Mưa xối xả ở Trung Quốc, 25 người chết, Phượng Hoàng cổ trấn chìm trong lũ
25 người thiệt mạng, hơn 2.700 ngôi nhà bị sập, 96.160 ha hoa màu bị phá hủy khi lượng mưa kinh hoàng ở miền Nam Trung Quốc gây ra hàng loạt trận lũ quét và lở đất.
Đài CNN trích dẫn báo cáo của các quan chức Trung Quốc hôm 8-6 cho hay mưa xối xả nhiều tuần nay ở miền Nam Trung Quốc đã khiến ít nhất 25 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến hàng triệu cư dân, gây thiệt hại kinh tế hàng triệu nhân dân tệ.
Chỉ riêng tỉnh Hồ Nam đã có 10 người đã thiệt mạng trong tháng này, 3 người vẫn mất tích, 286.000 người phải sơ tán và tổng cộng 1,79 triệu cư dân bị ảnh hưởng.
Địa danh nổi tiếng Phượng Hoàng cổ trấn của tỉnh Hồ Nam chìm trong lũ quét trong bức ảnh chụp ngày 4-6 – Ảnh: AP
Hơn 2.700 ngôi nhà đã bị sập hoặc bị hư hại nghiêm trọng, 96.160 ha hoa màu bị phá hủy – những thiệt hại nặng nề đối với một tỉnh đóng vai trò là trung tâm sản xuất lúa gạo lớn của Trung Quốc. Theo các quan chức, thiệt hại kinh tế trực tiếp ước tính hơn 4 tỉ nhân dân tệ (600 triệu USD).
Video đang HOT
Cuối tháng trước, lũ lụt và lở đất đã giết chết 8 người ở tỉnh Phúc Kiến ven biển, 5 người ở tỉnh Vân Nam, tây nam và 2 trẻ em bị lũ cuốn trôi ở tỉnh Quảng Tây.
Chính quyền Trung Quốc đang cảnh giác cao độ đối với mùa lũ năm nay, bắt đầu từ tháng này, sau cái chết của 398 người trong trận lũ kinh hoàng do lượng mưa chưa từng có ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc vào mùa hè năm ngoái.
Lũ lụt vào mùa hè là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực nông nghiệp đông dân cư dọc theo sông Dương Tử và các phụ lưu. Nhưng các nhà khoa học đã cảnh báo thảm họa sẽ còn tồi tệ hơn theo từng năm do biến đổi khí hậu đang khuếch đại thiên tai.
Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm cho các trận mưa cực đoan trở nên dữ dội hơn ở khu vực phía Đông châu Á, bao gồm miền Nam Trung Quốc. Cường độ và tần suất của các trận mưa cực đoan lại tiếp tục tác động ngược làm Trái Đất ấm lên nhiều hơn, số lượng xoáy thuận nhiệt đới mạnh cũng tăng.
Tại các vùng khác của Trung Quốc như Hà Nam, theo truyền thống không phải là khu vực thường xuyên đối mặt với lũ lụt, đã chứng kiến trận mưa “ngàn năm có một” tại một số khu vực vào tháng 7-2021.
Khi đó, thủ phủ của tỉnh Hà Nam là TP Trịnh Châu chiếm phần lớn số người tử vong. Các quan chức thành phố này không để ý đến 5 cảnh báo đỏ liên tiếp về mưa xối xả, không ngừng kịp thời nhiều hoạt động thường ngày. Nước lũ tràn vào các đường hầm của hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, khiến hàng trăm hành khách bị mắc kẹt và 12 người trong số họ thiệt mạng.
Trước mùa lũ năm nay, chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo một số lượng lớn “các hiện tượng thời tiết cực đoan”. Theo Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc, những trận mưa lớn có khả năng sẽ tấn công các khu vực phía Nam và Tây Nam của đất nước, cũng như miền Nam Tây Tạng.
Cấm vận khiến Nga thiệt hại 15 năm thành tựu kinh tế
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga.
Người đi bộ băng qua đại lộ Nevsky, trung tâm thành phố Saint Petersburg, Nga. Ảnh: Reuters
Theo phân tích của các chuyên gia tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Mỹ, thiệt hại của Moskva tương đương 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập với phương Tây.
Tuy nhiên, IIF cảnh báo rằng tác động trên là một "mục tiêu biến động" do có thêm nhiều lệnh trừng phạt đang được bổ sung và Nga có thể trả đũa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Nhà kinh tế Elina Ribakovatại IIF chia sẻ với các phóng viên rằng Điện Kremlin sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn nữa nếu duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
Trong báo cáo mới nhất, IIF dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 15% trong năm nay và thêm 3% nữa vào năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc những thành quả kinh tế mà Nga từng nỗ lực đạt được trong 15 năm có thể bị xóa sạch.
Loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhắm vào nền tài chính Nga - gồm cắt đứt khả năng thanh toán nợ nước ngoài, đẩy các loại giá cả lên cao, kêu gọi công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga - đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước, dẫn đến hạ thấp triển vọng kinh tế trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
Nhóm chuyên gia lưu ý rằng một số hậu quả mạnh nhất của "cuộc chiến tranh kinh tế" trên vẫn chưa hiện rõ. Những cấm vận khắc nghiệt đó đã làm tiêu tan 30 năm đầu tư và kết nối với châu Âu của Nga trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tháng 3/2022, Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới. Moskva phải hứng chịu hơn 5.000 lệnh trừng phạt có mục tiêu khác nhau, nhiều hơn cả Iran, Venezuela, Myanmar và Cuba cộng lại.
Với 1.194 lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt, tiếp theo là Canada (908) và Thụy Sĩ (824).
Theo dữ liệu chính thức của Quý I/2022, thu nhập thực tế của người dân Nga giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng đã thay đổi đáng kể kể từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2022.
Phần lớn (94%) người được hỏi cảm nhận được tác động do gia tăng giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm và hàng hóa khác thuộc nhóm tiêu dùng cơ bản: quần áo và giày dép, thuốc men, đồ nội thất và hàng hóa cho trẻ em. Theo đa số (88%), tình hình kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp.
Người Nga cho biết họ đã giảm chi tiêu trong các lĩnh vực sau: ăn uống, du lịch, giải trí, sửa sang nhà cửa và mua sắm nội thất. Họ cũng giảm chi tiêu cho các sở thích cá nhân, rượu, mỹ phẩm và thẩm mĩ. Chi tiêu cho mua sắm trang phục đã giảm 40% và mua hàng tạp hóa giảm 30%.
Thiệt hại kinh tế khiến phương Tây bối rối với quy mô 'bơm' vũ khí cho Ukraine Mỹ đã gửi cho Ukraine 9,8 tỷ USD viện trợ quân sự, nhưng hôm 30/5 quyết định giữ lại lô tên lửa có thể vươn tới Nga và đánh chặn tên lửa đối phương. Vũ khí TOS-2 của Nga. Ảnh: Creative Commons Mỹ là nước mạnh tiếng ủng hộ Ukraine nhất trong các đồng minh. Washington gần đây thông qua gói viện trợ...