Muôn nẻo lựa chọn trái ngành (2): Những trải nghiệm khó quên của tuổi trẻ
Có thể coi việc lựa chọn làm trái ngành đã thể hiện sự dũng cảm của thế hệ trẻ, dám bước ra khỏi “vùng an toàn” để kiến tạo tương lai.
Bước đi có phần mạo hiểm này đem đến cho các tân cử nhân hay sinh viên còn đang đi học nhiều kỷ niệm thú vị, nhưng cũng có không ít khó khăn, vấp ngã khó quên trên đường đời.
Những kỷ niệm khó quên
Theo học ngành Kinh tế – Luật của Học viện Tài chính, nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Duyên (23 tuổi) lại lựa chọn làm truyền thông, vì chị cảm thấy đây là công việc phù hợp và phát huy hết được khả năng của bản thân. Cũng chính quyết định này đã đem đến cho chị Duyên nhiều kỷ niệm khó quên.
Từng làm nhân viên truyền thông – marketing tại một công ty tư nhân, sau 2 tháng, chị Duyên không được trả lương vì giám đốc lấy lý do “sinh viên không có kinh nghiệm”. Đây cũng là lúc chị hiểu rằng, khi đã lựa chọn làm trái ngành, bản thân sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở.
“Ban đầu, tôi cảm thấy khá tệ bởi công sức bỏ ra nhưng không được nhận lại một cách xứng đáng. Nghĩ thoáng ra thì đó coi như tiền phí thực tập khi bước vào đời. Không được trả lương, chẳng khác nào đam mê của bản thân ngay khi mới vào nghề đã bị dội một gáo nước lạnh. Nhưng điều đó không khiến tôi chùn bước mà ngày càng quyết tâm hơn. Chỉ cần có quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ thành công” – chị Duyên chia sẻ.
Không dễ dàng từ bỏ, chị Duyên kết nối với những nhân viên cũ của công ty, thành lập dịch vụ marketing và truyền thông riêng. Sau gần 2 năm vận hành, các hoạt động đã dần đi vào ổn định và đem lại nguồn thu nhập cho các thành viên. Cũng từ “biến cố” đó mà chị Duyên trưởng thành hơn, gặp được những người bạn đồng hành cùng mình trong chặng đường sắp tới.
Tham gia các sự kiện truyền thông giúp chị Duyên tích lũy kinh nghiệm cho bản thân
Còn với anh Đỗ Trường Sơn (26 tuổi, quê ở Lào Cai), lựa chọn làm trái ngành không chỉ là trải nghiệm, mà đó còn là sự đánh đổi của tuổi trẻ. Khi còn là sinh viên, anh Sơn từng làm thêm ở vị trí nhân viên pha chế cho một quán cafe và rất yêu thích công việc này. Chia sẻ về tình yêu của mình với công việc pha chế, anh Sơn không giấu nổi niềm vui: “Tự tay pha chế ra một đồ uống mới, nghe tiếng đá lạo xạo trong bình shaker và nhìn ánh mắt vui vẻ của khách hàng khi thưởng thức đồ uống mình làm – đó là thứ cảm giác tuyệt vời đối với tôi”.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội, anh Sơn quyết định theo đuổi công việc pha chế đồ uống dù bố mẹ phản đối. “Bố mẹ tôi không đồng ý cho tôi theo đuổi công việc hiện tại, khiến có một thời gian, tôi không nói chuyện với cả bố và mẹ do bất đồng quan điểm. Dù đã từng thỏa hiệp và làm một công việc khác, nhưng đam mê pha chế quá lớn khiến tôi không thể nào từ bỏ. Cho đến bây giờ, khi nhớ lại, tôi vẫn cảm thấy không hối hận vì đã sống hết mình với đam mê của tuổi trẻ. Cũng nhờ lần đó mà bây giờ, bố mẹ hiểu tôi hơn rất nhiều” – anh Sơn chia sẻ.
