Muôn nẻo lựa chọn trái ngành (1): Những kịch bản “lệch pha” của sinh viên
Nhiều năm qua, sinh viên lựa chọn làm trái ngành là thực tế khá phổ biến. Vì thế, dư luận luôn đau đáu câu hỏi: Dành thời gian 4 – 5 năm theo học chuyên ngành nhưng ra trường lại làm một nghề khác, đó có phải sự lãng phí hay không?
Năm học 2019 – 2020 sắp khép lại, nhiều “cử nhân dự bị” quyết định làm trái ngành để không thất nghiệp, đảm bảo cuộc sống. Với một số người khác, đây còn là sự lựa chọn để theo đuổi đam mê. Bởi với họ, thành công là khi được làm công việc mà mình yêu thích và cảm thấy phù hợp.
Vì đâu các “cử nhân tương lai” lựa chọn trái ngành?
Trong 3 năm gần đây, cả nước có hơn 400 trường Đại học, Cao đẳng với khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng số 96 triệu dân. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, có đến 70% trong tổng số sinh viên cả nước ra trường làm trái ngành.
Chia sẻ trên Báo Người Lao động, ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh – cho biết, có đến 75% số sinh viên thiếu hiểu biết về ngành, nghề mà họ đã lựa chọn. Điều đó dẫn đến thực trạng sau khi tốt nghiệp là chỉ có 50% số cử nhân tìm được việc làm phù hợp với bản thân.
Trên thực tế, ngay từ khi học năm thứ 2 – 3, rất nhiều sinh viên đã định hướng và lựa chọn cho mình một công việc trái ngành, trong đó có không ít trường hợp xuất phát từ những cơ duyên bất ngờ.
Anh Tô Quốc Thái (22 tuổi, sinh viên Đại học Giao thông Vận tải) nhớ về lần gặp mặt đầy tình cờ của mình: “Một lần đi chơi trên phố đi bộ, tôi vô tình gặp được những người thầy, người bạn của mình hiện tại. Họ cũng là người đã truyền cảm hứng, giúp tôi tìm được đam mê và định hướng trở thành nhạc công biểu diễn nhạc Rock”.
Là sinh viên năm cuối chuyên ngành Điện – Điện tử, việc lựa chọn làm một công việc trái ngành hoàn toàn khiến anh Thái gặp nhiều khó khăn hơn. Đây là giai đoạn thực hiện đồ án tốt nghiệp nên thời gian luyện tập và biểu diễn của anh cũng bị hạn chế. Nhưng với niềm đam mê mãnh liệt, anh đã và đang cố gắng, từng bước đến gần hơn với dự định trong tương lai.
Anh Tô Quốc Thái chơi nhạc trong một buổi biểu diễn nhạc Rock
Cũng cố gắng để theo đuổi đam mê của mình, chị Lan Anh – sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền – lựa chọn trở thành một diễn viên trong tương lai. Từ khi còn là sinh viên năm thứ 2 chị đã có cơ hội được diễn xuất, nhờ vậy, ước mơ được đứng trước ống kính máy quay cũng lớn hơn qua từng ngày.
“Ngay từ khi còn nhỏ, được biểu diễn trên sân khấu đã là ước mơ của tôi. Và cho đến tận bây giờ, đam mê ấy vẫn cứ mãnh liệt. Bên cạnh thời gian học, tôi cũng làm thực tập sinh tại một công ty đào tạo diễn viên để trau dồi thêm kĩ năng diễn xuất” – chị Lan Anh chia sẻ.
Trở thành diễn viên là ước mơ của nữ sinh viên trường báo này
Bên cạnh lý do theo đuổi đam mê, cũng còn rất nhiều “cử nhân dự bị” chọn làm trái ngành để không thất nghiệp và đảm bảo cuộc sống. Trần Thị Diệu Thúy (22 tuổi, sinh viên chuyên ngành Báo in, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) hiện đang là giáo viên tại một trung tâm chăm sóc trẻ tự kỉ. Chị Thúy làm công việc hiện tại ngay từ khi mới học năm thứ 3, để có thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Chị Thúy chia sẻ: “Sở dĩ tôi lựa chọn nghề đặc thù này bởi thu nhập hàng tháng có thể đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Sau 2 năm gắn bó và chăm sóc bọn trẻ, tôi cũng cảm thấy yêu thương và coi các em như người thân của mình”.
Dù xuất phát từ đam mê hay chỉ để trang trải cuộc sống, lựa chọn làm trái ngành của nhiều sinh viên vẫn hướng tới một tương lai ổn định và tốt đẹp hơn sau này.
Dưới đây là video clip ghi lại chia sẻ của những người trẻ quyết định làm trái ngành:
Liệu làm trái ngành có phải sự “lãng phí” hay không?
Dành thời gian 4 đến 5 năm để hoàn thành một chương trình đào tạo nghề, rồi quyết định làm trái ngành thì đó có phải sự lãng phí hay không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong nhiều năm qua.
PGS.TS Trương Thị Kiên – Phó Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng, sinh viên báo chí nói riêng và sinh viên đại học nói chung lựa chọn làm trái ngành không phải là sự lãng phí hoàn toàn. Bởi rất nhiều ngành có những sự tương đồng nhất định, sinh viên có thể vận dụng một số kiến thức bản thân đã tích lũy được để áp dụng vào công việc trái ngành.
“Bên cạnh việc đào tạo chuyên ngành, chương trình Giáo dục tại trường Đại học còn cung cấp cho sinh viên kỹ năng sống, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử, cũng như bồi đắp thêm nền tảng văn hóa và vốn hiểu biết của sinh viên. Đó là những kiến thức tốt để sinh viên tạo nền tảng cơ bản, tiếp cận những chuyên ngành khác một cách dễ dàng hơn” – PGS.TS Trương Thị Kiên bày tỏ.
Những “cử nhân tương lai” làm trái ngành đã chia sẻ rằng, họ vẫn có thể phát huy được một số kiến thức chuyên ngành nhất định. Chẳng hạn, nhờ học chuyên ngành Điện – Điện tử nên anh Tô Quốc Thái có thể tự sửa chiếc guitar điện của mình khi hỏng hóc đơn giản. Những kiến thức về điện được dạy trên trường học cũng giúp anh bảo quản thiết bị chơi nhạc một cách tốt nhất. Đồng thời, hiểu và nắm vững nguyên lý hoạt động của dòng điện còn là cách anh Thái tự đảm bảo an toàn cho mình khi sử dụng thiết bị chơi nhạc có tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
Anh Thái có thể tự sửa guitar điện của mình ngay tại nhà
Theo đuổi công việc tưởng chừng như trái ngành hoàn toàn, nhưng chuyên ngành Báo ảnh học tại trường lại giúp chị Lan Anh khá nhiều trong việc diễn xuất. Nhờ tính chất của ngành học mà chị được sử dụng và tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật số, nên khi đứng trước máy quay, chị Lan Anh diễn xuất tự nhiên hơn. Sự nhạy cảm với ống kính còn giúp chị chọn được góc mặt đẹp và có những khung hình tốt nhất.
Còn với chị Trần Thị Diệu Thúy, môi trường năng động của Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp chị cởi mở và tự tin hơn trong giao tiếp, từ đó có phương pháp riêng để gần gũi hơn với trẻ tự kỷ. Đồng thời, những yêu cầu trong việc sử dụng ngôn ngữ của chuyên ngành theo học cũng giúp chị có thể sử dụng từ ngữ đúng mực, hiệu quả trong các trường hợp đặc biệt.
Với mỗi một trẻ tự kỉ, chị Thúy đều có những phương pháp của riêng mình
Có thể thấy rằng, lựa chọn làm trái ngành có lãng phí hay không thì còn tùy thuộc vào mỗi người. Nếu biết vận dụng kiến thức đã học và phát huy hết điểm mạnh của bản thân thì đó lại là ưu thế đáng kể.
Cùng với đó, việc dám từ bỏ nghề chuyên môn để dấn sâu vào một lĩnh vực mới phù hợp hơn với bản thân đã cho thấy được sự tiến bộ trong tư duy, suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay. Họ là những người chủ động, dũng cảm và cố gắng phấn đấu cho tương lai của mình, dù có gặp phải khó khăn, thử thách.
