nguồn lực nhà trường, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ ngày càng tốt hơn để giúp nhà trường không phải huy động người dân đóng góp, từ đó phần nào cũng tránh hiện tượng lạm thu ở một số cơ sở.

Còn câu chuyện sách giáo khoa thì nên để cho người dân, coi đó là một hình thức xã hội hóa giáo dục; các học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo quy định vẫn được các chính sách của nhà nước hỗ trợ.

Bây giờ, chúng ta đang nói nhiều đến các chiến lược lâu dài, rồi phát triển công nghệ dạng "mấy chấm" trong giáo dục, nhưng trang thiết bị của các nhà trường hiện nay đâu có đủ!".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tình cảnh trái ngược của Son Heung-min

Sao thể thao

18:21:30 22/11/2024
Đội trưởng tuyển Hàn Quốc tỏa sáng khi ghi bàn trong hai trận đấu tại vòng loại World Cup 2026 gặp Kuwait và Palestine. Thành tích này giúp anh vượt mốc 50 bàn thắng cho tuyển quốc gia.

Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới

Netizen

18:19:26 22/11/2024
Sau khi phát hiện mất 20 triệu đồng trong đám cưới, gia đình chú rể đã giữ 2 thợ trang điểm lại nhà và yêu cầu được kiểm tra toàn bộ đồ đạc.

'Vấn đề kháng kháng sinh có thể dẫn đến bẫy đói nghèo ở Việt Nam'

Sức khỏe

18:18:06 22/11/2024
Các quốc gia thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam với nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều về vấn đề nông nghiệp, xuất khẩu thì vấn đề kháng kháng sinh cũng tạo ra gánh nặng cho người dân.

Gã đàn ông nửa đêm tưới xăng đốt nhà người khác ở Hà Nội

Pháp luật

18:15:20 22/11/2024
Ngày 22/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoan (SN 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mức án 19 năm tù về tội Giết người.

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.

Không phải em út BTS, đây mới là người mà Rosé viết hẳn 1 ca khúc kể tội thao túng, chiếm hữu, tệ bạc?

Nhạc quốc tế

17:01:12 22/11/2024
Rosé thừa nhận nhân vật từng khiến cô trải qua mối quan hệ độc hại là nguồn cảm hứng rất lớn khi sáng tác những ca khúc cho album lần này khiến các fan càng thêm tò mò người này là ai

Chị Đẹp "máu chiến" nhất kiệt sức đến mức không còn muốn cạnh tranh

Tv show

16:52:12 22/11/2024
Từ Vòng solo đến Công diễn 1, giọng ca Em Không Là Duy Nhất thể hiện phong độ vượt trội với 2 màn trình diễn Mashup 3 Nàng và HOT.