Mưa lạnh làm lẩu Thái đãi cả nhà, ăn ngon chẳng kém ngoài hàng
Lẩu Thái hải sản có vị chua chua cay cay, thích hợp ăn vào những ngày mưa lạnh. Để có nồi lẩu Thái ngon bạn có thể học theo cách làm này.
Nguyên liệu
- Sốt lẩu Thái Tom Yum: 3 thìa
- Mực ống: 500g
- Tôm tươi: 500g
- Ngao hoa: 100g
- Chanh tươi: 1 quả
- Các loại rau nhúng lẩu: Cải thảo, nấm kim châm…
- Sả: 6 cây
- Lá chanh: 10 cái
- Dầu ăn
- Nước cốt dừa: 100ml
- Riềng: 1 củ
- Hạt tiêu
Cách nấu lẩu Thái Tom Yum chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Sả, riềng, lá chanh, ớt tươi rửa thật sạch sau đó thái miếng vừa ăn.
- Nấm rửa sạch, để ráo nước. Tùy loại nấm mà bạn có thể chọn cắt khúc hay giữ nguyên.
- Tôm rửa sạch, bỏ phần đầu và rút chỉ đen ở sống lưng.
- Ngao hoa ngâm với nước vo gạo cho hết cát.
- Mực thái miếng vừa ăn.
Làm mực và ngao
- Đối với phần mực và ngao hoa bạn cần phải sơ chế kỹ hơn. Đầu tiên bạn cho ngao hoa vào luộc chín.
- Tiếp đến bạn cho mực vào chần sơ rồi vớt ra. Bạn lưu ý không nên luộc mực và ngao quá lâu sẽ dễ bị dai, mất đi độ ngon ngọt.
Nấu nước lẩu Thái
- Bạn bắc nồi lên bếp và cho vào nồi 1 chút dầu ăn.
- Trút phần đầu tôm vào xào sơ sau đó cho khoảng 1 bát nước lớn vào.
- Từ từ thêm sả, riềng, hạt tiêu, lá chanh vào nồi nước lẩu.
- Khi nồi nước sôi, bạn cho khoảng 3 thìa sốt lẩu Thái Tom Yum. Bạn lưu ý lượng sốt này có thể tăng lên hoặc giảm đi tùy theo khẩu vị của bạn.
- Đun cho nồi nước lẩu sôi lại thì vớt bỏ đầu tôm.
- Trút nước cốt dừa, nước cốt chanh vào, khuấy đều lên cho gia vị tan là bạn đã có một nồi lẩu Thái chuẩn vị rồi.
Hoàn thành
- Cho nước vào nồi lẩu rồi lần lượt thêm nấm, tôm tươi vào nấu.
Video đang HOT
- Tôm chín thì bạn cho ngao hoa, mực đã chần sơ, rau, nấm vào và thưởng thức.
Món lẩu Thái Tom Yum này rất dễ làm mà hương vị lại thơm ngon. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa, vị thơm đậm đà từ các loại rau gia vị, giòn giòn của mực, thanh mát của rau xanh và nấm ăn rất ngon.
Bí quyết để nấu lẩu Thái ngon
Để có món lẩu Thái ngon chuẩn vị nhà hàng bạn nên:
- Thêm xương gà hoặc xương heo để phần nước cốt lẩu ngon, hấp dẫn hơn.
- Muốn thêm vị chua bạn có thể dùng nước ép từ dứa và cam.
- Ngoài hải sản có thể ăn kèm các nguyên liệu khác như thịt bò mỹ, cá viên, cá,…
- Không nên ướp gia vị cho các nguyên liệu nhúng lẩu vì bản thân nước lẩu Thái đã đậm đà rồi.
- Mua thêm bún hoặc mì tôm ăn kèm là hết ý.
Mách bạn công thức sáu món lẩu đơn giản nhưng ngon tuyệt
Là một tín đồ của lẩu nên chị Châu Ngọc (31 tuổi, Hà Nội) rất hay làm món này cho gia đình, bạn bè thưởng thức. Theo bà mẹ một con, lẩu có nhiều vị nhưng vị lẩu Thái dễ ăn nhất rồi đến các loại lẩu khác.
Chị Châu Ngọc
8X gợi ý 6 món lẩu mình thường xuyên ăn nhất với các cách nấu nước dùng đơn giản nhưng ngon miệng.
1. LẨU CUA ĐỒNG
Chuẩn bị:
- Cua đồng, thịt bò, đậu phụ, sườn sụn
- Hành khô, cà chua, mắm tôm
- Rau nhúng: hoa chuối, rau muống chẻ, nấm, các loại rau thơm
- Ăn kèm: miến, mì tôm, bún...
Cách làm:
- Cua đồng ngâm và rửa sạch rồi tách mai ra khỏi phần thân. Phần thân thì bạn lại tiếp tục rửa qua nước cho sạch một lần nữa rồi cho vào cối giã hoặc máy xay xay nhuyễn. Phần mai thì khêu lấy gạch sau đó vứt bỏ.
- Khi xay hoặc giã cua cho thêm chút muối để cua giã được quện, bông, dễ giã hơn. Sau khi giã xong, bạn lọc lấy nước và bỏ bã.
