Mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp?
Bên cạnh nhận định về chất lượng giáo dục đại học đang ngày càng cải thiện, cũng có ý kiến cho rằng, mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp.
Theo các chuyên gia, một phần do chất lượng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống còn chênh lệch, nhiều trường đại học chưa tạo được “sức hút” với người học.
Câu chuyện an sinh xã hội
Theo GS.TS Đặng Ứng Vận – nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Văn phòng Chính phủ, dường như sức hấp dẫn của giáo dục đại học đối với thế hệ trẻ có phần giảm sút. Trước đây, khi thi đại học là nhiều người thi và một người đỗ. Trúng tuyển vào đại học là một vinh hạnh lớn.
Tuy nhiên, hiện nay sinh viên vào các trường đại học không háo hức như trước. Nhiều học sinh có suy nghĩ, học kiểu gì cũng vào được đại học. Nếu không vào được các trường tốp đầu thì sẽ vào các trường có chất lượng thấp hơn. Điều này làm giảm động lực học tập của các em. Khi các em vào trường mà không có động lực học tập sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, do mức lương khi sinh viên tốt nghiệp ra trường được trả quá thấp, như ngành giáo dục mầm non, dù có tốt nghiệp đại học vẫn chỉ trả lương trung cấp, nay theo Luật Giáo dục 2019 mới được hưởng theo bằng cao đẳng.
Mặt khác, hiện sức tiêu thụ các sản phẩm giáo dục đại học theo đúng nghĩa của nền kinh tế Việt Nam không cao. Một vấn đề nữa, khi có ngành nghề nào đó dễ được tuyển dụng thì các trường sẽ ồ ạt mở lớp đào tạo. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên lượng nhân lực cần thiết không lớn. Chỉ cần đào tạo 1 – 2 năm là ngành đó không tuyển sinh được nữa. Điều này cho thấy, việc đào tạo của các trường hiện nhanh bị bão hòa do nền kinh tế chưa tiêu thụ hết các sản phẩm đào tạo có lượng đầu ra lớn như vậy.
TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) nhìn nhận, một số trường vẫn loay hoay sẽ tự chủ ở mức nào. Nếu tự chủ hoàn toàn sẽ không nhận tiền từ ngân sách Nhà nước và nguồn thu phụ thuộc nhiều vào học phí. Vì thế, khi thực hiện cơ chế tự chủ, học phí cao cũng là một trong những lý do khiến nhiều thí sinh quyết định không học đại học.
Tại chương trình tọa đàm với chủ đề “Giáo dục đại học – Thách thức và Cơ hội”, bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhìn nhận, tự chủ phải tính đúng, tính đủ các khoản chi cho giáo dục, đào tạo. Nhưng chúng ta vẫn loay hoay câu chuyện thực hiện an sinh xã hội. Chúng ta đã có lộ trình tăng học phí nhưng sau đại dịch Covid -19, thu nhập của người dân khó khăn nên đặt ra vấn đề phải tạm dừng tăng học phí.
“Vấn đề an sinh xã hội, tự chủ của trường đại học sẽ được giải quyết như thế nào? Chúng ta phải tính cho các trường ra sao. Trường đại học loay hoay với vấn đề nâng cao chất lượng nhưng lại không được nâng học phí. Tôi cho rằng, cần tính đầy đủ, hài hòa giữa an sinh xã hội với vấn đề trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng, xã hội trong việc đầu tư thỏa đáng cho giáo dục đại học” – bà Hoa đặt vấn đề.
