Mùa nắng nóng đề phòng ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng bức, thực phẩm rất dễ bị hỏng, vì vậy nên chọn các loại thực phẩm tươi và sử dụng trong ngày. Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
Thời tiết nắng nóng là điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Do vậy, khi ăn uống trong mùa nắng nóng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi cá nhân.
Số liệu thống kê các vụ ngộ độc thực phẩm những năm gần đây cho thấy, hầu hết nguyên nhân gây ngộ độc là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, Campylobacter, E.coli… Vậy các vi khuẩn này lại xâm nhập vào nguồn thực phẩm mà chúng ta thường xuyên tiêu thụ như thế nào?
Cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Thời tiết nóng bức, thực phẩm rất dễ bị hỏng, vì vậy nên chọn các loại thực phẩm tươi và sử dụng trong ngày. Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín.
Để có thực phẩm an toàn, tốt nhất chế biến vừa đủ và ăn ngay sau khi chế biến. Nếu chưa sử dụng cần che đậy bảo quản cẩn thận (dùng màn bọc PE, hộp nhựa, lồng bàn, tủ lạnh…).
Ăn chín uống sôi. Hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.
Mùa nắng nóng thường sử dụng đá để làm mát đồ uống, cho nên cần lưu ý sử dụng nguồn nước sạch và đun sôi nước trước khi làm đá. Không nên uống nước lã. Không uống nước đun sôi để nguội qua đêm hoặc để quá lâu.
Đừng để thức ăn ở ngoài quá lâu rồi mới cho vào tủ lạnh. Hãy nhớ luôn hâm nóng thức ăn để chúng không hỏng, sinh mốc quá nhanh. Sau đó, cũng có thể chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ để chúng mau nguội nhanh hơn khi được đặt trong tủ lạnh. Nếu không để thực phẩm vào tủ lạnh ngay sau đó, hãy hâm nóng thức ăn ở nhiệt độ 60 độ C hoặc hơn với món có thể làm nóng.
Không để chung thức ăn chín và sống. Nên có vật dụng riêng chế biến thức ăn chín và sống. Nếu dùng chung, phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Triệu chứng cụ thể của ngộ độc thực phẩm tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:
Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc độc tố vi khuẩn tiết ra: Người bệnh thường chỉ biểu hiện như đau bụng, nôn, tiêu chảy, có thể kèm theo khát nước, khô môi, sốt, vã mồ hôi…
Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà cả ở các cơ quan khác, ví dụ như đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, trụy mạch.
Nếu nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn các loại thực phẩm nhất định mà trong tự nhiên được biết là có thể có chứa độc tố: ví dụ như sắn, măng, cá nóc, cóc,…
Thông thường, ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 – 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh.
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Video đang HOT
Cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:
Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi: Sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, đó là lúc cần tiến hành bù nước cho người bệnh.
Có thể sử dụng nước lọc, dung dịch oresol hoặc uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi.
Đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế trợ giúp và theo dõi.
Khắc phục sự cố ngộ độc thực phẩm đúng cách, hiệu quả nhanh
Chăm sóc, phục hồi sau ngộ độc thực phẩm đúng cách là điều vô cùng quan trọng đối với người bị ngộ độc thực phẩm.
Chăm sóc, phục hồi người bệnh đúng cách giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và hỗ trợ bệnh nhân bình phục hiệu quả hơn.
Ngộ độc thực phẩm là hậu quả của việc sử dụng các loại thực phẩm chứa các vi sinh vật hoặc các chất gây hại đối với cơ thể. Ngộ độc thực phẩm có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Nên mặc dù phần lớn người bị ngộ độc thực phẩm đều có thể điều trị tại nhà thì cũng có không ít các trường hợp mà bệnh nhân sẽ cần đến sự chăm sóc đặc biệt từ nhân viên y tế.
Vì thế, việc nắm được cách chăm sóc, phục hồi sau ngộ độc thực phẩm đúng cách sẽ giúp quá trình bình phục của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn.
1. Phục hồi sau ngộ độc thực phẩm với chế độ ăn uống hợp lý
1.1. Giúp bệnh nhân ngộ độc thực phẩm bổ sung nước
Nếu bệnh nhân ngộ độc thực phẩm bị nôn mửa và tiêu chảy thì mất nước là hậu quả rất thường hay xảy ra. Để giúp bệnh nhân phục hồi sau ngộ độc thực phẩm nhanh hơn, bù nước và điện giải cho bệnh nhân là quan trọng hàng đầu, việc làm này sẽ giúp hồi phụ lại khối lượng nước mà cơ thể đã mất đi do các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.
Người bệnh có thể được bù nước bằng cách uống nhiều nước hơn, sử dụng các loại nước hoa quả pha loãng, nước dừa, nước gạo rang hoặc, nước đường có pha muối (tỷ lệ 8 phần đường: 1 phần muối), nếu có thể được thì nên sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa nhiều nước như cháo loãng, súp,... cũng có khả năng cung cấp nước khá hiệu quả cho người bệnh.
Trong trường hợp các triệu chứng tiêu hóa khiến bệnh nhân không thể uống quá nhiều nước trong một lần, người bệnh nên uống nước với từng lượng nhỏ và nhiều lần, điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Còn nếu như nôn mửa diễn ra quá trầm trọng khiến người bệnh hoàn toàn không thể ăn hay uống bất kỳ thứ gì thì bệnh nhân cần phải được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Bồi phụ đủ nước giúp phục hồi sau ngộ độc thực phẩm hiệu quả hơn (Ảnh: Internet)
1.2. Cho bệnh nhân ăn lại với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn uống ngay sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra là điều không nên làm, nó có khả năng khiến cho các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm trở nên nặng nề hơn. Do đó, chỉ nên bắt đầu cho người bệnh ăn lại khi mà các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đã bắt đầu ổn định trở lại (thông thường sẽ cần khoảng vài tiếng kể từ khi ngộ độc thực phẩm xảy ra), điều này sẽ giúp bệnh nhân bớt bị khó chịu hơn và phục hồi sau ngộ độc thực phẩm nhanh chóng hơn.
Các loại thức ăn nên được sử dụng khi mới bắt đầu cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm là những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa chuối, cháo, cơm, bánh mì nướng,.... Những loại thức ăn nhẹ này sẽ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn, ít gây kích thích đường tiêu hóa và bớt gây khó chịu cho bệnh nhân.
Không nên ép người bệnh phải ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần duy nhất, thay vào đó có thể chia nhỏ khẩu phần của bệnh nhân nếu việc ăn uống khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhiều.
Có thể bạn chưa biết Những loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm, tìm hiểu để lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh.
1.3. Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây tăng triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Trong quá trình chăm sóc, phục hồi sau ngộ độc thực phẩm thì bệnh nhân cũng cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm có thể gây tăng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như:
- Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị tổn thương và dẫn đến hệ quả là nó không thể dung nạp được đường lactose có trong sữa khi bệnh nhân sử dụng. Việc sử dụng sữa trong thời điểm này có thể khiến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trở nên nặng nề hơn, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy của người bệnh. Chính vì thế, trong vài ngày đầu phục hồi sau ngộ độc thực phẩm thì người bệnh được khuyên không nên dùng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
- Các loại thực phẩm dễ gây buồn nôn: Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa ở có thể tăng lên khi bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm dễ gây nôn hoặc buồn nôn, tiêu biểu là các loại thức uống có chứa gas rất dễ gây ợ và kích thích gây nôn.
- Những loại thực phẩm khó tiêu hóa: Các loại thực phẩm khó tiêu hóa (thực phẩm giàu chất xơ hoặc chứa nhiều chất béo) cũng là điều cần tránh khi chăm sóc sau ngộ độc thực phẩm, sử dụng các loại thực phẩm này có thể gây tăng áp lực lên hệ tiêu hóa còn yếu của bệnh nhân và khiến bệnh nhân khó chịu nhiều hơn.
- Các chất kích thích như cafe và rượu: Cafe và rượu là những loại thức uống có khả năng khiến các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm tăng lên, dễ gây nôn ói hơn và dễ gây mất nước do khiến bệnh nhân tăng đi tiểu.
Không nên sử dụng rượu, bia khi bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
2. Áp dụng một số biện pháp khắc phục triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu và đôi khi là cảm thấy lo lắng quá mức của bệnh nhân. Do đó, việc vận dụng hợp lý một số các biện pháp khắc phục các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trong chăm sóc sau ngộ độc thực phẩm có thể khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và các triệu chứng ngộ độc được giảm nhẹ đáng kể.
