Mức học phí đại học cao nhất là 340.000 đồng/tháng
Từ 1/7/2010, cả nước sẽ áp dụng mức học phí mới. Theo đó, mức học phí thấp nhất bậc phổ thông là 5.000 đồng/tháng còn mức học phí cao nhất ở bậc đại học là 340.000 đồng/tháng và đến năm học 2014 – 2015 là 800.000 đồng/tháng.
Mức học phí sẽ tăng theo chỉ số giá tiêu dùng.
Đó là một trong những nội dung Nghị định quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 mà Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 14/5.
Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp của người dân. Mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.
Từ năm học 2011 – 2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch – Đầu tư thông báo. Căn cứ khung học phí này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế các vùng của địa phương mình.
Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Cơ sở GD công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo.
Cơ sở GD ngoài công lập được tự quyết định mức học phí.
Khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà năm học 2010 – 2011 được quy định cụ thể như sau:
Vùng
Năm học 2010-2011
1. Thành thị
Từ 40.000 – 200.000 đồng/học sinh/tháng
2. Nông thôn
Từ 20.000 – 80.000 đồng/học sinh/tháng
3. Miền núi
Từ 5.000 – 40.000 đồng/học sinh/tháng
Mức trần học phí đối với đào tạo trình độ đại học tại trường công lập theo các nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015 như sau:
Nhóm ngành
Năm học
2010-2011
Năm học
2011-2012
Năm học
2012-2013
Năm học
2013-2014
Năm học
2014-2015
1.Khoa học xã hội,
kinh tế, luật nông,
lâm, thủy sản
290
355
420
485
550
2. Khoa học tự nhiên
kỹ thuật, công nghệ
thể dục thể thao,
nghệ thuật khách sạn,
du lịch
310
395
480
565
650
3. Y dược
340
455
570
685
800
(Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên)
Mức trần học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong giai đoạn trên được xác định theo hệ số điều chỉnh:
Trình độ đào tạo
Hệ số so với đại học
1. Trung cấp chuyên nghiệp
0,7
2. Cao đẳng
0,8
3. Đại học
1
4. Đào tạo thạc sĩ
1,5
5. Đào tạo tiến sĩ
2,5
Mức trần học phí đối với trung cấp nghề, cao đẳng nghề công lập được quy định:
Tên mã nghề
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
TCN
CĐN
Video đang HOT
TCN
CĐN
TCN
CĐN
TCN
CĐN
TCN
CĐN
1. Báo chí
thông tin
pháp luật
200
220
210
230
230
250
240
260
250
280
2. Toán và
thống kê
210
230
220
240
240
260
250
270
270
290
3. Nhân văn:
khoa học xã
hội và hành
vi kinh doanh
và quản lý
dịch vụ xã hội
220
240
230
250
250
270
260
290
280
300
4.Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
250
290
270
310
280
330
300
350
310
360
5. Khách sạn,
du lịch, thể
thao và dịch
vụ cá nhân
280
300
300
320
310
340
330
360
350
380
6. Nghệ thuật
310
340
330
360
350
390
370
410
400
430
7. Sức khỏe
320
350
340
370
360
390
380
420
400
440
8. Thú ý
340
370
360
400
390
420
410
440
430
470
9. Khoa học
sự sống sản
xuất và chế biến
350
380
370
410
390
430
420
460
440
480
10. An ninh,
quốc phòng
380
410
400
440
430
460
450
490
480
520
11. Máy tính
và công nghệ
thông tin công
nghệ kỹ thuật
400
440
430
470
450
500
480
530
510
560
12. Khoa học
giáo dục và
đào tạo giáo
viên môi trường
và bảo vệ môi
trường
410
450
440
480
460
510
490
540
520
570
13. Khoa học
tự nhiên
420
460
450
490
480
520
500
550
530
580
14. Khác
430
470
460
500
490
540
520
570
550
600
15. Dịch vụ
vận tải
480
530
510
560
540
600
570
630
600
670
(Đơn vị: nghìn đồng/tháng/sinh viên)
Căn cứ vào trần học phí từng năm học, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh học sinh, sinh viên, GĐ các học viện, hiệu trưởng và thủ trưởng các trường, các cơ sở đào tạo thuộc trung ương quản ý, quy định học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo.
Học phí đối với cơ sở GD nghề nghiệp và GD ĐH của các doanh nghiệp nhà nước: căn cứ vào chi phí đào tạ, các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức học phí cho các nhóm ngành theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí đào tạo trình Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH cho phép. Mức học phí phải công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học để người học biết trước khi tuyển sinh.
