Mùa quả xoài lai mận chấm mắm tôm của Thái Lan
Quả mayong có mùi vị giống xoài lẫn mận, khi sống giòn tan, vị chua ngọt chấm mắm ruốc, lúc chín thì ăn với kem tươi béo ngậy.
Cứ tới tháng 2, tháng 3 hàng năm, quả mayong chín rộ khiến các tín đồ ăn vặt Thái Lan đứng ngồi không yên. Đây là giống cây được lai giữa xoài và mận, nhìn bề ngoài không khác gì quả xoài thông thường. Vì thế, nó còn có tên tiếng Anh là plango, kết hợp giữa plum (mận) và mango (xoài). Kích thước mayong chỉ bằng quả trứng gà, nhưng mang hương vị đặc trưng làm thực khách khó có thể quên ngay sau khi nếm thử. Ảnh: auntiemayong.
Điều thú vị là hạt mayong màu tím lạ mắt, thu hút sự tò mò của du khách. Bạn có thể ăn cả vỏ nhưng phải bỏ phần hạt của quả chín vì chúng khá cứng, xơ, tương tự hạt xoài. Ảnh: sweetandgreen.
Mayong sống vỏ xanh, giòn như xoài non là một trong những món khoái khẩu của dân Thái. Bạn dễ dàng bổ đôi quả, lộ phần hạt màu tím. Quả có vị chua pha lẫn chút vị ngọt. Hạt hơi chát, người ăn không quen phải nạo ra, nhưng dân sành ăn vặt thì để nguyên, chấm với mắm tôm, mắm ruốc hoặc nước mắm dẻo quánh của người Thái, nhai “rôm rốp” đã miệng. Ảnh: Starving time.
Video đang HOT
Quả chín thì có thể chế biến thành nhiều món đa dạng hơn. Ghé các quầy hàng ngoài chợ hay trong siêu thị, bạn hay bắt gặp mayong vàng ươm gọt vỏ sạch sẽ, đặt trong thố, hộp rồi trang trí thêm những bông hoa li ti đẹp mắt. Ảnh: ptcbakery.
Một trong những biến tấu được ưa chuộng nhất là mayong làm bánh, ăn kèm với kem tươi hoặc phô mai. Vị mayong tươi chua chua, ngọt ngọt, thơm nhẹ hương xoài lẫn mận, quyện với độ béo của kem, trở thành món tráng miệng lý tưởng. Ảnh: arpaphan.
Bên cạnh đó, mayong chín đã lấy hạt, cùng nhiều loại trái cây khác như dâu tây, nho, việt quất và hoa ăn được là topping vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon cho món bánh waffle của bạn. Tới mùa, nhiều quán cà phê, nhà hàng ở Bangkok sẽ đồng loạt thêm món này vào thực đơn điểm tâm. Ảnh: breakfastbymadam_studio.
Hay cách chế biến đơn giản nhất là sinh tố mayong, mayong đá xay mát lạnh, giúp bạn thỏa cơn khát vào những ngày hè nóng nực. Giá mayong dao động từ 80 – 150 baht/kg (khoảng 55.000 – 105.000 đồng) tùy thời điểm. Ảnh: aueyka.
Waffle món ăn đường phố nâng tầm ẩm thực Vương quốc Bỉ
Sẽ rất thiếu sót nếu như đến thăm đất nước Bỉ mà không thưởng thức bánh Waffle. Những chiếc bánh có hình dạng như bàn cờ ca-ro mang hương vị ngọt ngào này 'gây thương nhớ' cho rất nhiều người.
Khi tham quan một quốc gia nào đó, du khách thường dành rất nhiều sự quan tâm cho ẩm thực, đặc biệt là những món ăn truyền thống. Đặt chân đến Vương quốc Bỉ, ngoài bia và sô cô la, đừng quên thử những chiếc bánh Waffle thơm ngon. Là một loại bánh truyền thống và được người dân Bỉ ưa chuộng, du khách sẽ bắt gặp vô vàn những tiệm bánh Waffle trên khắp các con phố.