- Uống nước lúa mạch, nước gạo: Nước lúa mạch hoặc nước gạo nên được bệnh nhân sử dụng nhiều hơn khi phục hồi sau ngộ độc thực phẩm, nó vừa giúp bổ sung lại lượng nước mà cơ thể bệnh nhân đã mất do nôn mửa, nhưng cũng vừa có khả năng khiến dạ dày của bệnh nhân dịu lại và giúp tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
- Sử dụng men vi sinh: Men vi sinh có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột đã bị tổn thương do ngộ độc thực phẩm. Do đó, để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm thì bệnh nhân có thể sử dụng men vi sinh để bổ sung thêm các lợi khuẩn cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người có hệ miễn dịch bị suy giảm (do bẩm sinh, do dùng thuốc hay do mắc phải) thì việc sử dụng men vi sinh lại có thể gây hại, do đó không nên tự ý sử dụng men vi sinh mà cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Sử dụng giấm táo: Dùng một ít giấm táo pha với nước hoặc nhấm nháp trực tiếp giấm táo có thể giúp ích cho quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm. Đặc tính kháng khuẩn nhẹ của giấm táo giúp hỗ trợ tiêu diệt các loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.
- Các loại thảo mộc từ thiên nhiên: Một số các loại thảo mộc từ thiên nhiên như húng quế, mật ong, gừng,... với khả năng kháng khuẩn hoặc giảm nhẹ triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ giúp hồi phục sau ngộ độc thực phẩm diễn ra hiệu quả hơn và giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho bệnh
Mật ong và gừng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
3. Để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn
Sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và cơ thể dường như không còn sức lực. Do đó, một chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn là điều cần thiết đối với phục hồi sau ngộ độc thực phẩm.
- Người bệnh nên ngủ nhiều hơn trong ngày, ít nhất nên đảm bảo thời gian ngủ khoảng 8h/ngày. Ngủ nhiều giúp bệnh nhân giảm hoạt động, ít gây mệt mỏi hơn và cũng là khoảng thời gian để cơ thể bệnh nhân khôi phục sau ngộ độc thực phẩm.
- Tạm thời tránh làm việc quá sức: Việc làm việc hoặc vận động quá mức sau khi ngộ độc thực phẩm là điều cần tránh. Sự mệt mỏi khiến bệnh nhân làm việc và hoạt động không hiệu quả, đồng thời nó còn có thể dễ gây chấn thương nếu bệnh nhân phải làm các công việc có độ nguy hiểm cao. Do đó, bệnh nhân nên được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày trước khi quay lại làm việc, khi mà ngộ độc thực phẩm đã được kiểm soát tốt.
Nên nghỉ ngơi nhiều trong quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
4. Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm cần sử dụng thuốc đúng cách
Trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ngoài các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,... còn xuất hiện thêm biểu hiện sốt, đau đầu thì người bệnh có thể được cho sử dụng các loại thuốc hạ sốt, chẳng hạn như paracetamol, ibuprofen,... Sau khi dùng thuốc hạ sốt, bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện để thăm khám điều trị do đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn đang xảy ra.
Cần lưu ý rằng, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị đau bụng khi nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm tại nhà mà chưa có chẩn đoán xác định từ bác sĩ. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể làm che lấp triệu chứng và gây khó khăn cho việc phân biệt ngộ độc thực phẩm với các bệnh lý cấp cứu tại bụng khác.
Ngoài ra, các loại thuốc trị tiêu chảy mặc dù có thể khiến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm giảm nhẹ nhưng nó không giúp bệnh nhân phục hồi sau ngộ độc thực phẩm nhanh hơn. Ngược lại, các loại thuốc trị tiêu chảy ngăn cản phản ứng làm sạch tự nhiên của cơ thể, khiến các chất gây ngộ độc tồn lưu ở đường tiêu hóa lâu hơn và có thể gây ngộ độc nặng hơn. Do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm.
Không nên tự ý sử dụng thuốc khi bị ngộ độc thực phẩm nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ (Ảnh: internet)
Trên đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc, giúp bệnh nhân phục hồi sau ngộ độc thực phẩm hiệu quả mà bệnh nhân và người nhà nên áp dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chăm sóc, phục hồi bệnh nhân sau ngộ độc thực phẩm hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất.
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay hết sức phức tạp. Nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đảm bảo vệ sinh khi vận chuyển, chế biến chính là nguyên nhân gây ngộ độc. Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn giúp bạn phòng tránh ngộ độc dễ dàng hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả...