Mục tiêu cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến gặp tại Nhà Trắng ngày 13/11. Đây là sự kiện đặc biệt bởi quan hệ hai quốc gia có nhiều bất đồng trong thời gian qua.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và người đồng cấp Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp vào tháng 6. Ảnh: Reuters
Tại lễ khai trương Tháp Trump ở Istanbul năm 2012, tỷ phú Donald Trump khi đó đã dành nhiều lời có cánh cho Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan. Kể từ khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Trump cũng không ngại ngần công khai khen ngợi nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Tình cảm này được nhiều nhà phân tích đánh giá là lý do quan hệ Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi hoàn toàn khi xảy ra hàng loạt vấn đề bất đồng trong thời gian qua.
Ông Soner Cagaptay tại Viện Chính sách Cận Đông Washington nhận định: “Quan hệ giữa ông Erdogan và ông Trump là yếu tố duy nhất còn hoạt động trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ”.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào khủng hoảng mới từ tháng 10 liên quan đến Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa quân vượt biên giới sang lãnh thổ Syria và tấn công lực lượng người Kurd sau khi Mỹ rút quân khỏi khu vực này. Động thái này đã “chọc giận” quốc hội Mỹ. Trong tháng 10, Hạ viện Mỹ đã thông qua trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch tại Syria.
Trước đó nhiều tháng, Mỹ bày tỏ không đồng tình với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ ngoài tai cảnh cáo trừng phạt của Mỹ và tiếp nhận hệ thống phòng thủ S-400 đầu tiên từ tháng 7. Đáp lại, Mỹ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất chiến đấu cơ S-35 nhưng không ra lệnh trừng phạt Ankara.
Video đang HOT
Như vậy, Tổng thống Erdogan đã “né” được lệnh trừng phạt nhưng vào ngày 10/11, Có vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien cho biết: “Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không từ bỏ S-400, thì nhiều khả năng sẽ có lệnh trừng phạt… Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu tác động từ những lệnh trừng phạt”.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có phần không hài lòng với Mỹ trong thời gian dài liên quan đến yêu cầu dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen hiện cư trú tại Mỹ. Ankara cho rằng giáo sĩ Fethullah Gulen là chủ mưu trong cuộc đảo chính bất thành năm 2016.
Theo Reuters, mục tiêu hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump trong cuộc gặp ngày 13/11 là khiến Tổng thống Erdogan từ bỏ kế hoạch sử dụng hệ thống phòng không S-400 đồng thời chấp nhận ngừng bắn dài hạn tại Syria.
Trước khi lên máy bay tới Washington, Tổng thống Erdogan chia sẻ với các phóng viên: “Chúng ta có chung quan điểm với Tổng thống Trump về giải quyết các vấn đề và cải thiện quan hệ bất chấp những bất đồng trong quan hệ song phương”.
Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý, Washington thậm chí có thể tạo điều kiện để Ankara quay lại chương trình F-35 và đề nghị ký thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Lời đe dọa chát chúa của Mỹ có đủ sức ngăn Thổ Nhĩ Kỳ "nhả" S-400 để né đòn trừng phạt khốc liệt?
Mỹ rất không hài lòng về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga và có thể áp đặt lệnh trừng phạt lên Ankara nếu nước này nhất quyết không chịu "xóa bỏ" vũ khí này, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien cho biết.
Theo NewYorkTimes, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien cho biết, Mỹ rất không hài lòng về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống phòng thủ tên lửa Nga và có thể áp đặt lệnh trừng phạt lên Ankara nếu nước này nhất quyết không chịu "xóa bỏ" vũ khí này.
"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chịu những lệnh trừng phạt này", ông Robert O'Brien chia sẻ với chương trình "Face the Nation" của CBS trong một bài phỏng vấn, khi nhắc đến việc Ankara sẽ phải chịu đạo luật chống lại kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt.
Bình luận trên diễn ra trước chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan sẽ diễn ra vào ngày 13/11 và tại đây ông Erdogan cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có nhiều cuộc điện đàm khi hai đồng minh của NATO đang bất đồng trong hàng loạt vấn đề.
Mỹ rất không hài lòng về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga
Một trong những bất đồng lớn nhất giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ hiện tại chính là việc Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và theo Mỹ vũ khí này không tương đồng với hệ thống phòng thủ của NATO đồng thời đe dọa đến máy bay F-35 của Mỹ.
Mặc những đe dọa của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhận những lô tên lửa S-400 đầu tiên của Nga vào tháng 7 vừa qua.
Đáp trả, Washington loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất máy bay F-35 mà theo đó Ankara vừa là nhà đồng sản xuất vừa là khách hàng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa lệnh trừng phạt nào được áp đặt với Ankara.
Dù có trong tay S-400 nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa kích hoạt vũ khí này và Washington vẫn hy vọng sẽ thuyết phục được Ankara vứt bỏ vũ khí của Nga này.
"Không có thành viên NATO nào được sở hữu S-400. Không thành viên NATO nào được mua vũ khí quân sự từ Nga", ông Robert O'Brien cho biết.
Đầu tháng này, người đứng đầu cơ quan công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố lô tên lửa S-400 thứ 2 chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ bị trì hoãn chứ không theo đúng dự kiến diễn ra vào năm 2020.
Vấn đề S-400 là một phần trong những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.
Mặt khác, mối quan hệ hai nước còn trở nên trắc trở về vụ Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd, đồng minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Mỹ, ở miền bắc Syria.
Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết cấm vận Thổ Nhĩ Kỳ về việc này nhưng chưa được Tổng thống Trump phê chuẩn. Ông O'Brien nói sẽ phải chờ xem liệu Tổng thống Trump có phủ quyết yêu cầu cấm vận nói trên hay không.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh rất quan trọng và Mỹ sẽ làm hết sức để giữ nước này ở lại NATO.
"Mất Thổ Nhĩ Kỳ là điều không tốt cho châu Âu hay Mỹ. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để đảm bảo họ vẫn là thành viên NATO", ông O'Brien nói.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga được thiết kế để tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa tầm trung và cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất. Với tầm bắn đạt 400 km, hệ thống S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tới 30km.
Theo nguoiduatin
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ "thấm đòn" trừng phạt từ Mỹ nếu không từ bỏ S-400 Nga Quốc hội Mỹ sẵn sàng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nếu như Ankara không từ bỏ các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Đây là tuyên bố được Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien công bố hôm 10/11. Tên lửa S-400 của Nga. (Ảnh: Sputnik) "Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ...