Mức cholesterol nên là bao nhiêu với mỗi độ tuổi?
Mức cholesterol thay đổi theo tuổi, cân nặng và giới tính. Theo thời gian, cơ thể chúng ta có xu hướng sản sinh nhiều cholesterol hơn, nghĩa là tất cả người lớn nên định kỳ kiểm tra mức cholesterol.
Cholesterol được đo theo ba mục:
- LDL, hay “ cholesterol xấu”
- HDL, hay “ cholesterol tốt”
Phần lớn mọi người gặp khó khăn trong việc là cân bằng những mức này. Mặc dù cholesterol toàn phần và LDL nên được giữ ở mức thấp, việc có nhiều cholesterol HDL hơn có thể mang lại tác dụng bảo vệ nhất định chống lại một số bệnh liên quan đến tim bao gồm đau tim và đột quỵ.
Mức cholesterol và tuổi
Cân bằng cholesterol trong giai đoạn đầu đời rất quan trọng vì cholesterol không được kiểm soát ở giai đoạn sau rất khó điều trị.
Mức cholesterol có xu hướng tăng lên theo tuổi. Các bác sĩ khuyên nên sớm thực hiện các bước để ngăn chặn cholesterol cao nguy hiểm khi có tuổi. Cholesterol không được kiểm soát trong nhiều năm có thể khó điều trị hơn nhiều.
Trẻ em ít có khả năng bị cholesterol cao và chỉ cần kiểm tra một hoặc hai lần trước khi được 18 tuổi.
Tuy nhiên, nếu có các yếu tố nguy cơ tăng cholesterol, trẻ nên được theo dõi thường xuyên hơn.
Thông thường, nam giới thường có mức cholesterol trong suốt cuộc đời cao hơn phụ nữ. Mức cholesterol của nam giới thường tăng lên khi họ già đi. Tuy nhiên, phụ nữ không miễn dịch với cholesterol cao. Cholesterol của phụ nữ thường tăng khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
Mức khuyến nghị
Mức cholesterol lành mạnh không khác nhau nhiều ở người lớn. Các mức khuyến nghị có xu hướng thay đổi do các tình trạng sức khỏe và các cân nhắc khác.
Mức cholesterol đối với người lớn
- Mức cholesterol toàn phần dưới 200 miligam trên decilit (mg/dL) được coi là mong muốn đối với người lớn. Chỉ số từ 200 đến 239 mg/dL được coi là cao sát ngưỡng và chỉ số từ 240 mg/dL trở lên được coi là cao.
- Mức cholesterol LDL phải dưới 100 mg/dL. Mức 100 đến 129 mg/dL có thể chấp nhận được đối với những người không có vấn đề gì về sức khỏe nhưng có thể đáng quan tâm hơn đối với những người mắc bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Chỉ số 130 đến 159 mg/dL là cao sát ngưỡng và 160 đến 189 mg/dL là cao. Chỉ số 190 mg/dL hoặc cao hơn được coi là rất cao.
- Mức HDL cần được giữ cao hơn. Chỉ số dưới 40 mg/dL được coi là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Chỉ số từ 41 mg/dL đến 59 mg/dL được coi là mức thấp sát ngưỡng. Chỉ số tối ưu cho mức HDL là 60 mg/dL hoặc cao hơn.
Mức cholesterol đối với trẻ em
Video đang HOT
Để so sánh, mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL có thể chấp nhận được ở trẻ em là khác nhau.
- Mức cholesterol toàn phần có thể chấp nhận được đối với trẻ em là dưới 170 mg/dL. Mức cholesterol toàn phần cao sát ngưỡng ở trẻ em nằm trong khoảng từ 170 đến 199 mg/dL. Chỉ số cholesterol toàn phần> 200 ở một đứa trẻ là quá cao.
- Mức cholesterol LDL của trẻ em cũng phải thấp hơn mức của người lớn. Khoảng cholesterol LDL tối ưu cho một đứa trẻ là dưới 110 mg/dL. Mức cao sát ngưỡng là từ 110 đến 129 mg/dL trong khi mức cao là trên 130 mg/dL.
Lời khuyên
Đối với trẻ em và người lớn, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát cholesterol.
Khuyến nghị tốt nhất cho trẻ em và vị thành niên để kiểm soát cholesterol là sống lành mạnh, chăm vận động. Điều này bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục nhiều.
Trẻ em ít vận động, thừa cân ăn chế độ nhiều thực phẩm chế biến sẵn dễ bị cholesterol cao. Trẻ em có tiền sử gia đình bị cholesterol cao cũng có thể có nguy cơ.
Nói chung, một người trưởng thành bắt đầu lối sống lành mạnh càng sớm thì mức cholesterol càng tốt. Mức cholesterol tích tụ theo thời gian. Cuối cùng, một sự thay đổi đột ngột trong lối sống sẽ giúp ích, nhưng càng lớn tuổi thì mức cholesterol càng ít bị tác động.
Tất cả người lớn nên vận động và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên. Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh và người lớn có cholesterol cao có thể cân nhắc dùng thuốc giúp giảm cholesterol nhanh hơn so với chỉ ăn kiêng.
Cholesterol cao ở mọi lứa tuổi sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ. Những nguy cơ này chỉ tăng lên theo thời gian, đặc biệt là đối với những người trưởng thành không hành động để giảm sự tích tụ cholesterol.
Đi khám bác sĩ
Trẻ em nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra cholesterol một hoặc hai lần trước 18 tuổi nhưng không phải trong tuổi dậy thì. Nếu trẻ đến từ một gia đình có tiền sử bệnh tim hoặc thừa cân hoặc có các tình trạng sức khỏe khác, khuyến cáo có thể thay đổi.
Người lớn trên 20 tuổi nên đi khám bác sĩ 4 đến 6 năm một lần. Đối với người lớn không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, điều này nói chung là đủ. Tuy nhiên, mọi người nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ về điều trị và các bước cần thực hiện để giảm mức cholesterol nếu:
- kết quả xét nghiệm cholesterol trở lại với mức cholesterol toàn phần và LDL cao hoặc ở ngưỡng cao
- thừa cân
- tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Những lựa chọn điều trị
Có những phương pháp mọi người có thể sử dụng để giảm mức cholesterol và ngăn chúng tăng lên. Một phương pháp tiềm năng là sử dụng liệu pháp thay đổi lối sống (TLC), bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục và quản lý cân nặng. Một lựa chọn khác là điều trị bằng thuốc làm giảm cholesterol hoặc giảm sự hấp thụ cholesterol.
Ở mọi lứa tuổi, chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo trans cũng như nhiều chất xơ hòa tan và protein rất tốt để giảm sự tích tụ cholesterol.
Chế độ ăn TLC là một kế hoạch ăn uống ít chất béo bão hòa, ít cholesterol. Những người theo chế độ ăn này nên có lượng calo hàng ngày ít hơn 7% calo từ chất béo bão hòa và ít hơn 200 mg cholesterol trong chế độ ăn. Chế độ ăn kiêng TLC khuyến khích mọi người ăn các loại thực phẩm sau: trái cây, rau, các loại ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo, cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt nạc.
Ngoài ra, chế độ ăn kiêng TLC gợi ý chỉ nên nạp đủ calo để duy trì cân nặng mong muốn và tránh tăng cân. Tăng cường ăn các chất xơ hòa tan và thực phẩm có chứa các chất tự nhiên, chẳng hạn như một số loại bơ thực vật, cũng có thể tăng cường khả năng giảm LDL của chế độ ăn.
Quản lý cân nặng hợp lý là một phần thiết yếu khác của việc giảm cholesterol và ngăn ngừa nó tích tụ. Những người thừa cân giảm cân có thể giúp giảm LDL trong quá trình này.
Giảm cân đặc biệt quan trọng đối với những người có một nhóm các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Triglyceride cao
- HDL thấp
- Nam giới thừa cân với số đo vòng bụng hơn 100cm
- Phụ nữ thừa cân với số đo vòng bụng hơn 90cm
Hoạt động thể chất thường xuyên 30 phút vào hầu hết các ngày được khuyến khích cho tất cả mọi người. Điều này cũng sẽ giúp kiểm soát cân nặng, do đó giúp giảm cholesterol.
Khi các bước này không đủ, cũng có thể cần điều trị bằng thuốc. Có một số loại thuốc giảm cholesterol có sẵn, bao gồm:
- Statin: ngăn cản gan sản xuất cholesterol.
- Chất cô lập axit mật: làm giảm lượng chất béo hấp thu từ thức ăn.
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: làm giảm triglyceride trong máu và giảm lượng cholesterol hấp thu từ thức ăn.
- Một số vitamin và chế phẩm bổ sung, như niacin, ngăn cản gan loại bỏ HDL và làm giảm triglyceride.
- Axit béo omega-3: làm tăng mức HDL và làm giảm triglyceride.
Điều trị tốt nhất để giảm cholesterol bao gồm một loạt các phương pháp khác nhau, bao gồm cả lối sống và chế độ ăn. Bác sĩ là người tốt nhất để tìm ra cách tốt nhất cho một người giảm mức cholesterol xấu.
Cách kiểm soát cholesterol xấu và tốt
Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể.
Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ trọng cao, chính là HDL. Thông thường sẽ phải làm xét nghiệm máu để định lượng các thành phần này.
Để di chuyển trong máu, cholesterol phải được vận chuyển bởi các phân tử trợ giúp gọi là lipoprotein. Mỗi lipoprotein có định tính riêng về cholesterol và mỗi loại hoạt động khác nhau với cholesterol mà nó chuyên chở.
HDL-cholesterol tốt
HDL là viết tắt của lipoprotein tỷ trọng cao. Mỗi hạt cholesterol HDL là một đốm màu siêu nhỏ bao gồm một vành lipoprotein bao quanh một tâm cholesterol. Hạt cholesterol HDL đậm đặc so với các loại hạt cholesterol khác, vì vậy nó được gọi là tỷ trọng cao.
HDL-cholesterol tốt, hoạt động giống như người quét đường, thu dọn LDL ra khỏi các động mạch và đưa về gan, nơi mà LDL sẽ bị phân giải và tống ra ngoài cơ thể. Nhưng HDL không loại bỏ hoàn toàn LDL, chỉ 1/4 đến 1/3 cholesterol trong máu bị HDL mang đi. Mức HDL khỏe mạnh có thể bảo vệ cơ thể trước nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngược lại lượng HDL thấp làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
HDL làm giảm, tái sử dụng và tái chế LDL bằng cách vận chuyển nó đến gan, nơi nó có thể được xử lý lại. HDL hoạt động như một đội bảo trì cho các bức tường bên trong (nội mạc) của các mạch máu. Tổn thương các bức tường bên trong là bước đầu tiên trong quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. HDL chà tường sạch sẽ và giữ cho nó khỏe mạnh.
Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng cholesterol tốt. Ảnh: TM
Nên làm gì nếu HDL thấp?
Trong trường hợp lượng HDL thấp, người bệnh sẽ thực hiện nhiều bước để tăng mức HDL và giảm nguy cơ bệnh tim như sau:
Tập thể dục: Các hoạt động thể chất giúp tăng lượng HDL. Hãy tập các bài tập vừa sức ít nhất 30 phút/ngày.
Giữ cân nặng khỏe mạnh: Bên cạnh việc cải thiện mức HDL, kiểm soát cân nặng, không để thừa cân béo phì để giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều HDL trong thực vật, các loại hạt và cá như cá hồi hoặc cá ngừ.
Cai thuốc lá, vì thuốc lá làm giảm HDL, khi ngừng hút, lượng HDL có thể tăng lên
LDL-cholesterol xấu
Nếu cơ thể bị tăng LDL, nghĩa là có quá nhiều LDL trong máu. Phần LDL dư thừa này, cùng với một số chất khác, tạo thành mảng bám. Những mảng bám này tụ trên thành động mạch, gọi là xơ vữa động mạch.
Bệnh mạch vành xảy ra khi mảng bám tích tụ trong thành các động mạch của tim, khiến các động mạch càng lúc càng xơ chai và hẹp lại. Lúc này, máu lưu thông sẽ bị hạn chế hoặc bị nghẽn. Bởi tim nhận oxy từ máu, tình trạng này làm tim không nhận đủ lượng oxy. Vấn đề này có thể gây ra chứng đau thắt ngực, hoặc khi dòng máu bị tắc hoàn toàn sẽ gây nhồi máu cơ tim.
Khi LDL cao nên kiêng ăn gì?
Nên ăn giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn; chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
Người bị mỡ máu cao cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn. Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt. Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Không nên ăn nhiều trứng, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật...
Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng cholesterol mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.
Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Cơ thể thay đổi thế nào nếu bạn uống trà gừng mỗi ngày? Thói quen uống trà gừng liên tục trong thời gian dài có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Bảo vệ tim: Nhiều nghiên cứu cho rằng, gừng có thể ngăn ngừa bệnh tim nhờ giảm lượng cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giảm huyết áp. Kiểm soát cân nặng: Trà gừng cũng giúp bạn kiểm soát lượng cân nặng hợp lý...