Mua tủ bếp: Tôi tự đưa mình vào thế khó
Tủ bếp là một phần không thể thiếu trong không gian bếp, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ đồ dùng và tạo vẻ đẹp cho căn phòng.
Mọi người đều biết, bếp là nơi dễ bị ám mùi dầu mỡ nặng nề, vì vậy khi lựa chọn cửa tủ bếp, ngoài việc chú ý đến tính thân thiện của vật liệu, bạn còn phải đặc biệt để ý đến khả năng chống dầu mỡ của tủ. Nếu không, mỗi lần lau dọn tủ bếp, dầu mỡ bám đầy cửa tủ sẽ khiến bạn bực bội vì sự bẩn thỉu.
Tôi đã không tìm hiểu kỹ điều này. Giờ đây tôi phải trả giá bằng việc “chiến đấu” mỗi ngày với vết bẩn. Từ bài học rút ra được, tôi gửi lời khuyên chân thành đến mọi người rằng:
Trên thị trường hiện nay, có vô số loại vật liệu cho cửa tủ bếp, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Chính vì sự đa dạng này mà nhiều người thường mắc sai lầm trong việc chọn lựa vật liệu. Dưới đây sẽ là những thông tin về các loại cửa tủ phổ biến hiện nay, giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp cho không gian bếp của mình.
Các loại cửa tủ bếp phổ biến và những ưu, nhược điểm
1. Cửa tủ sơn bóng
Cửa tủ sơn bóng thường sử dụng vật liệu cốt lõi là MDF, mặt sau được phủ melamine, mặt trước được phun sơn nhập khẩu qua quy trình 6 lớp (ba lớp nền, hai lớp sơn, một lớp bóng) và được nung ở nhiệt độ cao.
Ưu điểm của cửa tủ sơn bóng đó là màu sắc tươi sáng, kiểu dáng đẹp mắt, dễ dàng tạo điểm nhấn cho không gian. Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chống nước, chống cháy và chống trượt tốt, đồng thời dễ dàng vệ sinh nhờ khả năng chống bám bẩn.
Nhược điểm của cửa tủ sơn bóng là dễ trầy xước và khó sửa chữa, khi hư hại sẽ phải thay mới toàn bộ. Trong môi trường bếp có nhiều dầu mỡ, cửa tủ dễ bị phai màu và không phù hợp với gia đình sử dụng bếp thường xuyên. Hơn nữa, quá trình thi công khá phức tạp, giá thành cao, phù hợp với những gia đình có ngân sách dư dả.
2. Cửa tủ siêu kính
Cửa tủ siêu kính sử dụng cốt là ván ép hoặc ván MDF, bề mặt được sơn hai lớp UV để tạo hiệu ứng bóng gương sáng loáng, nhìn rất trong suốt và bắt mắt.
Cửa tủ siêu kính có ưu điểm bề mặt mịn màng, độ sáng cao, màu sắc và kiểu dáng đa dạng, dễ dàng vệ sinh với khả năng chống bẩn tốt, chỉ cần lau nhẹ là sạch.
Một số nhược điểm của cửa tủ siêu kính đó là dễ bị trầy xước và không bền với các tác động mạnh. Nó dễ bị biến dạng khi nhiệt độ thay đổi, các cạnh và góc tủ có thể bong tróc. Ngoài ra, khả năng chống mài mòn, chống xước và chống cháy của chất liệu khá kém, không chịu được lực va đập mạnh.
3. Cửa tủ bề mặt kép
Cửa tủ bề mặt kép được làm từ một lớp vật liệu nền và một lớp bề mặt dính vào nhau. Vật liệu nền thường là ván dăm hoặc MDF, và cả hai mặt của tấm ván đều được dán lớp giấy trang trí với hoa văn giống nhau, giúp chống nước và chống ẩm.
Cửa tủ bề mặt kép có nhiều ưu điểm, chẳng hạn như thân thiện với môi trường nhờ việc giảm sử dụng keo và không cần phủ sơn bề mặt. Chất lượng của cửa tủ ổn định, khả năng chống mài mòn, chống bẩn, chống gỉ sét, chịu nhiệt… đều ở mức khá tốt.
Video đang HOT
Nhược điểm của tủ là dễ thấy các vết keo và dễ nứt ở cạnh cửa nếu bị ngâm trong nước lâu, đồng thời màu sắc cũng khá hạn chế và không thể tạo hình họa tiết phức tạp.
4. Cửa tủ ép PVC
Cửa tủ ép PVC sử dụng MDF làm vật liệu nền, bề mặt được ép PVC để tạo độ bóng mịn và sáng đẹp.
Ưu điểm của cửa tủ ép PVC đó là không cần dán cạnh, giúp tiết kiệm thời gian và tránh vấn đề keo bong tróc. Với giá cả hợp lý, cửa tủ ép PVC mang lại hiệu quả cao nhưng vẫn bảo vệ bề mặt tủ tốt, chống nước và bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra, tủ có đa dạng phong cách và màu sắc, dễ lau mà không bám bụi.