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Phenikaa thuyết trình dự án ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: Website của trường
Cần điều chỉnh cân bằng cung cầu
Trước thông tin, tỷ lệ người theo học đại học thấp hơn so với thế giới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi, nếu tính quy mô trung bình 6.000 – 7.000 sinh viên/trường thì thấp, mặc dù cơ sở giáo dục đại học nhiều. Song trong quan hệ thị trường, thì nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao đã tính từ đại học, sau đại học như các nước khác chưa? Ngoài ra, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính cũng sẽ bó hẹp nên không tăng nhanh số lượng được. Mặc dù có nhiều biến chuyển và thành tích nhưng chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học chưa đồng đều để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Mặt khác, người học luôn cân nhắc giữa chi phí với lợi ích đạt được. Lựa chọn trường này hay trường kia, trong nước hay nước ngoài; thậm chí là đi học hay không đi học. Đặc biệt, nếu người học chưa tin tưởng chất lượng thì số lượng không thể tăng được. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, rõ ràng quy mô đào tạo, yêu cầu nhân lực chất lượng cao chưa tương xứng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, những năm qua, số lượng và chất lượng học đại học tăng khá tốt. Chúng ta thấy, bức tranh rất rõ trong tuyển sinh 2 năm vừa rồi. Các trường tuyển sinh ngày càng tốt cả về quy mô và chất lượng đầu vào.
GS.TSKH Đặng Ứng Vận cho rằng, chúng ta cần điều chỉnh tốt cân bằng cung cầu. Nếu tiếp tục mở thêm trường để tăng tỷ lệ sinh viên so với số dân vẫn xảy ra thách thức như hiện nay. Đồng thời gây khó cho các trường trong tuyển sinh. Cần có biện pháp để tăng sức hấp dẫn sản phẩm đào tạo của các trường đại học. Khi đó, tự khắc sẽ chuyển dịch sang mức cầu cao hơn.
Nhấn mạnh, những gì mà các trường đại học đang làm ngày hôm nay, kết quả của nó sẽ chỉ đến sau 5, 10 năm, GS.TS Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa nêu quan điểm, cần có hoạch định đúng đắn, đặc biệt là các chính sách của Nhà nước để hỗ trợ sự phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chúng ta không chỉ bàn đến bậc đại học mà cần tập trung hơn nữa vào đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). “Để tạo ra những ngành công nghệ mới, có tác động làm thay đổi/phát triển các lĩnh vực mới, hoặc tạo ra sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp thì việc tập trung lực lượng đủ lớn các nhà khoa học là cần thiết” – GS.TS Phạm Thành Huy chia sẻ đồng thời lưu ý: Trước tiên, các trường đại học cần phát triển mạnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với nền tảng là nhóm nghiên cứu phát triển. Mạnh hơn nữa là trung tâm nghiên cứu, tổng công ty khởi nghiệp trước khi được đưa ra đầu tư một cách toàn diện ở các doanh nghiệp.
Theo GS.TS Phạm Thành Huy, về mặt chính sách, chúng ta dựa trên cơ sở dữ liệu hôm nay để dự đoán sự phát triển trong tương lai. Từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, hội tụ được các nguồn lực trong trường đại học. Trên cơ sở đó, các trường đại học có thêm cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra được những tác động lớn không chỉ về mặt khoa học công nghệ mà còn trong các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Tăng sức hấp dẫn cho giáo dục đại học
Các trường đại học muốn phát triển cần 3 yếu tố: nguồn lực dồi dào, quản trị ưu việt, tài năng hội tụ
Tại cuộc tọa đàm "Giáo dục đại học (ĐH): Thách thức và cơ hội" được Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 18-10 ở TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay theo số liệu chính thức được Bộ Tài chính đưa ra, ngân sách chi cho giáo dục ĐH năm 2020 chưa đến 17.000 tỉ đồng nhưng số thực chi thấp hơn nhiều.
