Mùi quê hương từ chả giò, chả lụa tươi
Một người bà con của tôi từng bùi ngùi chia sẻ: ngày tết nơi xứ người, ước mong lớn nhất của bà không phải là sơn hào hải vị, mà chỉ cần một chén cơm trắng ăn cùng khoanh chả lụa tươi rưới chút nước mắm nhĩ. Vậy là đủ ngon đến quên trời đất, quên cả những tháng ngày đằng đẵng xa quê…
Với người Việt phương xa, không gì lớn hơn nỗi nhớ chái bếp quê nhà, bởi đó là nơi lưu giữ bao ký ức về những món ngon truyền thống. Trong tâm trí bà, tết là dịp để vào bếp “học gói” bao nhiêu thứ khác nhau. Vỡ lòng là món chả giò. Gói trong chiếc cuốn nhỏ là cả một thế giới thu nhỏ của thịt mới, tôm tươi, phối trộn hài hòa cùng củ sắn ngọt thanh, khoai môn dẻo bùi, nấm mèo sần sật. Chả giò ngon phải được gói gọn gàng trong lớp bánh tráng gạo mỏng, chiên lên nghe giòn tan. Hương thơm, vị giòn từ chả giò bánh tráng gạo ấy, dẫu có đặt cạnh bao món cuốn chiên của nhiều nước khác nhau vẫn không bao giờ lẫn được.
Chả giò giòn tan, thơm ngon hơn với lớp mỏng – Ảnh: Hoàng Thanh
Tiếp đến, công phu gói ngày xuân được nâng tầm với bánh chưng, bánh tét, h bánh tráng gạo ay đỉnh cao là giò bò, giò lụa (chả lụa). Khoanh chả lụa tươi như chứa đựng cả sự vén khéo, tinh tế của người nội trợ Việt Nam. Tinh tế trong cách chọn nguyên liệu, bởi thịt heo dùng để làm chả lụa phải tươi đến độ còn nẩy trên mặt thớt, nước mắm để ướp phải đạt độ đạm cao. Tinh tế cả trong cách gói, bởi đúng truyền thống thì phải dùng lá chuối hột tươi, buộc chặt tay để cây chả tròn đều, chắc chắn, thơm hương mà không vương vị chát, lại có được màu xanh vàng bao quanh như lớp áo lụa nhẹ nhàng. Thứ lá ấy tuy quê mùa nhưng lại tạo nên hồn phách cho chả lụa tươi, khiến hương vị tết thêm đậm đà, truyền thống.
Đôi lúc, “chất Việt” trong món ăn đến từ những điều tưởng chừng thật nhỏ nhặt. Vậy mà chúng cũng là thứ khiến người sành ăn nhớ khắc khoải trong thời buổi thực phẩm cuốn nilon, giấy bạc ngày nay. Thế nên dịp tết này, khi bắt gặp lớp bánh tráng gạo giòn tan của chả giò, lớp lá chuối tinh tươm từ chả lụa tươi Cầu Tre, không ít người như bà tôi bất chợt vui mừng như gặp lại cố tri. Hóa ra, vị truyền thống vẫn có thể tìm thấy được trong những sản phẩm chế biến sẵn tiện lợi và an toàn như thế! Bất chợt, trong bà bỗng ùa về hình ảnh một cái tết đầm ấm, sum vầy cùng gia đình bên mâm cỗ đậm chất cổ truyền, với bánh chưng xanh, dưa kiệu trắng, đĩa chả giò vừa chiên giòn tan, nóng hổi và khoanh chả lụa tươi mịn màng, thơm hương lá chuối đến nao lòng…
Theo thanh niên
Video đang HOT
Cầu kỳ như ram gà
Thoạt nhìn, những tưởng ram gà Bình Định mà người bạn giới thiệu cho tôi cũng đơn giản như các loại ram khác. Nhưng khi thưởng thức, mới cảm nhận hết được vị ngon lạ thường và độ kỳ công của loại ram này.
Bánh tráng bọc bên ngoài giòn tan dù để thời gian bao lâu, bên trong vị dẻo dai, ngọt bùi và rất thơm của nhiều loại nguyên liệu, gia vị, khác hẳn những loại ram khác từng được thưởng thức. Quá thích thú, tôi ngỏ ý muốn được thử làm ram gà Bình Định, mới biết thứ ram này không hề đơn giản như vẻ bề ngoài của nó.
Thịt gà băm nhuyễn, trộn với mầm đậu xanh căng tròn...
Ram gà (mà người miền Nam hay gọi chả giò), bắt đầu với công đoạn đầu tiên là ủ đậu xanh cho thành mầm giá. Đậu xanh đãi sạch sẽ, rồi ủ trong một tấm khăn ướt, gói vào bao nilon và giấu trong một thùng kín 2 ngày. Sau đó mang ra, đãi sạch lớp vỏ lụa xanh, đến khi thu được những mầm giá mập căng tròn, thì để thật ráo nước chuẩn bị cho công đoạn gói ram. Vì vậy, để làm được món ram gà, người ta đều phải luôn chuẩn bị trước 2 ngày mới có đủ nguyên liệu để chế biến.
Bánh tráng gói ram phải được nhúng qua nước pha với xì dầu
Thịt gà để nguyên xương, bằm nhuyễn lẫn lộn thịt và xương gà. Công đoạn này không dễ chút nào bởi nếu bằm không khéo thì những xương dằm còn sót lại ăn sẽ rất khó chịu. Vì vậy phải bằm thật kỹ lưỡng và khéo léo.
Những chiếc ram gói thon dài, vừa miệng sẽ được chiên qua dầu sôi sùng sục
Một số nguyên liệu khác như khoai môn tàu cắt nhuyễn, hành lá, cà rốt cắt sợi được trộn lẫn cùng gia vị các loại như tiêu, bột ngọt, chút muối, đường... cho thật thấm. Sau đó là công đoạn phi dầu hành trên bếp cho thơm, đổ hỗn hợp vào đảo nhanh, cho tất cả quyện vào với nhau thì đổ ra thau, rồi trộn tiếp bún gạo cắt nhuyễn vào, tiếp tục trộn đều.
Thành phẩm là những chiếc ram ngon tuyệt
Bánh tráng cuốn ram cũng là một loại bánh tráng khá đặc biệt. Đó là loại bánh tráng gạo được người Bình Định tráng rất dẻo và thơm. Cắt bánh tráng thành những miếng nhỏ vừa kích cỡ gói ram, nhúng thẳng vào thau nước có pha với xì dầu (nước tương) rồi vớt ra, bỏ trên nia (mẹt) tre cho ráo nước dần.
Khi ăn đi kèm rau sống và nước mắm chua ngọt mới đúng bài
Bỏ từng muỗng nguyên liệu đã trộn đều trên lên miếng bánh tráng, gói nhanh thành những cái ram gà dài, vừa ăn, rồi bỏ vào chảo dầu đang sôi sùng sục. Lớp bánh tráng bên ngoài ngả vàng cũng là lúc ram gà đã chín tới, phải nhanh tay vớt ra.
Bày ram lên đĩa, pha chén nước mắm chua ngọt lẫn cay cay bỏ bên cạnh, cùng dĩa rau sống hoặc cải con, vậy là đã có thể thưởng thức món ăn cầu kỳ này.
Miếng ram gà với bề ngoài giòn rụm, thơm dịu nhẹ mùi nước tương, cộng với vị dai dai, thơm ngọt của thịt gà, bùi bùi của hạt đậu xanh vừa lên mầm giá, dẻo dẻo của khoai môn tàu, thêm chút rau sống tươi mát, cộng với vị chua cay mằm mặn của mắm...Thật là một sự kết hợp đầy thú vị.
Nhờ vị ngon của món ram gà, người chế biến như quên đi những công đoạn cầu kỳ của món ăn này...
Bài, ảnh: Bảo Nguyên
Theo ihay
Hà Nội se lạnh, rủ nhau đi ăn bánh cuốn, chả nướng Không phải là món ăn lạ, nhưng bánh cuốn Hà Thành được đặc biệt yêu thích vào tiết trời se se lạnh, khi mà những buổi sáng hay tối mọi người đi ra đường khoác vội lên người một cái áo len mỏng. Tối cuối tuần lên Hồ Tây ăn bánh cuốn nóng, ngồi thưởng gió ven hồ, lành lạnh, ấm áp, thật...