Tôi khuyên bạn lười đến mấy cũng không vứt 7 thứ này vào máy giặt để tránh “tiề.n mất tật mang”
Đặc biệt là thứ cuối cùng, rất nhiều gia đình vẫn đang cho chúng vào máy giặt.
Máy giặt là thiết bị gần như là không thể thiếu của mỗi gia đình, giúp giải quyết phần nào công việc nhà. Thế nhưng không phải cái gì bạn cũng có thể tiện tay vứt vào máy giặt. Một số đồ sau khi cho vào máy giặt không những không sạch mà thậm chí còn mất vệ sinh, nhanh hư hỏng hơn.
Tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng dù máy giặt của bạn có lớn đến đâu thì cũng sẽ hối hận khi cho 7 món đồ này.
1. Gối
Nếu lõi gối không được làm sạch thì lâu ngày sẽ bị ố vàng, bạc màu, bẩn thỉu do tích tụ mạt bụi, nấm mốc. Thế nhưng hầu hết các chất liệu lõi gối trên thị trường đều không phù hợp để giặt bằng máy.
Ví dụ, đối với lõi gối cao su, hậu quả của việc sử dụng máy giặt là tẩy rửa không được xả sạch sẽ khiến bề mặt gối cao su xốp, mềm sớm bị oxy hóa và vữa ra, đồng thời mất khả năng đàn hồi.
Ngoài ra, lõi gối có chất độn tự nhiên nên càng không thể giặt bằng máy vì chất liệu hữu cơ, xốp có thể dễ dàng hòa tan khi tiếp xúc với nước. Những loại lõi gối đắt tiề.n hơn như gối lông vũ, gối lụa lại càng không thể giặt bằng máy vì dễ hư hỏng và ảnh hưởng đến tuổ.i thọ sử dụng. Gối hạt khi cho vào máy giặt cũng có nguy cơ cao bị bung vỏ, hạt văng tứ tung ra ngoài, vừa hỏng gối vừa hỏng máy.
Vì vậy, nên vệ sinh lõi gối thường xuyên bằng máy hút bụi, sau đó đặt ở nơi khô thoáng là được. Khi cần làm sạch sâu, bạn nên mang ra dịch vụ giặt khô là hơi.
2. Áo khoác lông vũ
Mặc dù hiện nay nhiều máy giặt có chế độ giặt đặc biệt dành cho đồ có chất liệu lông vũ, nhưng bạn vẫn không nên giặt loại áo này bằng máy giặt.
Lý do rất đơn giản, hầu hết áo khoác lông vũ đều được làm bằng vải không thấm nước và không thoáng khí nhằm tăng độ ấm. Vì vậy, nếu giặt máy không đúng cách sẽ rất dễ khiến lông tơ phát nổ do ma sát.
Nếu muốn giặt áo khoác lông vũ bằng máy giặt, bạn phải ngâm trong nước, sau đó phải xả hết không khí bên trong trước khi cho vào máy giặt.
Video đang HOT
Trên thực tế, nếu áo khoác không quá bẩn thì bạn có thể giặt khô, tập trung vào làm sạch các vết bẩn rồi lau bằng khăn ướt và để khô tự nhiên. Cách này rất tiện lợi, nhẹ nhàng và không làm ảnh hưởng đến chất lượng quần áo.
3. Chăn
Về mặt lý thuyết, việc giặt chăn ga gối đệm bằng máy giặt không có vấn đề gì. Tuy nhiên, công suất của máy giặt gia đình quá nhỏ, thường chỉ 8-10kg, trong khi trọng lượng chăn dày đã là 3-4kg. Khi ngấm nước, 1 chiếc chăn có thể nặng đến 10kg, vượt quá tải trọng của máy giặt khiến thiết bị chạy ì ạch, thậm chí không quay được.
Chăn được giặt trong máy giặt nên không được sạch, thậm chí còn khiến máy gặp sự cố. Vì vậy, tốt nhất là không nên giặt chăn bằng máy mà phải giặt bằng tay hoặc giặt khô.
4. Bộ vest
Ai cũng sẽ có ít nhất một hoặc hai bộ vest trong tủ đồ để mặc đi cho những dịp cần lịch sự, trang trọng. Nhưng loại quần áo này cũng không nên giặt bằng máy giặt.
Bởi vì bên trong áo vest có nhiều lớp vải lót. Khi tiếp xúc với nước, những chất liệu này dễ bị khử keo, phồng rộp, thậm chí co rút khiến bộ đồ bị biến dạng, hư hỏng và mất phom ban đầu.
Vì vậy, những bộ vest cũng chỉ nên giặt khô để tránh bị hư hỏng, phải bỏ đi.
5. Vải lụa, tơ tằm
Quần áo bằng lụa và tơ tằm tương đối mỏng manh. Mặc dù một số máy giặt cũng có chức năng giặt đồ lụa nhưng vẫn sẽ không tránh được hư hỏng.
Do máy giặt quay và ma sát liên tục, quần áo lụa dễ bị nhăn, biến dạng, thậm chí là sút chỉ hoặc bị xước, rách. Vì vậy, nên chọn giặt tay sẽ giúp giữ quần áo lụa được toàn vẹn.
6. Quần áo len
Đồ chất liệu len hoặc cashmere đều không thể giặt bằng máy giặt. Chưa nói đến bị hư hỏng, hệ quả đầu tiên và rõ nhất là quần áo bị co rút, mất phom.