Bất cập từ khâu đầu tư cho giáo dục
Cụ thể, ngân sách chi cho giáo dục ĐH năm 2020 chiếm 0,27% GDP nhưng con số thực chi chưa tới 12.000 tỉ đồng. Số thực chi này cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, các trường ĐH muốn phát triển cần 3 yếu tố là nguồn lực dồi dào, quản trị ưu việt, tài năng hội tụ. Về quản trị, giáo dục ĐH đã thay đổi mạnh. Về tự chủ, trách nhiệm của các trường, sự tham gia của các thiết chế trong trường cũng đã được nâng lên. Song, nguồn lực cho các trường thì còn nhiều khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn (giữa) trao đổi tại tọa đàm
"Nguồn lực của các trường hiện nay đến từ nhà nước, người học và xã hội. Đương nhiên, người học có trách nhiệm chi trả những gì mình được lợi ích. Nhưng để hiện đại hóa một cơ sở giáo dục ĐH, mở rộng khuôn viên, xây dựng cơ bản, trang thiết bị nghiên cứu, đặc biệt với ngành công nghệ cao, thì học phí không thể chi trả được. Học phí chi trả thì người học muốn được nhìn thấy ngay; còn đầu tư lâu dài, đầu tư phát triển đội ngũ thì rõ ràng nhà nước cần quan tâm hơn" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng nếu so sánh sẽ thấy bất cập ngay ở khâu đầu tư cho giáo dục ĐH. "Chúng ta thực hiện tự chủ trong các trường ĐH thì phải hiểu là ngoài khoản đầu tư của nhà nước - mà theo đánh giá chung thì hiện rất thấp, phải trao cho các trường ĐH cơ chế tự chủ để họ thu hút thêm các nguồn lực từ xã hội, để nâng đầu tư cho các trường, nhằm bù lại phần nhà nước không lo được" - bà Mai Hoa nêu ý kiến.
Điều chỉnh cung - cầu
Vấn đề lớn của giáo dục ĐH là tỉ lệ người theo học ĐH so với dân số của Việt Nam hiện còn thấp, ảnh hưởng tới nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như sự phát triển của xã hội.
Đánh giá về thực trạng này, GS Đặng Ứng Vận, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Văn phòng Chính phủ, cho rằng tỉ lệ sinh viên so với toàn dân của Việt Nam thể hiện rất rõ cân bằng cung - cầu. Theo GS Đặng Ứng Vận, có 2 nguyên nhân dẫn đến vấn đề này: Sức hấp dẫn của giáo dục ĐH đối với thế hệ trẻ giảm sút và sức tiêu thụ các sản phẩm giáo dục ĐH theo đúng nghĩa của nền kinh tế Việt Nam hiện không cao.
"Theo tôi, cần điều chỉnh tốt cân bằng cung - cầu. Nếu tiếp tục mở thêm trường để tăng tỉ lệ sinh viên so với số dân thì vẫn sẽ xảy ra thách thức như hiện nay, đồng thời gây khó cho các trường cũ khi tuyển sinh. Chúng ta chỉ cần có biện pháp để tăng sức hấp dẫn của các sản phẩm đào tạo của các trường ĐH thì tự khắc mức cân bằng sẽ chuyển dịch sang mức cầu cao hơn" - GS Vận nhận xét.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, có những ngành học lâu dài phục vụ đất nước, như khoa học cơ bản, nông - lâm - ngư nghiệp, nghệ thuật, đào tạo trình độ sau ĐH... nhưng lại không dễ xã hội hóa để người học chi trả, trong khi đang hạn chế về nguồn lực. "Yêu cầu quy mô phải tăng, đòi hỏi chất lượng cũng phải tăng. Như vậy, thách thức lớn là làm sao bảo đảm tương xứng, vừa đáp ứng yêu cầu về số lượng nhưng phải vừa đầu tư có trọng tâm, trọng điểm" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh.
Chỉ 141 trường đủ điều kiện tự chủ
Cả nước mới chỉ có 141/232 trường ĐH đủ điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2 điều 32 Luật Giáo dục ĐH. Thêm vào đó, vẫn còn nhiều trường chưa kiểm định hoặc chưa đủ điều kiện kiểm định.
"Muốn tự chủ, các trường phải thay đổi chính từ bên trong; không chỉ có hội đồng trường mà còn phải xây dựng hệ thống quản trị ĐH, hệ thống văn bản, vì đã tự chủ thì phải thực hiện phân quyền, phân cấp trong môi trường đó xuống đến tận giảng viên. Khi hoàn thiện bộ máy tổ chức, kiểm định xong thì mới đủ điều kiện tự chủ" - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.
Vai trò lớn của 'thuyền trưởng' trong đổi mới giáo dục mầm non Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non có vai trò quan trọng, giúp giáo viên mầm non biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng. Một lớp học của Trường mầm non Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thực hiện Đề án của Chính phủ về "Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục...