Mùa lạnh ăn gì cho ấm cơ thể?
Thời tiết lạnh có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Để giữ cơ thể ấm áp và khỏe mạnh trong mùa đông, việc chọn lựa thực phẩm đúng là rất quan trọng.
Dưới đây là những thực phẩm nên ưu tiên ăn vào mùa lạnh.
Mùa lạnh ăn gì cho ấm cơ thể?
1. Khoai lang – cải thiện hệ miễn dịch và chống táo bón
Khoai lang, với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và nhiều vitamin, là lựa chọn tuyệt vời để cải thiện hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Đồng thời, khoai lang cũng là biện pháp hiệu quả trị táo bón.
Lưu ý: tránh sử dụng khoai lang vào buổi tối để tránh tình trạng khó tiêu và đầy bụng.
2. Trái cây giàu vitamin C – tăng sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe
Vitamin C là chất oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ thành mạch, tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi. Trái cây như cam, quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C cùng flavonoid, giúp tăng sức đề kháng và chống lại cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, và viêm mũi dị ứng.
3. Tỏi – làm nóng cơ và chống lạnh
Tỏi là gia vị có tác dụng làm nóng cơ, chống lạnh hiệu quả và giảm cholesterol trong cơ thể. Thêm tỏi vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể ấm áp và khỏe mạnh.
4. Mật ong – trị ho khan và tăng sức đề kháng
Video đang HOT
Mật ong có thể được sử dụng trong trị ho khan và ho đờm. Kết hợp mật ong với nước chanh còn tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.
5. Hành tây – tăng sức đề kháng và hạn chế các bệnh mùa đông
Hành tây, khi được sử dụng trong các món ăn như súp hành tây, hành tây xào thịt, nước ép hành tây, giúp tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh mùa đông như cảm lạnh và đau họng.
6. Gừng – tăng vị giác và cải thiện miễn dịch
Gừng là gia vị hoàn hảo để làm ấm cơ thể. Nó không chỉ tăng vị giác cho món ăn mà còn giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
7. Thịt đỏ – bổ sung sắt và giúp giữ ấm cơ thể
Thịt đỏ như thịt bò, cừu, lợn thăn chứa nhiều sắt, giúp cơ thể giữ ấm và cải thiện tình trạng tê, lạnh ở bàn tay và chân.
8. Rau cải – bổ sung chất xơ và canxi
Cải xanh chứa nhiều canxi, chất xơ, và nhóm các vitamin và khoáng chất quan trọng. Sử dụng rau cải thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho phổi.
Cuối cùng, hãy nhớ duy trì một chế độ ăn cân đối, uống đủ nước, và kết hợp với hoạt động thể dục để cơ thể luôn khỏe mạnh và ấm áp trong suốt mùa đông.
Phòng đột quỵ hiệu quả trong mùa đông, U50 nhất định phải thực hiện đúng 5 'nguyên tắc' này!
Sau tuổi 50, sự lão hóa bắt đầu xuất hiện khiến các mạch máu dần trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm khiến mạch máu rất dễ nứt vỡ dưới áp lực cao.
Đây là yếu tố để bệnh đột quỵ xuất hiện nhiều hơn.
Theo các chuyên gia y tế, trong đời, ai cũng từng trải qua một vài lần xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, nhất là lúc mệt mỏi hay khi thời tiết thay đổi.
Trước tuổi 30, bạn đổ cho thức khuya thiếu ngủ, stress đau đầu. Ở tuổi 40, bạn nghĩ cơn choáng nhẹ do ăn kiêng tụt đường huyết, tê chân do đau dây thần kinh tọa mà đến. Song tới một ngày qua tuổi 50, đột quỵ sẽ sớm gõ cửa nếu tiếp tục chủ quan.
Ảnh minh họa
Thực tế, đột quỵ xuất hiện ở cả người trẻ, nhưng ở người trên 50, sự lão hóa bắt đầu xuất hiện khiến các mạch máu dần trở nên xơ cứng, độ đàn hồi thành mạch giảm khiến mạch máu rất dễ nứt vỡ dưới áp lực cao. Đây là yếu tố thuận lợi để bệnh đột quỵ xuất hiện nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hàm lượng nước trong cơ thể ngày càng giảm khiến độ nhớt của máu tăng lên là yếu tố thuận lợi cho cục máu đông hình thành.
Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, cơ chế tự điều hòa của tuần hoàn trở nên kém đi, mạch máu co lại đột ngột, huyết áp tăng cao làm đột quỵ rất dễ xảy ra nếu đột nhiên di chuyển ra ngoài trời khi không mặc đủ ấm. Hoặc ngồi dậy đột ngột hay di chuyển qua lại giữa các phòng có sự chênh lệch về nhiệt độ.
Mặt khác, những vấn đề về sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cũng là điều kiện thuận lợi khiến đột quỵ xuất hiện. Ngoài ra, một số thói quen không lành mạnh như: thức khuya, tắm đêm, làm việc căng thẳng, ít vận động, hút thuốc lá... cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trên 50 tuổi khi trời trở lạnh.
Chính vì vậy, cần có những biện pháp hỗ trợ dự phòng đột quỵ cho những người ngoài 50 khi mùa đông đến.
5 việc U50 nên làm để phòng ngừa đột quỵ trong mùa lạnh?
Ảnh minh họa
Giữ ấm cơ thể
Để phòng ngừa đột quỵ vào mùa lạnh, người sau 50 tuổi cần phải giữ ấm cho cơ thể, không nên ra trời lạnh đột ngột. Sau khi tỉnh giấc, nên dành 3-5 phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác "khởi động" như duỗi chân, duỗi tay, xoa mặt...
Tập thể dục đúng cách
Thay vì ra ngoài chạy bộ mỗi buổi sáng sớm, tập thể dục trong nhà sẽlà lựa chọn hợp lý. Bạn cũng nên để bản thân tỉnh táo, mặc ấm trước khi rời khỏi giường để tránh bị lạnh đột ngột.
Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, kích thích lưu thông khí huyết đều đặn, hỗ trợ giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu. Lưu ý, nên lựa chọn những bài tập phù hợp, không nên tập luyện quá sức.
Uống nhiều nước
Vào mùa đông, thời tiết trở nên hanh khô cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mất nước. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là biện pháp giúp giảm độ nhớt của máu, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng đem lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như tăng cường chuyển hóa, thải độc, giữ ẩm cho da,...
Loại bỏ thói quen xấu
Ảnh minh họa
Để dự phòng đột quỵ, những thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, ngủ muộn... cần phải được loại bỏ. Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn, ăn đồ chiên rán, đồ ngọt cũng cần được giảm bớt, tăng cường rau xanh, hoa quả để hạn chế bớt nguy cơ gặp phải các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu... qua đó, giảm bớt phần nào nguy cơ đột quỵ.
Kiểm soát tốt bệnh nền
Nhiều người sau 50 tuổi mắc các bệnh nền như mỡ máu cao, tăng huyết áp, sau một thời gian điều trị thấy ổn thì tự ý ngưng dùng thuốc. Điều này không mang lại tác dụng dự phòng các biến chứng có thể xảy ra. Mọi người nên duy trì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt được mục đích điều trị.
Dùng mật ong ngâm sâm, uống theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, về già không lo bệnh tật! Nhân sâm và mật ong là hai nguyên liệu khi kết hợp với nhau sẽ đem lại nhiều công dụng tuyệt vời và cải thiện sức khỏe vô cùng tốt. Theo dược học cổ truyền, nhân sâm là một trong những vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết. Nhân sâm có thể...