Muốn học văn bằng 2 ngành Y và Sư phạm, văn bằng 1 phải giỏi
Thí sinh dự thi vào các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược phải có học lực giỏi trở lên. Đối với tuyển sinh văn bằng 2, văn bằng 1 phải đạt loại giỏi.
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành đào tạo giáo viên mầm non.
Tiếp tục học giỏi mới được vào sư phạm, Y khoa…
Theo dự thảo, căn cứ phương thức tuyển sinh, các trường xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong Đề án tuyển sinh, trừ nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Đối với các ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có chứng chỉ hành nghề nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển với điểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của Quy chế này.
(Ảnh: Thanh Tùng)
Cụ thể, điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định.
Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ đại học: Đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên.
Riêng các ngành: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khúc xạ nhãn khoa, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao tối thiểu là 6,5 trở lên.
Đối với ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, tối thiểu là 5,0 trở lên.
Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, tối thiểu là 6,5 trở lên.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu của phương thức xét tuyển không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:
Trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm trung bình xét TN THPT từ 8,0 trở lên.
Riêng các ngành: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao xét học sinh có có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm trung bình xét TN THPT từ 6,5 trở lên; ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao xét tuyển các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.
Video đang HOT
Trình độ cao đẳng xét tuyển học sinh vào học ngành Giáo dục Mầm non có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm trung bình xét TN THPT từ 6.5 trở lên;
Đối với các ngành các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có chứng chỉ hành nghề trình độ đại học: xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm trung bình xét TN THPT từ 8,0 trở lên vào các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược học;
Xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên hoặc điểm trung bình xét TN THPT từ 6,5 trở lên vào các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khúc xạ nhãn khoa;
Các trường xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp sư phạm vào học trình độ CĐ, ngành Giáo dục Mầm non phải quy định rõ trong đề án tuyển sinh cách thức xét tuyển.
Muốn học văn bằng 2, văn bằng 1 phải đạt giỏi hoặc khá
Theo dự thảo, tuyển sinh đào tạo cấp bằng thứ hai trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược học phải đạt một trong 3 tiêu chí sau: học lực lớp 12 đạt loại giỏi hoặc tốt nghiệp THPT loại giỏi hoặc điểm trung bình chung toàn khóa văn bằng 1 đạt loại giỏi.
Riêng các ngành: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao; Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Khúc xạ nhãn khoa phải đạt một trong 3 tiêu chí sau: học lực lớp 12 đạt loại khá hoặc tốt nghiệp THPT loại khá hoặc điểm trung bình chung toàn khóa văn bằng 1 đạt loại khá trở lên.
Đối với đào tạo theo đơn đặt hàng, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành đào tạo.Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng lao động thuộc các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ không tuyển đủ lao động theo nhu cầu sử dụng, cần đặt hàng đào tạo và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thì điểm trúng tuyển có thể thấp hơn nhưng không thấp hơn quá 01 điểm (một điểm) so với điểm trúng tuyển của ngành đào tạo, tính theo thang điểm 30.
Trường ĐH phải công khai tỷ lệ sinh viên có việc trong 2 năm gần nhất
Bộ GD-ĐT yêu cầu đề án tuyển sinh của các trường phải đảm bảo các yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất; Chỉ tiêu tuyển sinh theo các hình thức tuyển sinh khác nhau; ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào; Sử dụng hay không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ.
Đối với trường tuyển sinh trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp sư phạm phải quy định rõ cách thức xét tuyển theo quy định, năm bắt đầu đào tạo, quyết định cho phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định tự chủ của trường theo quy định của pháp luật.
Các trường đào tạo sư phạm có thể mở rộng diện xét tuyển thẳng (ngoài quy định tại khoản 2, 3 Điều 7 của Quy chế này) đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứng điều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điều kiện khác do trường quy định trong Đề án tuyển sinh của trường.