Dù là cashmere hay len thì bạn cũng cần phải giặt bằng tay trong nước ấm, sau đó dùng dầu gội hoặc thêm chút dầu xả để làm sạch tốt hơn. Cách phơi cũng rất quan trọng, không nên treo hẳn trên móc rồi phơi vì dễ khiến quần áo bị nhão, thay vào đó thì vắt nước rồi vo tròn như quả bóng, phơi dưới nắng hoặc trực tiếp sấy khô. Bên cạnh đó, nên đặt lên nó 1 chiếc khăn rồi mới dùng bàn ủi để làm phẳng.
7. Đồ lót, tất
Có rất nhiều tranh cãi trên mạng về việc nên giặt đồ lót và tất bằng tay hay bằng máy. Thực tế là giặt máy quả thực sạch hơn giặt tay, nhưng điều kiện tiên quyết là máy giặt của bạn phải đủ sạch.
Nhiều gia đình không vệ sinh máy giặt định kỳ dẫn đến lồng giặt bên trong chứa đầy bụi bẩn. Quần áo bó sát như đồ lót, tất rất dễ bị lây nhiễm chéo nếu cho vào máy giặt không hợp vệ sinh để giặt.
Vì vậy, trừ khi ở nhà bạn có máy giặt đồ lót riêng, còn không thì không nên sử dụng máy giặt chung để giặt đồ lót và tất.
Cổ áo sơ mi bị ố vàng vò rã tay không sạch: Cho thứ này vào là sạch tinh, bền màu như mới
Khi cổ áo sơ mi bị ố vàng, hãy áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ làm sạch cực nhanh, không quá tốn công tốn sức.
Những vết bẩn, ố vàng trên cổ áo sơ mi thường rất khó làm sạch. Thay vì vò nhiều gây hỏng vải, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Mẹo tẩy cổ áo ố vàng
Dùng muối
Những vết ố vàng trên cổ áo phần lớn là do mồ hôi két lại cùng chất bẩn nên khó làm sạch, bạn chỉ cần dùng chút muối sẽ dễ dàng hơn.
Hãy hòa loãng muối để ngâm áo, rắc thêm chút muối vào phần cổ, vò hoặc dùng bàn chải chải nhẹ, vết ố vàng sẽ mờ đi nhanh chóng.
Dùng bột baking soda
Baking soda là một phương pháp hiệu quả để làm sạch vết bẩn trên cổ áo. Chỉ cần pha 4 muỗng cà phê bột soda với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó áp dụng lên phần mặt trước và sau của cổ áo và chà nhẹ. Đợi khoảng 20 phút rồi giặt lại bằng nước sạch, vết bẩn sẽ biến mất hoàn toàn.
Baking soda là một phương pháp hiệu quả để làm sạch vết bẩn trên cổ áo
Dùng chanh
Chanh có tác dụng tẩy trắng và làm sạch cực kỳ tốt. chỉ cần vắt trực tiếp nước cốt chanh vào cổ áo sau đó để một lúc rồi chà đi chà lại, vết bẩn sẽ nhanh chóng biến mất.
Giấm trắng
Giấm trắng không những là một nguyên liệu nhà bếp mà nó có công dụng hữu ích trong việc vệ sinh nhà cửa. Sử dụng giấm trắng tẩy rửa các vết bẩn "cứng đầu" được nhiều người áp dụng. Bạn có thể sử dụng giấm trắng là cách làm sạch cổ áo sơ mi bị ố vàng trên áo sơ mi nam. Vừa hiệu quả mà lại cực kỳ đơn giản.
Trước khi giặt áo, bạn lấy giấm đổ trực tiếp lên trên vết bẩn và ngâm trong thời gian từ 15-20 phút. Sau đó, giặt áo lại với nước lạnh và nên giặt áo bằng tay cho sạch hết các vết ố.
Thuố.c kháng sinh
Nghiền nhuyễn 2-3 viên kháng sinh (tùy theo độ rộng của vết ố) pha với nước ấm, ngâm trong 3 giờ rồi giặt lại với xà phòng, đảm bảo vết ố sẽ không còn.
Thuố.c kháng sinh làm sạch cổ áo hiệu quả
Sữa bò
Thoa trực tiếp sữa bò lên cổ áo đến khô rồi ngâm vết bẩn trong giấm, sau 30 phút bạn vắt bớt nước rồi thoa hỗn hợp sệt từ baking soda với một thìa cà phê muối, nửa thìa nước oxy già lên vải đối với trường hợp vết bẩn quá cứng đầu. Sự kết hợp của các nguyên liệu này chắc chắn tẩy sạch bất kỳ vết ố hay bẩn nào trên quần áo nhà bạn.
Dùng kem đán.h răng
Một phương pháp đặc biệt để làm sạch các vết ố trên quần áo là sử dụng kem đán.h răng. Bạn chỉ cần lấy một lượng kem đán.h răng vừa đủ và thoa lên vùng ố trên áo, sau đó sử dụng bàn chải chà nhẹ nhàng vài lần. Tiếp theo, giặt lại áo bằng bột giặt thông thường và bạn sẽ thấy các vết ố khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất.
Đổ một bát này vào bên trong, máy giặt bẩn đến mấy cũng sạch trông như mới ngay lập tức Sau một thời gian sử dụng máy giặt, sợi quần áo, cặn bột giặt, nấm mốc và vi khuẩn sẽ tích tụ. Những chất bẩn này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả giặt giũ mà còn có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn. Bạn đã bao giờ phải vật lộn với bụi bẩn và mùi hôi bên trong máy...