Mùa thu hoạch cói ở làng chiếu hơn 100 tuổi
Đến làng chiếu cói Phú Tân (huyện Tuy An) dịp này, du khách sẽ thấy từ khâu thu hoạch cói tươi đến việc phơi, nhuộm, dệt thành chiếu.
Nhiếp ảnh gia Lê Chí Trung (32 tuổi) hiện công tác tại UBND phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, là tác giả bộ ảnh mùa thu hoạch cói Phú Tân. Anh Trung cho biết, làng chiếu cói Phú Tân có truyền thống trên 100 năm, mùa thu hoạch cói nơi đây diễn ra nhộn nhịp từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Sản phẩm chiếu từ nguyên liệu cói ở Phú Tân không chỉ nổi tiếng ở Phú Yên, thị trường miền Trung mà còn lan khắp cả nước.
Trên hình là bước chân trẻ nhỏ giữa đồng cói xanh mướt ở Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 30 km.
Vào mùa thu hoạch, từng nhóm dân đi gặt cói và cột thành từng bó cói qua góc nhìn nhiếp ảnh lại trở thành hình ảnh lao động đẹp.
Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân hiện có khoảng 20 ha trồng cói sẵn có tại địa phương, phần nào giảm diện tích so với các năm trước (25 ha) do người dân chuyển sang trồng cỏ nuôi trâu, bò.
Người dân sau khi gặt thì giũ cói cho thẳng.”Thu hoạch cói khá vất vả, nông dân thường làm dưới trời nắng gắt, nhưng vì cuộc sống gia đình nên họ làm cần mẫn kiếm thêm thu nhập”, anh Chí Trung nói.
Các bó cói chất đống chuẩn bị vận chuyển về làng.
Chị Nguyễn Thị Minh Phương, một trong những hộ sản xuất chiếu cói lớn nhất ở Phú Tân, cho biết cơ sở của gia đình chị tạo việc làm cho trên 30 lao động ở các khâu khác nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Covid-19 nên sản lượng tiêu thụ giảm gần đây, nhưng gia đình vẫn cố gắng duy trì thuê lao động và thu mua nguyên liệu cói của bà con.
Cũng giống như các nơi khác, cói trải qua các công đoạn như gặt, giũ, vận chuyển, chẻ, phơi, nhuộm, làm sợi và dệt mới thành chiếu. Đặc biệt tại cánh đồng cói Phú Tân, ở giai đoạn vận chuyển, người dân còn kết hợp cách thức kết các bó cói thành bè để kéo về trên lạch nước thay vì phải gánh hay vác.
Bức họa đồng cói đẹp như tranh với các bè cói được kéo trên sông. Để có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, bình quân mỗi tháng làng nghề cần từ 25 đến 30 tấn cói nguyên liệu.
Video đang HOT
Xe cơ giới vận chuyển cói về làng ngang qua cánh đồng lúa chín vàng. Anh Trung chia sẻ ngày nay có nhiều loại chiếu làm bằng những nguyên liệu khác nhau nhưng chiếu cói Phú Tân vẫn giữ được người dân ưa chuộng bởi độ bền và mềm.
“Hoa cói” tỏa tròn đang được phơi dưới nắng hè trông như một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.
“Sau một tháng hòa cùng nhịp sống bà con tại làng nghề chiếu cói, tôi thích thú trước vẻ đẹp yên bình của cánh đồng cói, con người hiền lành, thân thiện, lao động tuy vất vả nhưng vẫn luôn lạc quan. Đặc biệt là văn hóa lao động, sinh hoạt mang tính cộng đồng, giúp kết nối các thành viên trong gia đình và giữa các hộ trong làng với nhau”, anh Trung chia sẻ quá trình sáng tác.
Nhuộm cói là công đoạn quan trọng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề và kinh nghiệm. Sợi cói phải được nhúng đều vào nước nhuộm để giữ được màu tươi lâu.
Cói thu hoạch được đem phơi, bó lại từng bó rồi mới đem nhuộm. Sau khi nhuộm tiếp tục phơi, trước khi dệt.
Sắc màu những tấm chiếu thành phẩm.
Làng chiếu cói Phú Tân hiện có 5 cơ sở đầu tư máy dệt chiếu, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, thu nhập mỗi tháng từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng/người. Một cặp chiếu dệt thủ công giá 50.000 – 60.000 đồng, trong khi đó chiếu dệt máy giá 130.000 – 160.000 đồng mỗi cặp.
Hè về Tuy Hòa tắm biển, nghỉ dưỡng ở Sài Gòn - Phú Yên
Sở hữu nhiều bãi biển xanh, cát trắng nguyên sơ, lắm vịnh, nhiều vũng, nhiều hòn cùng vô số hải sản tươi ngon và tình cảm chân thành, hồn hậu của người dân địa phương.
Phú Yên là điểm đến lý tưởng để bạn và gia đình đến khám phá, nghỉ dưỡng vào mùa hè này.
Xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh
Kể từ khi công chiếu bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của đạo diễn Victor Vũ vào năm 2015, "cô gái say ngủ" Phú Yên chợt bừng tỉnh khi được đánh thức bởi những làn sóng du khách từ khắp nơi. Bộ phim điện ảnh giàu chất thơ chuyển thể từ thiên truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã làm cho vùng đất hiền hòa thuộc vùng duyên hải miền Trung này trở nên quyến rũ, đầy sức gọi mời. Những hình ảnh trong phim chân thật, mộc mạc như thế nào thì đó cũng chính là cách Phú Yên đã chinh phục du khách.
Nếu là người hâm mộ bộ phim, chắc chắn bạn không thể bỏ qua bãi Xép, nơi quay những phân cảnh đẹp trong phim, giờ đã thành điểm check-in yêu thích của nhiều du khách. Nằm tại xã An Chấn, huyện Tuy An và cách Tuy Hòa - thành phố chính của tỉnh Phú Yên - khoảng 10 km về phía Bắc, Bãi Xép được bao bọc bởi hai gành đá, gành Ông và gành Bà, vươn mình ra biển. Ở đây có bãi tắm quyến rũ bởi làn nước biển trong xanh, bãi cát trắng thoai thoải uốn cong như vành trăng khuyết, trông rất thơ mộng. Bạn sẽ mất một ít dung lượng cho bộ nhớ máy ảnh ngay từ những bậc thang đá dẫn lên khung cảnh đầy ảo diệu này. Bạn sẽ ồ lên thích thú khi đặt chân lên đồi cỏ xanh mướt ở gành Ông, đã được "điện ảnh hóa" bằng phân cảnh thả diều đẫm chất hoài niệm tuổi thơ.
Bãi Xép
Từ đây, bạn có thể ra thăm hòn Yến, nằm phía trước bãi Xép, nổi bật với những ngọn núi màu đỏ, tha hồ ngắm san hô. Ở Phú Yên còn có một hòn đảo đẹp ảo diệu, hớp hồn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên, đó là hòn Nưa, quyến rũ với làn nước biển trong xanh màu ngọc bích, được ví như Maldives của Việt Nam.
Bãi Ôm
Ngoài bãi Xép, cùng nằm trên cung đường ven biển nối từ thành phố Tuy Hòa đi về hướng Bắc còn có cụm thắng cảnh gành Đá Đĩa, Ô Loan, bãi Ôm và vũng Me. Từ Quốc lộ 1, để đi vào gành Đá Đĩa, bạn đi theo đường ĐH31, đoạn đường lý tưởng để đi xe đạp, thưởng ngoạn khung cảnh làng quê thanh bình với những lũy tre, ruộng lúa, hàng cau dừa, hoa giấy duyên dáng được trồng thẳng tắp hai bên đường.
Cảnh đẹp gành Đá Đĩa
Ở Tuy An còn có một điểm check-in hấp dẫn khác, là cầu Ông Cọp, được dựng bằng cây bắc qua một đầm nước. Theo người dân địa phương, mỗi năm sau mùa lũ, người ta phải bảo dưỡng lại cây cầu, thay những phần gỗ, cây bị hư mục.
Cầu Ông Cọp
Nên ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng, nay gần 130 năm tuổi, cũng nằm trong huyện Tuy An. Nhà thờ ấn tượng với kiểu kiến trúc Gothic, đặc biệt là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của linh mục Alexandre de Rhodes in từ năm 1651 tại Roma, Ý.
Nhà thờ Mằng Lăng
Di sản kiến trúc cổ ở Phú Yên còn có ngôi tháp Chăm trên núi Nhạn, nằm trong thành phố Tuy Hòa. Tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XI, đã được xếp vào danh mục di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Từ trên núi cao khoảng 64 m so với mặt nước biển, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả khung cảnh núi, sông kỳ thú và toàn cảnh thành phố Tuy Hòa.