Đề án phải công khai 10/3 hàng năm. Đối với tuyển sinh hình thức, loại hình đào tạo khác, các trường có thể điều chỉnh đề án tuyển sinh trước ít nhất 60 ngày khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Các trường tuyển nhiều đợt, thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng
Các trường có thể tuyển sinh nhiều đợt tuyển sinh trong năm và công bố cụ thể trong đề án tuyển sinh của trường. Các trường có thể tuyển sinh căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia, hoặc tổ chứ thi riêng.
Thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xét tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Thí sinh ĐKXT vào các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liên quan;
Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn
Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung, nếu có…
Gian lận bị cấm thi năm tiếp theo…trường tuyển vượt chỉ tiêu bị khấu hao
Theo dự thảo, cán bộ và thí sinh có hành vi vi phạm trong trong quá trình tổ chức thi tuyển sinh được xử lý theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đã trúng tuyển và nhập học nhưng bị phát hiện có hành vi gian lận hoặc liên quan trực tiếp đến gian lận trong quá trình thi, tuyển sinh có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào trường trong những năm tiếp theo; do các trường xem xét, quyết định….
Đối với việc tuyển sinh vượt số lượng so với chỉ tiêu đã xác định và công khai trong đề án tuyển sinh hoặc tuyển sinh vượt số lượng so với năng lực thực tế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và sẽ bị khấu trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh năm sau số thí sinh đã tuyển vượt của trường theo quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Tuyển sinh sai đối tượng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
Vi phạm các quy định khác theo quy định của Quy chế này tùy theo mức độ sẽ bị xem xét đình chỉ tuyển sinh hoặc dừng đào tạo theo quy định của pháp luật…
Theo saostar
Tỉnh táo để không bị "sập bẫy" điểm sàn
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường đại học (ĐH) trên toàn quốc đều công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hay còn gọi là điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển.
Thực tế cho thấy, điểm sàn nhận hồ sơ và điểm chuẩn trúng tuyển thường có độ "vênh" rất lớn tùy theo ngành học. Do vậy, thí sinh đừng nhầm lẫn giữa điểm sàn nhận hồ sơ và điểm chuẩn trúng tuyển để rồi vội vàng quyết định điều chỉnh nguyện vọng khi thấy điểm sàn quá thấp.
Năm 2019, ngoài nhóm ngành đào tạo giáo viên, Bộ GD&ĐT đã quyết định áp điểm riêng cho nhóm ngành sức khỏe. Theo đó, ngành Y khoa và Răng Hàm mặt có điểm sàn xét tuyển cao nhất là 21 điểm; ngành Y học cổ truyền và ngành Dược có điểm sàn xét tuyển là 20 điểm.
Tất cả các ngành còn lại gồm Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng đều có điểm sàn xét tuyển là 18 điểm. Như vậy, năm nay từ những trường tốp đầu như ĐH Y Hà Nội cho đến các trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe khu vực ngoài công lập đều có chung một mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển trong khoảng từ 18-21 điểm tùy ngành.
Dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển năm 2019 sẽ biến động nhiều ở nhóm trường top giữa
Tương tự, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào nhóm ngành đào tạo giáo viên dựa trên điểm thi THPT quốc gia năm 2019 cũng được áp dụng theo 3 trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp. Cụ thể, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển năm 2019 đối với nhóm ngành sư phạm trình độ ĐH là 18 điểm; cao đẳng là 16 điểm và trung cấp là 14 điểm.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của ĐH Ngoại thương là 20,5 điểm cho cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, 17,5 điểm cho cơ sở đào tạo tại Quảng Ninh. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngoại giao 2019 là 19 điểm cho tất cả các ngành. Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng đều có mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển là 18 điểm.
Năm nay, trong 55 ngành, chương trình đào tạo của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, có 7 ngành có ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển ĐH chính quy 2019 từ 24 điểm, trong đó có Khoa học máy tính, Kỹ thuật Máy tính. 15 ngành có điểm sàn xét tuyển từ 22 điểm. 22 ngành khác có mức điểm sàn 20 điểm và 11 chương trình đào tạo liên kết quốc tế của trường lấy điểm sàn từ 19 điểm.
Các trường thành viên của ĐHQG Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Kiến trúc, Học viện Bưu chính Viễn thông cũng có điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển từ 16-20 điểm tùy ngành đào tạo. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào nhóm các trường tốp giữa như ĐH Mỏ-Địa chất, ĐH Thủy Lợi, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Công đoàn, ĐH Điện lực dao động trong khoảng từ 14-17 điểm tùy ngành.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào các trường Công an như Học viện ANND, Học viện CSND, Đại học PCCC đều ở mức 17,75 điểm, riêng đối với nhóm ngành Y gửi đi đào tạo là 18 điểm. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào 18 trường Quân đội cũng dao động trong khoảng từ 15 đến 23 điểm tùy ngành. Như vậy, năm nay, điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào ngành cao nhất là 24 điểm của ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Trước tình trạng nhiều trường cào bằng mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển như hiện nay để đảm bảo an toàn cho nguồn tuyển của mình, nhiều chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh chỉ nên xem điểm sàn nhận hồ sơ chỉ là điều kiện cần, quan trọng là phải so sánh điểm thi của mình với điểm chuẩn các năm trước của ngành, trường đó. Không nên thấy điểm sàn nhận hồ sơ của một số trường quá thấp mà ngộ nhận mình có cơ hội đỗ rồi vội vàng điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển.
Thực tế cho thấy, nhiều năm gần đây tại một số trường dân sự tốp đầu như ĐH Y Hà Nội, ĐH Bách Khoa và ĐH Ngoại thương, có một số ngành hót, điểm chuẩn trúng tuyển đều nằm trong quãng từ 27-28 điểm. Tại các trường Công an, Quân đội điểm chuẩn trúng tuyển vào một số ngành đối với nữ cũng cao ngất ngưỡng từ 28-30 điểm. Nếu so với điểm nhận hồ sơ là từ 18-24 điểm thì sự chênh lệch giữa điểm chuẩn trúng tuyển và điểm sàn nhận hồ sơ là rất lớn. Nếu không tỉnh táo, thí sinh sẽ rất dễ bị "sập bẫy" điểm sàn.
Tại ngày hội xét tuyển ĐH-CĐ vừa diễn ra cuối tuần qua, đại diện nhiều trường ĐH cho rằng: Năm nay số thí sinh có tầm tổng điểm trong khoảng từ 18 đến 23 khá nhiều. Tầm từ 24 điểm trở lên thì không có nhiều biến động so với năm 2018. Dự báo những trường có điểm chuẩn năm ngoái từ 18 đến 23 chắc chắn năm nay sẽ tăng so với năm 2018. Còn lại các ngành, trường năm ngoái có mức điểm từ 24 trở lên thì năm nay điểm chuẩn có thể nhích lên nhưng sẽ không tăng quá cao so với năm ngoái.
Đối với những trường năm ngoái mà điểm chuẩn dưới 18 thì có thể mức điểm chuẩn năm nay sẽ có nhiều biến động, trong khoảng từ 1 đến 3 điểm. PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cũng khuyên thí sinh đừng vì điểm sàn thấp mà nhanh chóng thay đổi nguyện vọng gây ra sự xáo trộn về tâm lý.
Các trường ĐH khi xét tuyển sẽ xem xét nguyện vọng 1 của thí sinh, sau đó mới xét đến các nguyện vọng tiếp theo. Vì vậy, không nên thay đổi nguyện vọng vì thấy điểm sàn thấp. Trong trường hợp nếu muốn điều chỉnh thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên các cơ sở như điểm thi mà mình đạt được, điểm chuẩn vào trường các năm trước để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Huyền Thanh
Theo CAND
Chọn chất chứ không chọn lượng Mùa tuyển sinh 2019, Bộ GDĐT áp điểm sàn nhằm siết đầu vào cho khối ngành Y Dược đã khiến nhiều trường thiếu chỉ tiêu tuyển sinh. Hiện nhiều trường có đào tạo ngành Y phải công bố xét bổ sung. Ảnh minh họa Ở những mùa tuyển sinh trước, hàng loạt các trường ĐH mở ngành Y Dược và lấy điểm chuẩn...