Video đang HOT
Sau 4 năm cố gắng làm việc, anh Sơn đã chứng minh và thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho mình theo đuổi công việc này. Đầu năm 2021, anh dự định sẽ cùng người quen mở một quán cafe nhỏ tại Hà Nội, để bắt đầu con đường kinh doanh riêng.
Pha chế đồ uống là công việc mà anh Đỗ Trường Sơn theo đuổi
Những vấp ngã khó quên khi chọn làm trái ngành
Quyết định làm trái ngành vì đam mê, bản thân mỗi người đều sẽ có sự quyết tâm và nhiệt huyết đối với công việc. Tuy nhiên, việc chưa có kinh nghiệm và không được đào tạo chuyên sâu khiến nhiều cử nhân sau khi ra trường gặp bất lợi với những vấp ngã khó quên.
Chẳng hạn, khi tìm đến các khóa học bên ngoài, không ít người bị lừa bởi các hình thức dạy học online, “truyền cảm hứng” để mở lớp thu tiền.
Anh G.D (27 tuổi – sinh viên ngành Luật), quyết định sau khi ra trường thì sẽ tự kinh doanh nội thất. Do vậy, anh D theo học một lớp dạy vẽ và tư duy hội họa, để tự thiết kế sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình.
Song mọi thứ không được như dự tính. Anh D kể lại: “Trong con ngõ nhỏ đối diện Đại học Kiến trúc có một ngôi nhà 4 tầng, treo đầy các tượng điêu khắc. Với một người chưa biết gì về kiến trúc, lúc đó tôi cảm thấy rất chuyên nghiệp. Lớp học lại do mẹ của người quen tìm được, nên tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì mà cứ học thôi”.
Theo học 3 tháng nhưng anh D không được chỉ dạy nhiều, nhiều bài giảng còn làm ảnh hưởng tới tư duy nghệ thuật của anh. Thậm chí, vì từng bị “thầy giáo” quấy rối tình dục nên anh D bỏ học giữa chừng.
“Có lúc uất ức đến mức không chịu được. Nhưng lớp học tự phát, lại không có biên lai thu tiền học phí, trong khi bản thân tôi khi đó chưa thực sự trưởng thành để xử lý chuyện này. Ông thầy đó còn đe dọa nên tôi sợ và không dám nói cho ai biết. Vậy là đành chịu ‘tiền mất tật mang’, coi như rút ra được một bài học xương máu cho bản thân” – anh D chia sẻ.
Cũng từng bị lừa đảo khi đi học thêm bên ngoài, kể lại câu chuyện của người bạn thân, anh H.T (27 tuổi, ở Hà Nội) vẫn có chút nghẹn ngào: “Chuyện xảy ra khi bạn tôi mới bước chân vào giảng đường đại học. Điểm thấp nên bạn ấy không vào được ngành Kiến trúc như mong muốn mà phải học thêm bên ngoài. Ban đầu, thầy giáo yêu cầu nộp 5 triệu đồng, coi như tiền học phí lớp vỡ lòng. Hai tháng sau, thầy lại yêu cầu nộp thêm 5 triệu đồng nữa thì mới có thể chính thức được dạy kiến thức liên quan tới chuyên ngành. Nộp tiền đã được một tháng, vẫn không thấy thầy mở lớp. Gọi điện cho thầy mà không liên lạc được, tìm tới lớp thì chủ nhà báo đây chỉ là nhà đi thuê. Mất tiền nhưng không học được gì, lại gặp thêm cú sốc gia đình nên bạn tôi đã qua đời đột ngột”.
Trong khi đó, do không có đủ kinh tế để theo học các khóa đào tạo liên quan tới công việc trái ngành, chị Vũ Hà Trang – sinh viên năm cuối ngành Báo mạng điện tử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền – lựa chọn đi làm ở vị trí nhân viên marketing để tích lũy kinh nghiệm.
Nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí bán thời gian ở 2 công ty, chị Trang đều nhận được yêu cầu về bằng cấp. Vì không theo học ngành marketing nên chị Trang chấp nhận thử việc không lương trong một khoảng thời gian khá dài, để chứng minh năng lực và có được vị trí mong muốn.
