Mùa nắng nóng trẻ mắc bệnh hô hấp do nhiễm… lạnh
Những ngày nắng nóng tại TP.HCM, số bệnh nhi đến khám và điều trị tại các bệnh viện TP.HCM tăng đột biến. Đáng lưu ý, theo khuyến cáo của các bác sĩ, đa phần trẻ đổ bệnh lại là do nguyên nhân… nhiễm lạnh.
Nhiều trẻ mệt mỏi chờ khám bệnh trong những ngày nắng nóng – Ảnh: Nguyên Mi
Thạc sĩ – bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng bộ phận truyền thông Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết trong những ngày nắng nóng, số lượng bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng 10-15% so với bình thường. Trong đó, dẫn đầu là các bệnh về đường hô hấp.
Theo bác sĩ Thạc, trẻ bị bệnh nhiều nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như: viêm họng, ho, chuyển biến nặng hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
“Theo sự hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh, nên mới có từ “ cảm lạnh” trong dân gian. Thật ra, trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng”, bác sĩ Bùi Ngọc Đoan Thư, Phó trưởng khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), giải thích.
Trong đó, các nguyên nhân khiến trẻ nhiễm lạnh trong thời tiết nắng nóng là do uống nước lạnh, nước đá quá nhiều; nằm quạt, máy lạnh để nhiệt độ thấp liên tục; trẻ nhỏ bị trùm kín quá mức khiến cơ thể đổ mồ hôi, đến khi cởi đồ, thay đồ, thay tã gặp lạnh, mồ hôi bốc hơi nhanh gây mất nhiệt trong cơ thể.
Đặt biệt, trời nắng nóng khiến trẻ mất nước nhanh, dễ mệt mỏi và cũng làm giảm sức đề kháng của trẻ. Thời tiết nóng lại là điều kiện cho nhiều loại siêu vi sinh sôi, phát triển. Vì vậy, trẻ dễ nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Hô hấp là bệnh hàng đầu trẻ mắc phải khi trời nóng – Ảnh: Nguyên Mi
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phòng bệnh hô hấp cho con trong những ngày nắng nóng như sau:
Nhiệt độ máy lạnh để thích hợp là 27-28 độ C và khoảng 3-4 giờ là vừa. Không để trẻ nằm quạt liên tục: Chỉ để quạt xa, thoảng, tạo luồng không khí mát lưu thông trong phòng. Không để quạt, luồng gió máy lạnh thổi thẳng vào mặt, mũi của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Tuy nhiên, cần chú ý cho trẻ uống nước an toàn, hợp vệ sinh. Nên cho trẻ uống nước lọc, đặc biệt uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên cho trẻ “bạ đâu uống đó”, uống nước bán rong dọc đường. Không uống nước lạnh, nước đá quá nhiều.
- Giữ cho trẻ sinh hoạt trong điều kiện nhiệt độ phòng thích hợp: Không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, đặc biệt là buổi tối, nhiệt độ máy lạnh quá chênh lệnh so với nhiệt độ ngoài trời vào giữa trưa. Vì như thế trẻ sẽ bị choáng do thay đổi nhiệt độ đột ngột khi vừa ở ngoài trời nóng vào môi trường máy lạnh và ngược lại. Khi đi ở ngoài trời nắng nóng, trẻ thường được phụ huynh trùm kín mít, đổ mồ hôi. Đến khi vô phòng máy lạnh, trẻ cởi bớt áo khoác, các lớp che chắn, mồ hôi sẽ bay hơi, nếu gặp môi trường lạnh đột ngột, mồ hôi bay hơi nhanh, trẻ dễ bị mất nhiệt, nhiễm lạnh.
- Đặc biệt, phụ huynh nên thường xuyên rửa tay sạch cho trẻ nhằm ngăn ngừa mầm bệnh. Đây là biện pháp cơ bản, đơn giản nhất nhưng có thể loại trừ 50% các bệnh tiêu hóa và hơn 40% các bệnh hô hấp.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh bụi khói, khói thuốc lá.