Chốn ẩn náu bình yên bên dòng sông Ba
Nếu chọn xứ nẫu Tuy Hòa cho chuyến nghỉ hè, một trong những nơi bạn nên đến nghỉ dưỡng là khách sạn 4 sao Sài Gòn - Phú Yên thuộc hệ thống Saigontourist Group, cơ sở lưu trú cao cấp đầu tiên tại Phú Yên, ra đời từ trước khi du lịch tỉnh nhà chuyển mình.
Phòng ngủ khách sạn Sài Gòn - Phú Yên
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố và nằm bên bờ sông Ba hiền hòa, khách sạn mang đến cho du khách cảm giác yên bình. Mỗi sáng, ngay từ cửa sổ phòng ngủ, bạn được đón nhận ánh bình minh lấp lánh trên mặt nước sông hay ngắm toàn cảnh thành phố ẩn hiện trong sương sớm.
Khách sạn Sài Gòn - Phú Yên
Khách sạn được thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện nghi với 87 phòng ngủ, cung cấp đầy đủ dịch vụ tiện ích cho khách lẻ lẫn khách đoàn, gồm tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, đám cưới trọn gói, bar - cà phê, mát xa, cho thuê xe du lịch các loại. Đặc biệt, khu sân vườn với diện tích hơn 2.000 m2 là không gian lý tưởng để tổ chức các hoạt động ngoài trời như đốt lửa trại, gala dinner, teambuilding...
Sông Ba nhìn từ phòng ngủ khách sạn Sài Gòn - Phú Yên
Không chỉ là điểm dừng chân của nhiều du khách gần xa trong mỗi chuyến du lịch đến thành phố thanh bình của vùng duyên hải miền Trung, khách sạn Sài Gòn - Phú Yên còn là địa chỉ ẩm thực nổi tiếng tại Tuy Hòa. Đến đây, đừng quên khám phá bộ sưu tập các món đặc sản hấp dẫn, chỉ có tại Sài Gòn - Phú Yên. Làm "nhạc trưởng" trong khu bếp của khách sạn từ năm 2015, bếp trưởng Nguyễn Thiên Hoàng đã sáng tạo và chế biến nên nhiều món "độc quyền" dựa trên nền đặc sản của quê hương.
Món chả ram dông
Ấn tượng nhất phải kể đến món chả ram dông được chế biến từ con dông nuôi thả ngoài tự nhiên, rất giàu dưỡng chất. Và cũng là món mắt cá ngừ đại dương, nhưng qua bàn tay khéo léo của anh, món ăn được xử lý tinh tế để không có mùi tanh, mà vẫn giữ vị thơm, ngọt. Từ cá ngừ, anh có thể biến tấu thành nhiều món khác nhau như áp chảo sốt tiêu, súp nhân sâm... Nhiều du khách mỗi khi trở lại khách sạn thường yêu cầu món bò nướng chấm nước mắm nhỉ, bò hấp, chả ốc lá lốt... là những món ngon của khách sạn.
Bếp trưởng Nguyễn Thiên Hoàng
Nguyễn Thiên Hoàng cho biết, anh đã đi nhiều nơi để học hỏi nghệ thuật nấu ăn. "Một trong những bí quyết của tôi khiến thực khách hài lòng là chế biến phù hợp với khẩu vị theo vùng, miền của khách". Đến khách sạn Sài Gòn - Phú Yên, nếu đúng dịp, bạn còn có thể xem show biểu biển nấu ăn từ người bếp trưởng tài hoa, giàu kinh nghiệm của khách sạn.
Và còn chần chờ gì nữa, hãy chuẩn bị hành trang lên đường thăm xứ sở hoa vàng, cỏ xanh, đắm mình trong làn nước biển xanh mát và thưởng thức vô số món ăn đặc sản của vùng biển Phú Yên!
Ngỡ ngàng làng chiếu trăm năm được UNESCO vinh danh Ở vùng sông nước miền Tây, nhắc đến làng nghề trăm năm thì khó ai quên được làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) nức tiếng xa gần. Nằm nép mình bên dòng sông Hậu hiền hòa và thơ mộng, xã Định Yên (huyện Lấp Vò) không chỉ nức tiếng với nghề dệt chiếu truyền thống mà còn in đậm...