Muốn đồ ăn giữ được lâu trong tủ lạnh bạn nhất định phải biết những điều này, nhất là cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm!
Cùng điểm lại một số quy tắc giữ đồ ăn tươi ngon trong tủ lạnh nhé!
Nếu như ngôi nhà là nơi trú mưa tránh nóng thì tủ lạnh là nơi giúp bảo quản “nguyên mâm cơm” của các gia đình. Có nhiều bài viết hướng dẫn cách sắp xếp tủ lạnh sao cho gọn gàng, sạch đẹp nhưng lại ít đề cập đến cách thức sắp xếp thực phẩm khoa học trong tủ lạnh để tăng tối đa được thời gian sử dụng chúng.
Hãy cùng nhau khám phá những điều “ngạc nhiên chưa” qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tủ lạnh trống trơn đã là một u sầu. Còn tủ lạnh đầy ắp đồ ăn thì thấy nhớ Tết ghê gớm!
Khi bạn mở tủ lạnh ra, bỗng bất chợt nghe vang lên tiếng của thứ gì đó rơi rụng từ cửa tủ lạnh và bạn ngao ngán nhìn vào ma trận các loại thực phẩm đầy ắp chồng chéo lên nhau. Điều này rất dễ dẫn tới việc bỏ quên thực phẩm nào đó vì nó bị nhét vào trong góc kẹt, bị ách tắt trong việc lưu thông không khí và ngốn rất nhiều năng lượng của tủ lạnh. Rất dễ khiến tủ lạnh mau hỏng.
Khi tủ lạnh trống, hãy bỏ vào đó vài chai nước lọc hoặc giấy báo vò lại, chỉnh nhiệt độ về trạng thái trung bình để duy trì hiệu suất làm việc của tủ lạnh.
Tủ lạnh sẽ làm hoạt động tốt và lâu bền khi được chất đầy khoảng 2/3 diện tích.
2. Bảo quản trái cây, rau củ
Nguyên tắc 1: Chỉ bảo quản trái cây đã chín trong tủ lạnh. Những trái cây chưa chín như bơ, chuối… thì nên để ở bên ngoài để thúc đẩy quá trình chín.
Nguyên tắc 2: Không để rau củ, trái cây trong cùng một ngăn. Chất exylen trong trái cây sẽ làm rau củ mau bị hư và úng.
Nếu tủ lạnh bạn có hai hộc đựng rau củ, thì hãy để rau củ ở hộc được ghi chú “High humidity” – độ ẩm cao và trái cây ở hộc “Low humidity” – độ ẩm thấp.
Video đang HOT
Nguyên tắc 3: Phần rau củ, trái cây nào đã héo, hư thì đừng bảo quản cùng những loại còn tươi.
Những phần rau củ, trái cây đã hư một phần thì hãy để sử dụng chúng ngay hoặc cắt nhỏ và bỏ vào hộp thủy tinh để bảo quản lạnh dùng tối đa 2 ngày.
Rau đã qua nhúng nước và rửa thì nên sử dụng trong 2 ngày để giữ nguyên chất lượng, mùi vị và hàm lượng vitamin trong rau.
Nếu trứng bạn mua đang ở chợ hay cửa hàng thì có thể để ở bên ngoài tủ lạnh vài ngày (bạn có thể hỏi người bán thời gian cụ thể). Nếu mua ở siêu thị với nhiệt độ lạnh thì bạn nên rửa sạch và bảo quản ở ngăn trứng trong tủ lạnh.
4. Bảo quản thịt cá, hải sản
Nếu thịt, cá, hải sản không sử dụng trong ngày thì bạn làm sạch để vào hộp, túi ni lông và bảo quản ở ngăn đông.
Nếu thịt, cá, hải sản mua về sử dụng trong ngày thì bạn cũng rửa sạch và bảo quản ở ngăn mát – khay thấp nhất trong tủ lạnh. Để tránh việc nước thịt bị rò ra hoặc lây nhiễm chéo vi sinh vật.
Thịt, cá đã qua chế biến thì bạn bảo quản trong hộp có nắp đậy và để trong ngăn mát – khay trên cùng. Khay này là nơi ấm nhất trong tủ lạnh nên vô cùng lý tưởng để bảo quản đồ ăn cò dư và đồ ăn nhẹ như sandwich, phô mai, bia, đồ uống…
5. Bảo quản sữa
Để sữa ở bên hông cánh cửa tủ lạnh hay trong hộc tủ lạnh đều là phương thức bảo quản không đúng nhưng rất rất nhiều người không biết điều này.
Sữa rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và biến tính nếu không đủ nhiệt độ làm lạnh. Nên hãy để sữa ở ngăn mát – khay giữa.
6. Nước lọc, gia vị và bánh mứt
Bảo quản ở cánh cửa tủ lạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể để những thực phẩm đã chế biến và dễ dàng bảo quản ở khay cao nhất của ngăn mát (vị trí gần ngăn đông nhất).
Sắp xếp tủ lạnh một cách khoa học vừa giúp đầu óc bạn thảnh thơi để suy nghĩ những quyết định cần thiết trong cuộc sống vừa giúp bạn bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Vừa giúp tiết kiệm tiền chi tiêu hằng tháng vừa tránh lãng phí thực phẩm.
Bạn cùng thử xem nhé!
Dịch Covid 19: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho tươi ngon và đảm bảo an toàn.
Những nguyên tắc cơ bản khi lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh dưới đây không những bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn mà còn giúp cho thực phẩm được tươi ngon hơn.
Bảo quản thịt, cá tươi phải cho vào túi hay hộp kín.
Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh. Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt, đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín.
Giữ hoa quả ở ngăn riêng biệt.
Nhiều người mắc sai lầm khi để hoa quả cùng ngăn với các loại thực phẩm tươi sống khác. Rau quả, trái cây khác loại cũng nên đặt vào túi giấy, hộp đựng riêng, cất giữ chung dễ khiến chúng mau hư.
Rau củ quả mới mua về nên bỏ những phần hư, rửa sạch, để ráo hoặc dùng khăn, giấy lau khô. Sau đó cho vào hộp đựng hoặc bọc kỹ bằng màn bọc thực phẩm. Hơi ẩm và lạnh trong tủ lạnh dễ khiến rau củ mau hư nếu không được cất giữ khô ráo.
Bảo quản sữa trong chai nhựa.
Khi bảo quản sữa tươi, những chai nhựa đựng sữa tươi sẽ tốt hơn là hộp carton, vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp và đi theo vào cốc sữa mỗi lần bạn rót ra.
Để phô mai, sữa chua, sữa uống và kem trong các vật chứa khi đưa vào tủ lạnh. Nếu đã đổ sữa tươi ra cốc hay bát, bạn không nên đổ lại vào bình hay chai đựng ban đầu rồi mang cất. Thay vào đó, đậy chặt miệng bát hay cốc bằng màng bọc nilong.
Món ăn thừa phải bọc kín
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.
Không được đặt thịt ở ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Không nên bảo quản cơm trong tủ lạnh
Bacillus cereus - loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
Những thực phẩm không nên bảo quản tủ lạnh.
Một số loại thực phẩm sẽ hư nhanh hơn, mất hương vị ngon hoặc không thể chín nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh: hành tây, khoai tây, tỏi, bơ, cà chua, chuối, bánh mì, bánh ngọt, dưa, gia vị, mật ong, bơ đậu phộng, táo, cà phê, trứng, bơ, gia vị, nước sốt.
Theo emdep.vn
Hóa đơn cuối tháng giảm ngay nếu áp dụng những cách tiết kiệm hay nhất khi sử dụng thiết bị điện cho gia đình Sử dụng các phương pháp tiết kiệm điện không chỉ giúp bạn giảm hóa đơn thanh toán cuối tháng mà còn giúp tăng tuổi thọ các thiết bị điện trong gia đình. Tiết kiệm điện luôn là vấn đề mà các hộ gia đình, cá nhân quan tâm, nhất là trong những ngày hè nóng bức, nhu cầu sử dụng điện năng tăng...