Sự nỗ lực này khiến cô gái trẻ phải nếm trải nhiều áp lực không tưởng, như việc công ty giao kèm vai trò thiết kế hình ảnh, bên cạnh công việc sáng tạo nội dung bài viết ban đầu.
“Nhận lương của nhân viên nội dung nhưng tôi vẫn phải làm thêm khối lượng công việc của cả bộ phận thiết kế. Không có bằng cấp chuyên môn liên quan tới công việc, nên tôi chỉ có thể chứng minh năng lực bằng chính quá trình làm việc của mình” – chị Trang chia sẻ.
Chị Hà Trang làm việc tại công ty để chứng minh năng lực
Có thể thấy rằng, không phải ai cũng dũng cảm bước ra khỏi “vùng an toàn” để kiến tạo tương lai. Cũng còn rất nhiều người buộc phải từ bỏ ý thích của bản thân, bởi đam mê chưa đủ lớn để làm nghề trái chuyên môn, theo đuổi công việc mình mong muốn.
Chiếc “chìa khóa vàng” mở ra thành công cho những người quyết định đi theo con đường trái ngành chắc chắn phải có 2 chữ “nỗ lực” – một sự nỗ lực bền bỉ, không biết mệt mỏi.
Kỳ trước: Những kịch bản “lệch pha” của sinh viên
Kỳ sau: Những ngày học cuối đầy ắp kỷ niệm
Những tiêu chí phụ thí sinh cần lưu ý khi xét tuyển vào các trường ĐH
Năm 2020, nhiều trường ĐH không tổ chức thi riêng mà xét tuyển dựa vào điểm thi Tốt nghiệp THPT 2020, song vẫn đưa ra nhiều tiêu chí phụ để tuyển sinh.
TS Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốcHọc viện Tài chính cho biết, năm 2020, Học viện tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức này phải có tổng điểm 3 môn thi thuộc 1 trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển (đã cộng điểm ưu tiên) từ 17 điểm trở lên đối với chương trình chuẩn và từ 18 điểm trở lên đối với chương trình chất lượng cao theo từng mã xét tuyển.
Những thí sinh nằm ở cuối danh sách có điểm bằng nhau, thí sinh nào có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển. Nếu sau khi xét đến tiêu chí phụ mà vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
Tương tự, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đưa ra tiêu chí phụ trong xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020. Cụ thể, nếu thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển căn cứ theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Toán học. Sau đó mới xét theo thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường.
Năm 2020, ĐH Thương Mại tuyển sinh theo 3 phương thức gồm:
- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và quy định của trường;
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo từng tổ hợp bài thi/môn thi, xét tuyển từ tổng điểm cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu;
- Xét tuyển kết hợp những thí sinh có có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn hiệu lực đến thời điểm xét tuyển hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc TƯ hoặc đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia theo quy định của trường.
Song trường cũng đưa ra ngưỡng đảm bảo đầu vào với các thí sinh đăng ký xét tuyển. Theo đó, để dự tuyển vào trường, thí sinh phải đạt từ 18 điểm trở lên đối với tất cả các tổ hợp (bao gồm điểm 3 bài thi/môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển và điểm ưu tiên đối tượng, khu vực).
Đại học Thủy lợi dành 70% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Trường cũng đưa ra ngưỡng đảm bảo với các nhóm ngành Công nghệ thông tin có tổng điểm đạt từ 21; ngành kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có tổng điểm đạt từ 19; các ngành khác tổng điểm đạt từ 18.
Trường hợp nhiều thí sinh đạt cùng ngưỡng điểm thì thứ tự ưu tiên là môn Toán./.
Không thi riêng và nhiều phương thức tuyển sinh Đến ngày 10.5, một số trường ĐH ở khu vực phía bắc đã có phương án tuyển sinh chính thức. Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH ĐH Quốc gia Hà Nội quyết định ngừng việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, để trở về thực hiện các phương án tuyển sinh tương...