Có thể bạn chưa biết, Waffle đã bắt đầu có từ rất lâu đời. Bắt đầu từ khoảng thế kỷ 9-10, thợ làm bánh của Bỉ đã làm ra những chiếc bánh nướng mỏng chỉ với hai nguyên liệu đơn giản là bột mỳ và nước. Sau này khi có quá nhiều người làm, một số thợ bánh đã trộn thêm các nguyện liệu khác để tạo sự khác biệt. Những chiếc khuôn cũng từ đó mà được sáng tạo thành nhiều hình dáng khác nhau. Nhưng gây được ấn tượng nhất lại chính là hình ô vuông như tổ ong. Đó cũng chính là lý do những chiếc bánh này được gọi là Waffle (nghĩa Pháp cổ là tổ ong).
Đến thế kỷ 17-18, bánh Waffle có mặt ở khắp châu Âu. Hai loại đặc trưng nhất là Waffle Liege và Waffle Brussels. Đặt tên như vậy bởi thành phố Liege và thủ đô Brussels có rất nhiều gia đình làm bánh truyền từ đời này sang đời khác.
Waffle Brussels có hình chữ nhật, nguyên liệu chủ yếu là bột mỳ, trứng, sữa và men bia. Bánh có độ giòn nhưng vẫn đảm bảo xốp và mềm. Khi ăn sẽ kết hợp cùng kem tươi, sô-cô-la và các loại quả như dây tây, chuối,... Waffle Brussels đã từng là món ăn truyền thống của Bỉ cho đến khi Waffle Liege nổi lên.
Khác với Waffle Brussels, Waffle Liege có hình oval và được đổi mới bởi mùi hương vanilla cùng đường vàng đặc trưng của Bỉ (Belgian pearl sugar). Một chiếc bánh hoàn hảo phải đảm bảo độ mềm, xốp bên trong và độ giòn của vỏ bánh bên ngoài. Waffle Liege cũng được ăn kèm với trái cây tươi, kem lạnh, kem tươi. Tuy nhiên với vị ngọt, béo sẵn có, bánh có thể dùng riêng hoặc rắc thêm một chút đường bột hay si rô Maple cũng đủ xao xuyến. Do vậy, bánh Waffle xứ Liege nhanh chóng được người dân Bỉ ưa chuộng. Đây cũng là loại bánh phổ biến hiện nay trên toàn thế giới.
Trên thế giới, Waffle luôn được lựa chọn để làm món tráng miệng hoàn hảo. Tuy nhiên đối với người Bỉ, những chiếc bánh Waffle thường xuất hiện trong bữa ăn sáng mỗi ngày. Đặc biệt hơn, người Bỉ không hề dùng dao hay dĩa khi ăn. Họ quan niệm, ăn Waffle phải ăn bằng tay mới là ngon nhất. Thông thường các cửa tiệm bán bánh Waffle trên đường phố Bỉ sẽ không nướng sẵn bánh. Họ chỉ làm khi có khách đặt. Như vậy, sẽ giữ được độ nóng, giòn của bánh và ăn cũng ngon hơn là khi nó nguội.
Ngày nay, khi bánh Waffle phổ biến trên thế giới, nó sở hữu nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn dựa trên những công thức, nguyên liệu gốc của những chiếc bánh tổ ong. Tùy theo từng quốc gia, họ có thể sáng tạo bánh Waffle theo vị riêng. Có thể là Waffle vị mặn ăn kèm cùng dăm bông, xúc xích,...
Hơn nữa, bánh Waffle hiện tại cũng được chú trọng nhiều về hình thức, trang trí sao cho hấp dẫn và bắt mắt nhất. Khác với Bỉ, ở Việt Nam, bánh Waffle như một món tráng miệng trang trọng, thường được bán trong những nhà hàng lớn.
Đối với nền ẩm thực Bỉ, Waffle chỉ là một món ăn đường phố rất được người dân ưa chuộng. Nhiều người còn cho rằng, bánh Waffle trở thành hình ảnh đại diện cho tinh hoa ẩm thực của một quốc gia. Giờ đây, khi đến Bỉ, du khách nhất định phải thử ăn bánh Waffle và yêu mến nó như bia hay sô-cô-la.
Cách muối củ cải đỏ giòn vị chua ngọt Không chỉ tốt cho máu, củ cải đỏ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người nội trợ có thể ngâm củ cải đỏ với hỗn hợp chua ngọt để làm món ăn phụ chống ngán.