Mùa yêu thương
Mùa tựu trường cũng sát Tết Trung thu, là dịp được chờ đợi với học sinh. Thế nhưng đời sống khó khăn ở nhiều địa bàn, nhiều gia đình, đã cản trở con đường đến trường, cơ hội vui chơi của không ít học sinh.
Ảnh minh họa.
Nhằm nâng bước trẻ đến trường, trong những ngày qua nhiều nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội đã tổ chức những chuyến thăm, động viên, tặng quà cho học sinh, nhất là học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mất người thân vì dịch bệnh COVID-19, tai nạn thương tích đã được nhận đỡ đầu. Thêm nhiều công trình trường học mới ở vùng khó khăn được khánh thành tạo điều kiện rút ngắn đường đi học của trẻ em vùng núi cao. Những việc làm như thế đang giúp san sẻ bớt gánh nặng cho công tác giáo dục, công tác bảo trợ xã hội.
Video đang HOT
Quan tâm chăm lo, đảm bảo trẻ được đến trường là sứ mệnh, trách nhiệm của cả xã hội. Cùng với sự quan tâm, đầu tư ngày càng lớn hơn của Nhà nước, sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội thông qua những việc làm khác nhau, chính là đang tạo ra một kênh đảm bảo xã hội sôi nổi, tự giác và thiết thực.
Triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đề ra nhiệm vụ sẽ tăng cường hơn nữa việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với đó, ưu tiên củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và các trường phổ thông có học sinh bán trú. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách khác. Phát triển các phương thức giáo dục hòa nhập, chuyên biệt và bán chuyên biệt để đáp ứng quyền được học tập của học sinh là người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Với sự chung tay của toàn xã hội hướng vào đối tượng học sinh yếu thế trong những ngày qua, nhất là chiến lược phát triển giáo dục theo hướng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục một cách công bằng cho người học mà ngành chức năng đề ra, đang đem đến cho chúng ta một niềm tin rằng mùa tựu trường năm nay sẽ là mùa yêu thương.
Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo
Những năm qua, Chi bộ Trường THPT Trần Đại Nghĩa (quận Cái Răng) chú trọng công tác xây dựng Đảng; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Chi bộ hằng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng dạy và học năm sau cao hơn năm trước.
Chi bộ Trường THPT Trần Đại Nghĩa thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo đồng chí Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa, những năm qua, Chi bộ đã lãnh đạo đổi mới và đồng bộ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Hằng năm, nghị quyết của Chi bộ đều đề cập đến chỉ tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, công tác quản lý học sinh. Chi bộ, Ban giám hiệu khuyến khích giáo viên (GV) học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trong 3 năm gần đây, Trường có 5 GV được tạo điều kiện thuận lợi học thạc sĩ, nâng tổng số người có trình độ thạc sĩ của trường lên 29 cán bộ, GV. Chị Nguyễn Thị Út, GV Địa lý, chia sẻ: "Tôi được ban lãnh đạo trường tạo điều kiện để học thạc sĩ và đã tốt nghiệp tháng 4-2022. Khóa đào tạo giúp tôi bổ sung thêm nhiều kiến thức nâng cao, đặc biệt là nâng cao phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập".
Thực hiện nghị quyết của Chi bộ, Ban Giám hiệu chú trọng rà soát, bố trí GV đúng theo khả năng, chuyên môn được đào tạo, phát huy được sở trường trong công tác, nâng cao chất lượng giảng dạy; đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đầu tư trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu đa năng, loa để học ngoại ngữ, tin học; thường xuyên chỉ đạo đội ngũ GV các bộ môn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả truyền đạt kiến thức cho học sinh. Các GV chủ nhiệm, GV bộ môn thường xuyên theo dõi lực học, tâm lý của học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả...
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chất lượng dạy và học của Trường năm sau cao hơn năm trước. Đồng chí Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng, so sánh: "Năm học 2020-2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 là 99,24%, tỷ lệ học sinh giỏi 7,34% và tỷ lệ học sinh khá 32%. Đến năm học 2021-2022, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lớp 12 là 99,47%, tỷ lệ học sinh giỏi 9,84% và tỷ lệ học sinh khá 42,68%".
Công tác xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh được Chi bộ chú trọng, thực hiện thường xuyên. Việc sinh hoạt của cấp ủy, của chi bộ duy trì nền nếp theo định kỳ hằng tháng, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong tổ chức và hoạt động. Việc học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành được thực hiện kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm thường xuyên, thực hiện đúng theo Điều lệ Đảng quy định, qua đó kịp thời ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ đảng viên, GV và nhân viên. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm, trung bình mỗi năm Chi bộ kết nạp được 3 đảng viên, nâng tổng số đảng viên của Chi bộ hiện nay là 49 đồng chí. Công tác đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên được Chi bộ thực hiện nghiêm túc theo phương châm đánh giá phải sát thực, khách quan, trên tinh thần xây dựng. Kết quả kiểm điểm phân loại đảng viên hằng năm đạt 100% hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiện nay, Chi bộ, Ban giám hiệu trường tập trung lãnh đạo chuẩn bị chu đáo mọi mặt để khai giảng năm học mới 2022-2023. Trong đó, đã phân công nhiệm vụ giảng dạy cho GV; sắp xếp xong biên chế lớp học; thực hiện xong việc bảo trì cơ sở vật chất. Từ ngày 29 đến 31-8, Trường thực hiện tổng vệ sinh và ngày 5-9 sẽ tổ chức khai giảng năm học mới. Đồng chí Trịnh Nguyễn Thi Bằng cho biết: Chi bộ sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; chỉ đạo nâng cao chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đại trà, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Đổi mới sáng tạo trong dạy và học" để nâng cao chất lượng dạy và học.
Dự thảo hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học Thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học và các quy định về tổ chức dạy học lớp ghép, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học . Ảnh minh họa Theo đó, việc tổ chức các hoạt động dạy học yêu cầu tập trung dạy học đúng, đủ nội dung môn Toán,...