- Đậu phụ: Cắt miếng nhỏ và chiên vàng
- Thịt bò: Thịt bò rửa sạch, thái mỏng. Ướp thịt với xíu gừng, hạt nêm & dầu ăn khoảng 20 phút. Nên mua phần bắp hoặc lõi, nhúng sẽ ngon hơn.
- Sườn sụn, thái mỏng (hôm trước mình không mua được món này)
- Nấu nước dùng:
Cua sau khi đã lọc lấy nước, cho vào nồi đun và bật nhỏ lửa. Khuấy đều cho đến khi bánh cua nổi lên. Sau khi phần bánh cua đã nổi nhưng nước chưa sôi, nhanh tay vớt riêng phần này ra một chiếc bát và giữ lại phần nước cua.
Phi thơm hành khô, cà chua với một chút dầu ăn. Tiếp đến, cho phần gạch cua đã khêu từ mai và bánh thịt cua đã vớt từ nước cua vào xào chín rồi cho 500 ml nước ninh sườn sụn vào đun sôi. Tiếp đến bạn lại đổ tiếp 500 ml nước cua vào đun chung. Nêm gia vị cho vừa ăn.
Mắm tôm cho vào theo sở thích!
2. LẨU GÀ THUỐC BẮC
Nguyên liệu:
- 1 còn gà ngon
- 1 gói gia vị thuốc bắc, loại ngon
- Nấm hương
- Đồ nhúng đi kèm (tùy sở thích): nấm, thịt bò, đậu phụ, rau ngải, mì tôm...
Cách làm:
- Lọc tách gà ra lấy phần thịt đem thái miếng vừa ăn để nhúng lẩu.
- Phần bộ xương gà và cổ, cánh cho vào nồi nước lạnh cùng gói gia vị thuốc bắc. Ninh khoảng 45 phút thì nêm nếm mắm muối cho vừa khẩu vị là được nồi nước lẩu ngon. Thả thêm ít nấm hương đã ngâm mềm vào.
- Rau, nấm tươi các loại rửa sạch, bày ra đĩa.
- Các đồ nhúng kèm như thịt bò không ướp mặn, chỉ cho xíu dầu vào ướp cho mềm thịt thôi.
- Với nguyên liệu lẩu gà thuốc Bắc thì chấm gia vị muối tiêu chanh là ngon nhất.
3. LẨU THÁI CÁ MÚ ĐỎ
Món này nấu nước dùng lẩu thái để nhúng.
Chuẩn bị:
- Cá mú đỏ
- Đậu phụ, rau củ quả theo sở thích
- Gia vị: sả, riềng, hành tím khô, gừng, lá chanh, cà chua, nước dừa, cốt dừa, gia vị lẩu thái tomyum, nấm hương
Cách làm:
- Cá mú đỏ phi lê, tách thịt, thái miếng vừa ăn để nhúng.
- Phần xương có thể cho vào túi lọc nấu lấy nước dùng. Vì nếu thả không có túi thịt cá sẽ nát ra không được đẹp mắt, ninh lâu sẽ bị vụn mềm.
- Cách nấu nước dùng: Nồi lẩu ngon khi có nước dùng ngon, lẩu Thái nổi bật bởi vị chua chua ngọt ngọt rất đưa miệng.
Có hai cách lấy nước cốt làm nước lẩu.
Cách 1: Hầm râu, đuôi mực (khô) kèm ít tôm khô để lấy nước. Vị nước dùng sẽ đậm vị hải sản rất ngon.
Cách 2: Hầm theo cách truyền thống, cho xương cục vào ninh lấy nước.
- Cho dầu ăn vào nồi, dầu nóng già thì cho sả đập dập, cắt khúc dài, 4 lát riềng thái mỏng, hành tím khô thái lát và ít gừng vào đảo đều, dậy mùi thơm.
- Tiếp đó cho ít cà chua thái múi cau vào xào nát, đổ nước ninh ở trên vào, thêm nước dừa, cốt dừa (xay ra từ cùi dừa) và gia vị lẩu thái tomyum, nấm hương.
- Nêm nếm vừa ăn, thêm sa tế, đun sôi cho lá chanh xé đôi vào, tắt bếp. Nhiều gia đình có thói quen cho ít cọng hành tây, cần tay vào ăn cũng rất thơm và ngon.
4. LẨU CÁ KÈO
Chuẩn bị:
- Cá kèo
- Cà chua, dứa, hành tím, sả, ớt
- Các loại rau ăn kèm
Cách làm:
Cá kèo làm sạch, sau đó cho vào thau nước dấm gạo và muối pha loãng ngâm 10 phút để khử mùi tanh và sạch nhớt của cá, rửa lại cho sạch và để ráo.
- Cà chua cắt múi cau, dứa cắt miếng vừa ăn. Hành tím, sả, ớt băm nhuyễn.
- Các loại rau, hoa ăn lẩu nhặt rồi rửa sạch, để ráo.
- Nấu nước dùng lẩu:
- Xương ống heo ngâm với nước muối và dấm loãng 15 phút rồi rửa sạch.