- Một số siêu vi đã có vắc-xin chủng ngừa như vi khuẩn phế cầu, Hib (vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), nếu có điều kiện thì phụ huynh nên chích ngừa cho trẻ.
Theo TNO
Nấm mốc có thể gây bệnh hô hấp
Các bào tử nấm có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm xoang, viêm phế quản, dị ứng...
Nấm mốc có thể đe dọa đến tính mạng
Thời tiết nồm là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Nấm mốc có thể xuất hiện ở những chỗ lộ thiên như tường nhà, trần nhà, sàn nhà, phòng vệ sinh, xung quanh vòi tắm hoa sen hoặc bồn tắm... Không phải loại nấm mốc nào cũng độc. Những loại màu đen hoặc có màu sắc sặc sỡ rất gây độc.
Nấm mốc có thể nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Theo đó, nấm mốc tạo ra các bào tử. Những bào tử này nhỏ như những hạt bụi nhỏ li ti trôi nổi trong không khí. Các bào tử nấm mốc này có thể gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe con người.
Nấm phát triển rất nhanh nếu điều kiện tốt nhưng cũng có thể hình thành sau nhiều năm kéo dài. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ phát hiện ra các mầm mống của nấm mốc khi chúng ở dạng bào tử và sẽ loại bỏ chúng thông qua ho hay hắt hơi. Nhưng ở một số người có hệ miễn dịch kém thì không phát hiện sự xâm nhập của các bào tử nấm vào cơ thể. Vì vậy chúng chui được vào sâu bên trong, nảy mầm trong phổi và gây viêm nhiễm.
Trẻ sơ sinh rất dễ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các loại nấm mốc. Ảnh: N.P.
Những đối tượng dễ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi các loại nấm mốc trong nhà là trẻ em, trẻ sơ sinh, người già và những người sức khỏe kém. Triệu chứng của nhiễm nấm mốc bao gồm ho, thường xuyên thấy mệt mỏi, mắt và họng bị kích thích, đau đầu, da trở nên mẫm cảm hay buồn nôn. Ngoài ra, các bào tử nấm còn gây viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến ho, viêm đường hô hấp, khó thở, mệt mỏi, viêm xoang, viêm phế quản, dị ứng...
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nấm mốc là mở cửa mỗi ngày, dùng quạt và các thiết bị hút ẩm để làm sạch các khu vực có nguy cơ cao như sàn nhà, tường nứt, cửa sổ... Khi nấm mốc có màu trắng là thời điểm tốt nhất để tiêu diệt nó. Bạn cũng có thể dùng dung dịch biôxit - một loại thuốc diệt nấm - để xử lý các vùng nấm mốc này. Lưu ý cẩn thận bởi cá hóa chất này cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Cải tạo tường ẩm mốc bằng vật liệu xốp chống ẩm Hàn Quốc.
Bạn cũng có thể lau chùi các nấm mốc màu đen trong phòng tắm hay bếp bằng thuốc diệt nấm mua tại các nơi bán đồ dùng chăm sóc vườn tược. Nên pha loãng chất này trước khi dùng.
Ngoài ra, cách hữu hiệu khác giúp ngăn ngừa nấm mốc là dùng các sản phẩm gạch ốp tường sinh học hoặc xốp ốp tường chống mốc. Bên cạnh công dụng trang trí, tăng cường tính thẩm mỹ cho không gian sống, loại sản phẩm này còn có khả năng chống ẩm tốt. Bạn cũng có thể tăng cường khả năng chống mốc trên bề mặt tường bằng cách sử dụng silicon kháng khuẩn tại các đường nối. Sản phẩm xốp ốp tường Hàn Quốc đang được Kovina phân phối trên toàn quốc.
Theo Datviet
Trời rét, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng Trời rét đậm kéo dài khiến số trẻ đến khám, nhập viện tăng khoảng 20% so với bình thường. Trong đó chủ yếu là các bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt nhiều trẻ sơ sinh bị biến chứng viêm phổi. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thời gian vừa qua thời...