Học phí đào tạo theo phương thức GDTX không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Học phí đào tạo theo tín chỉ được quy định: mức thu học phí của 1 tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức: Học phí tín chỉ = tổng học phí toàn khóa/tổng số tín chỉ toàn khóa (tổng số học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học).
Học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh.
Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở GD Việt Nam do các cơ sở GD quyết định.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Mức học phí ở 5 thành phố lớn sẽ cao nhất cả nước
Đó là mức học phí phổ thông dự kiến của 5 thành phố Cần Thơ, TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng. Đây đồng thời cũng là 5 thành phố có chất lượng giáo dục cao nhất nước.
Thông tin trên được Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra tại Hội nghị giao ban lần thứ nhất năm học 2009-2010 khối giao ước thi đua vùng 7 ngành GD-ĐT của 5 thành phố Cần Thơ, TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng vừa tổ chức tại thành phố Hải Phòng.
Theo Phó Thủ tướng, 5 thành phố này có mức sống cao nhất nước, do vậy phải đi đầu về chất lượng giáo dục. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị là khung học phí mới đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng chi trả của người dân.
Theo đó, nếu TPHCM có mức thu bình quân đầu người là 2,74 triệu đồng/người/tháng thì mức học phí tối đa dự kiến sẽ là 200.000 đồng/tháng trở xuống. Hà Nội, thu nhập bình quân 1,93 triệu thì học phí phổ thông tối đa 120.000 đồng/tháng. Hải Phòng 1,37 triệu đồng/người/tháng thì mức thu là 60.000 đồng/tháng. Đà Nẵng mức thu nhập bình quân là 1,57 triệu đồng/người thì học phí cao nhất sẽ là 90.000 đồng/tháng. Cần Thơ, mức thu nhập là 1,43 triệu đồng thì học phí là 75.000 đồng/tháng trở xuống. Tùy theo mỗi vùng thành thị, nông thôn để các thành phố đưa ra các mức học phí phù hợp, có thể nội thành cao hơn ngoại thành.
"Không thu đồng loạt các khoản đóng góp ở nhà trường, đóng góp tự nguyện phải đúng tính chất tự nguyện", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
Tại hội nghị, các đại biểu trao đổi thông tin về các nội dung đổi mới trong công tác giáo dục, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, các nội dung trong chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực...
Đặc biệt là công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, nhiều đại biểu cho rằng cần phải điều chỉnh phương thức thi theo hướng đơn giản hơn, tiếp tục tổ chức thi theo cụm, nhưng phải đảm bảo về vị trí địa lý để học sinh không đi lại quá xa.
Về chấm thi, các đại biểu kiến nghị nên chấm theo cụm vì các tỉnh có vị trí gần nhau để công tác vận chuyển bài thi, nhận kết quả thi được nhanh chóng, thuận lợi hơn là chấm chéo giữa các tỉnh trong kỳ thi vừa qua gây gây áp lực, khó khăn khi vận chuyển.
Ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD - ĐT cho rằng: "Trong chấm chéo bài thi tự luận kỳ thi vừa qua cho thấy vẫn đảm bảo độ an toàn, khách quan. Về đề nghị chấm thi theo cụm, Cục sẽ nghiên cứu, tìm hiểu và thông tin trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu chấm thi theo cụm sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp".
Ông Kiên cũng cho biết, Bộ đã công bố cấu trúc đề thi, về cơ bản vẫn giữ nguyên như kỳ thi trước, chỉ có thay đổi về đề thi năm 2010 là cho học sinh chọn làm 1 trong 2 phần riêng, làm cả 2 phần sẽ không được chấm điểm.
Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu phát biểu rằng: "Thanh tra uỷ quyền do Bộ cử về các hội đồng thi có số lượng tăng, nhưng chất lượng chưa tốt, chưa nắm được nghiệp vụ thanh tra. Đề nghị kỳ thi tới, Bộ cử thanh tra uỷ quyền phải phải nắm chắc nghiệp vụ để xử lý các tình huống bất ngờ sảy ra".
Kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đề nghị lãnh đạo Sở GD-ĐT 5 thành phố lớn cần tập trung nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2009 -2010: 100% các trường học tại 5 thành phố có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn; thực hiện "3 đủ" cho học sinh (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở); các trường phổ thông, thực hiện "3 công khai" (công khai điều kiện, quy mô đào tạo; công khai nguồn lực; công khai tài chính).
Đặc biệt, hết năm học 2009 - 2010, tất cả các hiệu trưởng phải học xong chương trình bồi dưỡng và các trường sẽ công bố kế hoạch đảm bảo đủ giáo viên vào năm 2012.