- Cho xương vào nồi với phần sả già đun để lấy nước dùng, vớt bọt thật kỹ để nước dùng trong.
- Phi hành, sả, ớt băm cho thơm lên rồi thêm cà chua vào xào sơ. Tiếp theo, cho dứa và măng chua vào. Nêm hạt nêm, đường, bột ngọt rồi trút hết vào nồi nước dùng.
- Khi nước lẩu sôi lại nêm theo khẩu vị rồi tắt bếp, nêm thêm một muỗng canh nước mắm ngon vào để tăng hương vị cho món lẩu.
- Khi ăn, cho nước dùng ra nồi lẩu, bật bếp cho sôi lên thì thả cá kèo vào. Khi cá chín, cho rau và hao ăn kèm vào nhúng. Thêm một chén nước mắm ngon cùng ớt cắt lát để chấm cá.
5. LẨU THÁI HẢI SẢN
Chuẩn bị:
- Tôm, mực, ngao, bề bề, thịt bò
- Gia vị: sả, riềng, hành tím khô, gừng, lá chanh, cà chua, nước dừa, cốt dừa, gia vị lẩu thái tomyum, nấm hương
- Mì tôm, bún, miến... tùy ý
Cách làm:
- Nấu nước dùng: Có hai cách lấy nước cốt làm nước lẩu
Cách 1: Hầm râu, đuôi mực (khô) kèm ít tôm khô để lấy nước. Vị nước dùng sẽ đậm vị hải sản rất ngon.
Cách 2: Hầm theo cách truyền thống, cho xương cục vào ninh lấy nước.
Cho dầu ăn vào nồi, dầu nóng già thì cho sả đập dập, cắt khúc dài, 4 lát riềng thái mỏng, hành tím khô thái lát và ít gừng vào đảo đều, dậy mùi thơm.
Tiếp đó cho ít cà chua thái múi cau vào xào nát, đổ nước ninh ở trên vào, thêm nước dừa, cốt dừa (xay ra từ cùi dừa) và gia vị lẩu thái tomyum, nấm hương.
Nêm nếm vừa ăn, thêm sa tế, đun sôi cho lá chanh xé đôi vào, tắt bếp. Nhiều gia đình có thói quen cho ít cọng hành tây, cần tay vào ăn cũng rất thơm và ngon. Vậy là xong nước lẩu.
- Các lại hải sản sơ chế làm sạch, bày ra đĩa.
- Các loại rau nhúng kèm rửa sạch, bày lên đĩa.
- Cho nước dùng ra nồi ăn lẩu, bật bếp đun sôi rồi thả các nguyên liệu vào để thưởng thức.
6. LẨU CUA NÂU NAUY
Lẩu cua nâu này cũng dùng nước lẩu Thái để nhúng.
Chuẩn bị:
- Cua nâu Nauy, đậu phụ (hoặc bạn có thể thêm các loại thịt và hải sản khác nếu muốn)
- Các loại rau quả ăn lẩu: Rau muống, đậu bắp, nấm, hoa chuối...
- Gia vị: sả, riềng, hành tím khô, gừng, lá chanh, cà chua, nước dừa, cốt dừa, gia vị lẩu thái tomyum, nấm hương
Cách làm:
- Nấu nước dùng lẩu Thái: Có hai cách lấy nước cốt làm nước lẩu
Cách 1: Hầm râu, đuôi mực (khô) kèm ít con tôm khô để lấy nước. Vị nước dùng sẽ đậm vị hải sản rất ngon.
Cách 2: Hầm theo cách truyền thống, cho xương cục vào ninh lấy nước.
Cho dầu ăn vào nồi, dầu nóng già thì cho sả đập dập, cắt khúc dài, 4 lát riềng thái mỏng, hành tím khô thái lát và ít gừng vào đảo đều, dậy mùi thơm.
Tiếp đó cho ít cà chua thái múi cau vào xào nát, đổ nước ninh ở trên vào, thêm nước dừa, cốt dừa (xay ra từ cùi dừa) và gia vị lẩu thái tomyum, nấm hương.
Nêm nếm vừa ăn, thêm sa tế, đun sôi cho lá chanh xé đôi vào, tắt bếp. Nhiều gia đình có thói quen cho ít cọng hành tây, cần tay vào ăn cũng rất thơm và ngon. Vậy là xong nước lẩu.
- Cua sơ chế sạch, bày ra đĩa.
- Đậu cắt miếng vừa ăn bày ra đĩa. Các loại rau ăn lẩu rửa sạch, xếp lên đĩa.
- Cho nước dùng ra nồi lẩu, đun sôi rồi thưởng thức.
Nấu lẩu Thái ngon ngất ngây ấm áp ngày mưa Muốn nấu lẩu Thái ngon không hề khó khăn hay cầu kì như chúng ta thường nghĩ, mà ngược lại, cách nấu lẩu Thái ngon ngon rất đơn giản và dễ làm, bà nội trợ nào cũng có thể nấu một nồi lẩu Thái ngon để đãi cả nhà, hãy vào bếp ngay hôm nay để trổ tài nấu nướng của bạn để...