Skip
Cửa tủ ép PVC có nhược điểm chịu nhiệt kém, dễ bị biến dạng hoặc đổi màu khi tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao, và cũng không có khả năng chống cháy tốt, nên cần tránh đặt lò nướng ở gần tủ.
5. Cửa tủ hút chân không
Cửa tủ hút chân không được làm từ MDF và sau đó trải qua quá trình hút chân không và ép PVC, tạo ra bề mặt phẳng mịn, có thể tạo nhiều kiểu dáng phức tạp.
Cửa tủ hút chân không có màu sắc phong phú, vân gỗ tự nhiên mang đến vẻ đẹp tinh tế cho không gian. Chất liệu này có khả năng chống xước, chịu nhiệt va chống ăn mòn tốt, giúp tủ bền bỉ và dễ dàng bảo dưỡng.
Một số nhược điểm của tủ đó là: không chịu được kiềm mạnh, dễ bị phai màu khi tiếp xúc với các chất kiềm. Bề mặt của nó cũng hơi thô, dù có thể tạo hình phức tạp, nhưng không có khả năng chống nước tốt và có thể không phù hợp với những không gian yêu cầu sự tinh tế cao.
6. Cửa tủ PET
Cửa tủ PET được phủ lớp màng PET trên bề mặt, thường sử dụng MDF hoặc ván dăm làm cốt lõi, rất phổ biến trong thiết kế nội thất theo phong cách tối giản và sang trọng.
Cửa tủ PET có nhiều ưu điểm nổi bật như không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Vật liệu này có độ bền cao, khả năng chống gãy, nứt tốt, đảm bảo tính ổn định lâu dài. Bề mặt cửa tủ PET chống thấm hiệu quả, dễ dàng lau và làm sạch.
Bên cạnh đó, cửa tủ PET cũng có một số nhược điểm như: không chịu được tác động của các chất kiềm, dễ bị phai màu hoặc đổi màu khi tiếp xúc lâu dài với các chất kiềm. Ngoài ra, nó cũng không chịu được nhiệt độ cao, nếu tiếp xúc với nước nóng trong thời gian dài, bề mặt có thể bị biến dạng.
Sự khác biệt giữa cửa tủ màng PVC và màng bóng
1. Cửa tủ màng PVC
Sử dụng lớp màng PVC mềm, cửa tủ mang lại độ bóng và màu sắc đẹp mắt, tinh tế cho không gian. Tuy nhiên, nó dễ bám vân tay và khó lau sạch sẽ, đồng thời cũng dễ bẩn khi gặp các vết bẩn khó tẩy. Loại cửa tủ này phù hợp với thiết kế phong cách Ý và phong cách tối giản.
2. Cửa tủ màng bóng
Cửa tủ màng bóng sử dụng vật liệu PET hoặc sơn bóng để tạo ra một lớp màng có độ sáng cao và bề mặt bóng mịn.
Ưu điểm là có khả năng kháng bẩn tốt, dễ vệ sinh và chống vân tay hiệu quả. Bề mặt chống ẩm giúp tủ không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm hay vết bẩn từ tay. Tuy nhiên, nhược điểm là khi bị xước hoặc hư hại, việc sửa chữa sẽ khá khó khăn. Bề mặt bóng loáng còn dễ gây phản chiếu ánh sáng, đôi khi gây khó chịu cho người dùng. Loại cửa tủ này thích hợp với phong cách hiện đại và tối giản.
Phòng tắm của người Nhật: Bé như mắt muỗi nhưng tôi bái phục vì 1 điều
Phòng tắm là nơi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày, là khu vực giải quyết nhu cầu cá nhân nên khó tránh khỏi việc phát sinh mùi hôi.
Nhìn phòng tắm của người Nhật, tôi xin bái phục!
Ở Nhật, những căn hộ phổ thông đều có diện tích khá nhỏ nên phòng tắm cũng "tí hon" không kém. Chưa kể hầu hết thiết kế phòng tắm đều không có cửa sổ nên mùi hôi và các vết bẩn khó thoát ra ngoài, tích tụ lâu trong điều kiện ẩm ướt càng thêm khó chịu.
Để tránh cảnh bẩn thỉu, hôi hám mỗi khi vào phòng tắm, người Nhật đã nghĩ ra những phương pháp vệ sinh rất đơn giản mà cực thông minh, bạn có thể học tập họ.
Phòng tắm không có cửa sổ sẽ gặp những vấn đề gì?
1. Chất lượng không khí kém, phát sinh mùi hôi
Do thiếu cửa sổ nên không khí không thể lưu thông hiệu quả. Trong không gian kín như vậy, hơi nước cũng như khí thải từ việc sử dụng nhà tắm sẽ hòa trộn với nhau, khó mà thoát ra ngoài.
