Muốn có kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất… trường học phải có “quan hệ” tốt
Có đơn vị xin cái gì đều được cái nấy, có đơn vị xin hoài mà không thấy đâu hoặc nếu được thì cũng rất ít ỏi, chả giải quyết được thứ gì.
Sau một thời gian đưa vào sử dụng cơ sở vật chất, phòng học, bàn ghế lớp học…thường không thể còn nguyên vẹn.
Việc hư hỏng, xuống cấp này có thể là do yếu tố thời tiết, ý thức sử dụng của học sinh, do cách quản lý của nhà trường chưa tốt, do chất lượng công trình, sản phẩm có ” vấn đề”.
Phòng học, bàn ghế, điện quạt,…nếu bị hư hỏng, xuống cấp nặng thì phải sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới.
Mấy tháng nghỉ hè là thời gian thích hợp nhất để nhà trường, các cấp quản lý giáo dục ở địa phương tổ chức thực hiện công việc ấy.
Phòng học, bàn ghế, điện quạt,…nếu bị hư hỏng, xuống cấp nặng thì phải sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới. (Ảnh minh họa: TTXVN).
Thực tế cho thấy, ở học kỳ hai của năm học trước, các phòng, sở giáo dục và đào tạo thường phối hợp ban, ngành, sở chức năng đi đến các nhà trường để kiểm tra, ghi nhận thực trạng và nhu cầu về cơ sở vật chất, sửa chữa, cải tạo của đơn vị trực thuộc.
Nhu cầu của các cơ sở giáo dục thì lớn nhưng khả năng nguồn kinh phí đáp ứng thì lại hạn chế.
Có những hạng mục của nhà trường rất cấp thiết để phục vụ cho việc dạy – học của thầy và trò song phải chờ mỏi cổ đến 3, 4 năm sau.
Có tình trạng bất công nảy sinh: Có đơn vị xin cái gì đều được cái nấy, có đơn vị xin hoài mà không thấy đâu hoặc nếu được thì cũng rất ít ỏi, chả giải quyết được thứ gì.
” Nhiều khi cấp trên nhìn vào mối các quan hệ thân – sơ, nhiệt tình xin xỏ hay không của các nhà trường đối với mình mà xem xét, phê duyệt.Một số hiệu trưởng ” bật mí”:
Còn “quan hệ” yếu, chẳng biết mình, biết ta, không giữ “chữ tín” với các sếp ở trên thì đừng có hòng.”
Video đang HOT
Nhiều địa phương bây giờ thay vì giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc với mục đích dễ quản lý, sản phẩm được đồng bộ mà lại tổ chức mua sắm thiết bị giáo dục cho các cơ sở giáo dục theo hình thức tập trung…
Nhưng nhiều cơ sở giáo dục đã từng kêu trời về sự chậm trễ của đơn vị cung ứng theo hình thức mua sắm tập trung.
Thậm chí, một số sản phẩm không đảm bảo chất lượng, yêu cầu, song các cơ sở giáo dục đành chấp nhận, ” ngậm bồ hòn làm ngọt” vì sợ mất lòng các sếp ở trên.
Nếu tiếp tục nặng nề cơ chế xin – cho, một số cán bộ quản lý có biểu hiện “bệnh” quan liêu, tư lợi, lợi ích nhóm… thì còn lâu nữa các cơ sở giáo dục ở địa phương mới được đảm bảo về chất lượng và bình đẳng trong việc cấp kinh phí không thường xuyên để xây dựng, sửa chữa, cải tạo, mua sắm những hạng mục cần thiết, phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục ở từng nhà trường, cấp học.
Trung Kiên
Theo giaoduc.net
Trường cấp 3 nứt toác, học sinh và thầy cô lo ngay ngáy giữa Thủ đô
Ngôi trường có tuổi đời hàng chục năm với 2 dãy nhà và trên 20 phòng học đang có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng khiến học sinh, thầy cô luôn trong tình trạng lo lắng.
Từ nhiều năm nay, trường THPT Trương Định (Hoàng Mai - Hà Nội) xuất hiện nhiều khe nứt, mảng tường bong tróc nghiêm trọng. Trước sự việc trên, phía nhà trường đã phải dán thông báo, chăng dây cảnh báo những khu vực nguy hiểm để học sinh và thầy cô phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra.
Trao đổi với phóng viên, một học sinh cho biết: "Trường xuống cấp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập của chúng em, một số nơi mảng xi-măng bị rụng xuống. Các khu vực cầu thang, lối đi hay hành lang đều xuất hiện những khe hở, vết bong tróc".
Hiện tại, 2 dãy nhà A và B có hơn 20 phòng học, nhiều năm nay việc ngôi trường bị xuống cấp nhưng chưa được xây mới ảnh hưởng đến sự an toàn của học sinh, thầy cô giáo.
Trường cấp 3 Trương Định xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1973, trải qua hơn 40, 2 dãy nhà A và B với hơn 20 phòng học đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Ngay cả hành lang các lớp học cũng trong tình trạng xuống cấp đến bất ngờ. Nhiều em học sinh cho biết, bản thân ngôi trường bị xuống cấp nên việc đi lại, vui chơi cũng có phần hạn chế.
Thậm chí nhiều cột chịu lực cũng trong tình trạng trơ khung thép, gạch do thời gian.
Điều dễ nhận thấy nhất là các mảng tường bị bong tróc, tường bị nứt toác trơ gạch, khung thép. Lo ngại đến sự an toàn của học sinh, trường đã cho rào chắn, đặt biển cảnh báo cho học sinh, giáo viên.
Nhiều vị trí dầm được nhà trường gia cố bằng khung thép chịu lực, tránh trường hợp bị đổ gãy gây ảnh hưởng đến học sinh, thầy cô.
Thậm chí, nhiều khu vực kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn, mất khả năng chịu lực.
Một khu vưc hành lang lớp học phải phong tỏa hoàn toàn bởi rất có thể tường, vôi vữa sạt xuống bất cứ lúc nào.
Học sinh, thầy cô giáo ngồi học trong tâm thế luôn lo ngại về an toàn.
Một trong hàng chục khu vực tường bị rụng xuống. Phía nhà trường cũng luôn có người kiểm tra tại những khu vực này và dùng sào để chọc cho vôi vữa rơi xuống.
Một vị bảo vệ trong trường luôn phải đi khảo sát, ghi nhận và dùng sào chọc cho vôi vữa rơi xuống chủ động thay vì rơi xuống khi có người di chuyển qua.
Lan can hành lang các lớp học cũng trong tình trạng trơ khung thép.
Nhiều vết nứt toác chạy dọc dầm thép, có vị trí vết nứt rộng đến 10cm.
Lãnh đạo trường THPT Trương Định cho biết, đã báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban dự án thành phố. Phía Sở và Ban nhiều lần xuống kiểm tra.
Theo thông tin phía trường nắm bắt, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý thông qua dự án xây dựng lại trường, nhưng thời gian cụ thể thì chưa nắm rõ.
Lê Bảo
Theo giadinh.net
Toàn cảnh cơ sở vật chất giáo dục công lập trong cả nước Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 584.000 phòng học, gần 50.000 nhà vệ sinh bán kiên cố và gần 59.000 công trình nước sạch. Theo TTXVN/Báo Tin tức