Muốn làm tôm chua chuẩn vị Huế, nhất định phải có gia vị này
Tôm chua là món ăn bình dị ở Huế nhưng lại là đặc sản của miền Bắc khi nhắc tới bởi vị chua thanh của tôm, cay nồng của riềng của ớt và các gia vị… khiến những người thưởng thức khó lòng quên được.
Tôm tươi: 2 lạng
Bột nếp: bát
Đường: 1 thìa
Muối: 1 thìa
Video đang HOT
Ớt chuông: quả
Ớt chỉ thiên: 10 quả
Riềng: 1 củ
Tỏi: 1 củ
Rượu trắng: 300 ml
Tôm chua ngon chuẩn vị Huế (Ảnh minh họa)
Cách làm tôm chua chuẩn vị Huế
Bước 1: Rửa sạch tôm, để nguyên con để ráo sau đó ngâm với rượu trắng khoảng 30 phút. Vớt tôm ra, cắt râu, cắt bỏ phần đầu qua mắt tôm, sau đó tiếp tục cho vào rượu ngâm tiếp.
Bước 2: Cho bột nếp vào 1,5 bát nước rồi cho vào xoong, sau đó thêm muối rồi bắc lên bếp quấy đều tới chín. Cho ra tô để nguội.
Bước 3: Thái sợi riềng, thái tỏi lát mỏng, cho ớt chuông và ớt chỉ thiên vào xay.
Khi bột nếp đã nguội thì cho tất cả bao gồm: tôm, riềng, tỏi, ớt, muối, đường, hỗn hợp bộp nếp vào trộn cùng với tôm.
Bước 4: Chuẩn bị lọ kín, xếp tôm vào, phủ một lớp riềng ở phía trên để tôm không nổi lên mặt lọ.
Tôm để ở nhiệt độ phòng khoảng 3-5 ngày, sau đó thấy tôm đỏ au là có thể thưởng thức được.
Thanh đạm bánh đúc lạc
Giữa trăm món ăn nóng hổi, thơm nức, đẫm gia vị thì bánh đúc lạc chấm tương là món ăn bình dị, thanh đạm, dân dã mà thơm ngon.
Bánh đúc lạc dân dã, thơm ngon
Cho hỗn hợp nước vôi hòa với bột ngâm khoảng 2 giờ rồi cho vào nồi đun sôi, vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều tay để tránh bột bị vón cục và lắng ở đáy nồi. Khuấy đều tay theo một chiều, như vậy bột sẽ tan đều và bánh đúc sẽ dẻo thơm và mềm mịn hơn. Khi hỗn hợp bột bắt đầu thấy sền sệt thì cho lửa nhỏ lại và cho 3 thìa dầu ăn vào trộn đều.Món bánh đúc lạc chỉ cần 3 nguyên liệu chính: bột gạo tẻ, lạc, muối. Để làm bánh đúc lạc, trước hết lấy lạc ngâm vào nước sạch 3 - 4 giờ cho lạc nở, đem luộc chín, rồi vớt ra rổ để ráo nước. Có thể bỏ vỏ hoặc để vỏ tùy sở thích. Tiếp đó, cho bột gạo tẻ vào nước vôi trong rồi khuấy đều cho bột tan hòa đều cùng với nước, cho thêm muối vào và tiếp tục khuấy cho tan muối.
Đậy vung lại và đun khoảng 15 phút thì mở vung ra dùng đũa khuấy đều một lần nữa rồi tiếp tục đun như vậy đến khi nào bột quánh đặc lại là được. Tiếp đó, cho lạc đã luộc chín vào hỗn hợp bột gạo đang đun rồi cho lửa to vừa, đun thêm khoảng 5 - 7 phút. Cuối cùng đổ bánh đúc ra khuôn, đợi bánh nguội cắt thành những miếng vừa ăn là hoàn thành món bánh đúc lạc truyền thống.
Làm bánh đúc lạc không quá khó nhưng cũng không đơn giản bởi cần kinh nghiệm. Bột phải cho nước vôi vừa đủ để lên màu ngà vàng, nhưng không được quá nhiều vì sẽ bị nồng. Khâu pha bột cũng cần pha chuẩn, không pha đặc hay loãng, đồng thời phải chọn loại vôi củ đã tôi ít nhất một năm để nước vôi khi gạn sẽ trong và không có vị chát, như vậy bánh đúc sẽ thơm ngon, dẻo, bùi.
Khi ăn bánh đúc lạc bạn sẽ cảm nhận được sự hài hòa thật tuyệt vời giữa vị mượt mà, mềm dẻo nhưng vẫn giữ được độ giòn, mát, mịn của miếng bánh hòa quyện với vị béo, bùi của lạc. Tất cả hương vị đó được tăng thêm nhờ hương vị đậm đà của nước chấm làm từ tương. Từ lâu bánh đúc lạc là món quà quê thể hiện phong vị ẩm thực bình dị mà thơm ngon.
Thưởng thức bánh mì gà có thương hiệu hơn 30 năm Nhắc đến bánh mì gà ở Đà Lạt bất cứ ai cũng biết đến tiệm bánh mì Nhân Ngãi, cửa tiệm có tuổi đời đã hơn 30 năm. Bánh mì Nhân Ngãi Đà Lạt Khi nghe tên bánh mì gà, bạn sẽ ngỡ như bánh mì được kẹp với thịt gà. Nhưng thành phần tạo nên sự độc đáo của loại bánh này...