Lâu dần, không chỉ gây ra mùi hôi khó chịu, mà còn tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
Phòng tắm không có cửa sổ và không được thông gió thì lâu ngày, dù có được vệ sinh thường xuyên đi nữa, mùi hôi khó chịu vẫn cứ lảng vảng trong không khí và không cách nào xua tan được.
2. Dễ tích tụ bụi bẩn và vết bám
Vì phòng tắm không có cửa sổ ánh sáng tự nhiên chiếu vào nên các khu vực góc khuất hoặc những chỗ khó quan sát trong phòng thường ở trong tình trạng tối hoặc thiếu ánh sáng. Điều này làm cho những góc đó dễ bị bỏ qua khi vệ sinh.
Cũng vì vậy mà các vết bẩn nhỏ, tóc rụng hay những vệt nước đọng khó được phát hiện và xử lý kịp thời. Ví dụ, các khu vực hẹp phía sau bồn cầu, khe hở dưới bồn rửa tay rất dễ trở thành "điểm chết" trong việc vệ sinh. Hơn nữa, việc thiếu ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Chúng sẽ sinh sôi càng mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt và tối tăm, khiến phòng tắm càng thêm bẩn và mùi khó chịu.
Học theo người Nhật, vừa khử mùi vừa sạch sẽ
1. Dùng quạt thông gió đa năng
Phòng tắm là nơi có độ ẩm cao, dễ phát sinh vi khuẩn và mùi hôi. Các loại quạt thông gió truyền thống thường chỉ có chức năng đơn giản là trao đổi không khí, khó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng không gian trong phòng tắm. Trong khi đó, quạt thông gió đa năng được trang bị nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn.
Ví dụ, một số loại quạt thông gió đa năng được trang bị thiết bị lọc không khí hiệu quả cao có khả năng loại bỏ các hạt bụi nhỏ, formaldehyde và các chất độc hại khác trong không khí. Điều này giống như việc lắp đặt một máy lọc không khí mini trong phòng vệ sinh để giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng một cách đáng kể.
Hơn nữa, khi phát hiện độ ẩm trong phòng tắm đạt đến mức nhất định, quạt sẽ bật tự động để tạo sự thông thoáng và ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc. Điều này không chỉ tiết kiệm công sức vận hành mà còn giúp duy trì môi trường khô ráo và sạch sẽ cho phòng tắm một cách kịp thời và hiệu quả.
2. Đặt tinh dầu, sáp thơm
Phòng tắm thường xuyên ở trong trạng thái ẩm ướt dễ phát sinh mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn đặt tinh dầu hoặc sáp thơm trong phòng sẽ có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này!
Tinh dầu, sáp thơm phát tán hương thơm dễ chịu liên tục, mục đích là để "che giấu" mùi hôi trong phòng tắm. Ít nhất thì khi bước vào phòng, bạn sẽ không thấy mùi "bẩn thỉu" quanh mình, tự nhiên cũng thoải mái hơn.
3. Dùng cọ toilet 1 lần
Phòng tắm là nơi cần phải sạch sẽ nhất vì nếuk hông thì rất dễ nhiễm bệnh, vì vậy việc làm sạch toilet là vô cùng quan trọng.
Các loại bàn chải toilet bạn đang dùng sau khi sử dụng thường còn sót lại vết bẩn và vi khuẩn. Nếu không được bảo quản đúng cách sẽ có thể phát sinh mùi hôi và nấm mốc, gây ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh chung của phòng tắm. Tuy nhiên, sự ra đời của bàn chải toilet dùng một lần đã giải quyết được những vấn đề này.
Gợi ý mua: Cọ toilet dùng 1 lần
Bàn chải toilet dùng một lần có nhiều ưu điểm vượt trội. Một trong những lợi ích lớn nhất là thiết kế đầu chải dùng một lần, sau mỗi lần sử dụng bạn có thể vứt đi ngay, tránh tình trạng tích tụ vi khuẩn và vết bẩn.
Thứ hai, đầu chải của bàn chải toilet dùng một lần thường được trang bị các thành phần làm sạch mạnh mẽ, có khả năng loại bỏ hiệu quả các vết bẩn cứng đầu và vết ố vàng trên bồn cầu.
Từng ghét về nhà vì phòng ngủ quá xấu, cô gái quyết đầu tư cải tạo: Thành quả hút 100.000 like Không chỉ giúp phòng ngủ trở nên gọn gàng và thoải mái hơn, màn "lột xác" này còn tạo ra một không gian thư giãn sau 1 ngày dài mệt mỏi. Gần đây, một cô gái ở Bắc Kinh sau chia sẻ hình ảnh cải tạo phòng ngủ của mình đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng bởi sự...