Kỳ sau: Những trải nghiệm khó quên của tuổi trẻ
Trường đại học mở cửa trở lại từ tháng 5
Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lên lịch học tập trung từ 4/5 cho sinh viên, Đại học Ngoại thương là 11/5.
Chiều 29/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền quyết định cho sinh viên năm cuối (khóa 36) trở lại trường vào 4/5. Các khóa còn lại tiếp tục học online đến khi có thông báo mới.
Do chỉ một khóa đi học tập trung, học viện có đủ phòng, giảng viên để chia lớp, thực hiện nguyên tắc giãn cách 1,5 m trong khi học và bố trí các ca học lệch giờ nhau. Trường hủy toàn bộ các hoạt động nghiên cứu thực tế tại địa phương cho sinh viên nhằm đảm bảo an toàn trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra, trường cũng dừng việc đón tiếp và làm việc với các đoàn công tác quốc tế, hoãn kế hoạch công tác nước ngoài của cán bộ, giảng viên trong năm 2020.
Đại học Bách khoa Hà Nội cũng có kế hoạch cho sinh viên có học phần mã FLxxxx, các lớp thí nghiệm thực hành, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh học tập trung từ 4/5. Các lớp lý luận chính trị, đại cương hoặc có quy mô trên 60 sinh viên tiếp tục học online hết 10/5.
Đại học Giao thông Vận tải lên phương án cho sinh viên có học phần thí nghiệm, thực hành đi học từ 4/5, còn lại vẫn tổ chức đào tạo trực tuyến. Trường sẽ lập các chốt kiểm tra thân nhiệt của sinh viên trước khi vào trường và đánh dấu vị trí giãn cách xếp hàng trước khi vào thang máy.
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trở lại trường sau thời gian vừa nghỉ Tết, vừa nghỉ phòng chống Covid-19, ngày 2/3. Ảnh: Ngọc Thành
Trước đó một ngày, Đại học Ngoại thương thông báo toàn bộ sinh viên quay trở lại trường từ 11/5 sau gần bốn tháng nghỉ Tết và phòng Covid-19. Với ba cơ sở tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP HCM, trường yêu cầu dựa vào tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng lịch học phù hợp, đảm bảo các quy định phòng dịch.
Với Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, trường xây dựng ba mốc thời gian cho sinh viên đi học. Từ 4/5, các khoa chuyên ngành và môn Hình họa học tập trung theo thời khóa biểu đã thông báo. Sau đó một tuần, trường sẽ tổ chức cho sinh viên học, thi lại, thi kết thúc học phần theo kế hoạch của Phòng Đào tạo. Đến 18/5, sinh viên các khối, lớp còn lại đi học. Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sẽ mở cửa ký túc xá từ 3/5 để đón các em trở lại trường.
Một số đại học khác cũng chọn mốc 4/5 để cho sinh viên đi học như Thủy Lợi, Thái Nguyên...
Khoảng 2 triệu sinh viên cả nước đang nghỉ phòng chống Covid-19. Nhiều trường cho nghỉ suốt từ Tết đến giờ. Một số trường đã cho sinh viên đi học trở lại từ đầu tháng 3 nhưng được một tuần thì nghỉ tiếp do số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng nhanh. Chỉ trường quân sự và một số trường Y Dược vẫn cho sinh viên học bình thường từ sau Tết như Đại học Y Hà Nội hay Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết đại học chuyển phương pháp dạy và học từ tập trung sang trực tuyến. Tùy vào từng trường, giảng viên sử dụng phần mềm khác nhau để giảng dạy.
Nhiều trường đại học dành hơn 70% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT Tuy kỳ thi THPT 2020 có nhiều thay đổi, nhưng nhiều trường đại học vẫn dành trên 70% chỉ tiêu xét tuyển đầu vào từ phương thức thi này. Năm nay, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu đào tạo hệ đại học chính quy, trong đó, ngành Quan hệ quốc tế: 100; Ngành Kinh tế quốc tế: 100; Ngành...