Mua “kinh nghiệm” để học liên thông
Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm được rao bán công khai với giá vài trăm ngàn đồng. Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng loại trung bình đã mua “kinh nghiệm” này để liên thông lên đại học.
Tháng 6-2011, Đ.M.T. tốt nghiệp ngành kế toán một trường trung cấp tại TP.HCM. Ba chữ “trung bình khá” ghi trên bằng tốt nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải tích lũy ba năm kinh nghiệm mới đủ điều kiện dự tuyển liên thông lên đại học. “Mình mới ra trường mà đòi kinh nghiệm thì khó quá, đợi ba năm nữa thì quên hết kiến thức” – T. băn khoăn.
“Lớp tôi học có 60 người. Trong đó chỉ một vài người lớn tuổi có kinh nghiệm. Còn lại là nhờ công ty của người quen, bạn bè xác nhận kinh nghiệm làm việc giùm. Ai không quen thì bỏ vài trăm ngàn ra mua bao nhiêu kinh nghiệm cũng có T.V.K. (vừa tốt nghiệp hệ liên thông của một trường đại học ở TP.HCM)”
Ba ngày có… ba năm kinh nghiệm
Đang chưa biết tính sao, T. được một người bạn cho số điện thoại của “Trung tâm hướng dẫn luận văn phía Nam”. Gọi đến số điện thoại này, một người tên Kim Thủy (tự xưng là trưởng nhóm) chào mời: “Ở đây chỉ nhận xác nhận ngành kỹ thuật, kinh doanh, kế toán. Em đồng ý thì làm cái mẫu đưa qua cho chị. Chị gửi giám đốc công ty đóng mộc vô đó, xác nhận em có công tác tại công ty rồi qua lấy là được. Phí 300.000 đồng”.
Chuẩn bị xong, T. đến một địa chỉ trên đường Lũy Bán Bích, Q.Tân Phú, TP.HCM để gặp Thủy như đã hẹn. Đưa mẫu giấy cho Thủy, Thủy thu 300.000 đồng và viết giấy biên nhận thu tiền “xác nhận kinh nghiệm liên thông” cho T. rồi hẹn ba ngày sau đến lấy. “Lỡ trường gọi về công ty hỏi thì sao?” – T. lo lắng. Thủy: “Công ty này là công ty nhà chị. Trường gọi đến gặp chị thì chị nói em có làm việc ở công ty”.
Ba ngày sau T. quay lại, Thủy đưa giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc có đóng mộc đỏ của Công ty TNHH Việt Thịnh Phát (không ghi địa chỉ) do Nguyễn Văn Tài ký. Phần thời gian làm việc được để trống và người “mua dấu” tự xác nhận lấy.
Rao bán công khai
Video đang HOT
Trước thực tế nhiều học sinh, sinh viên “vướng” quy định về kinh nghiệm để dự tuyển liên thông, nhiều dịch vụ “bán dấu” nhộn nhịp mở ra và rao bán công khai. Một người tên Tuấn rao trên mạng: “Bạn nào có nhu cầu xác nhận kinh nghiệm làm việc, xác nhận thâm niên công tác để nộp kèm hồ sơ thi liên thông cao đẳng, đại học thì liên hệ mình. Mình sẽ liên hệ công ty, xin chữ ký của giám đốc, đóng mộc tròn công ty nhằm hoàn tất hồ sơ cho bạn. Xác nhận cho mọi ngành học và bảo đảm bí mật, chất lượng, uy tín”.
Một sinh viên từng “mua dấu” từ Tuấn để học liên thông kể: khi gọi điện Tuấn nói ở Q.8 và “có làm thì hẹn nơi nào đó rồi tui đưa cho”. Hỏi giá cả, Tuấn nói: “Phí làm ba năm kinh nghiệm chừng 300.000 đồng. Gặp đưa tiền chứ tui không xài thẻ ATM”. Sau đó, Tuấn nhắn tin: “Thông tin về tên, tuổi, ngày sinh, địa chỉ liên hệ trường sẽ liên thông và gửi qua địa chỉ email tranhuutuan@…”. Năm ngày sau, Tuấn hẹn sinh viên này đến trước cổng Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM (Q.Bình Thạnh) để nhận “kinh nghiệm”. Giấy này của công ty TNHH thương mại đầu tư có địa chỉ trên đường Hoàng Việt, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM. Giám đốc N.H.A. trực tiếp ký xác nhận sinh viên này là nhân viên kế toán thuộc phòng tài chính – kế toán từ tháng 7-2008 đến nay.
Ngoài ra, “dịch vụ đóng dấu xác nhận thực tập cho sinh viên” cũng quảng cáo: “Bạn cần đóng dấu thực tập hay xác nhận kinh nghiệm để học liên thông đều có thể đến với chúng tôi, không thu phí trước khi hoàn thành công việc, cam kết giữ bí mật tuyệt đối. Chúng tôi có thể xin dấu cho bạn rất nhiều công ty trong rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh, xuất nhập khẩu, marketing, ngoại thương… với phí 350.000 đồng/dấu”. Một nơi khác cũng nhận “đóng dấu xác nhận kinh nghiệm làm việc một năm. Giá: 200.000 đồng/dấu. Liên hệ dongdauxacnhan2011@…”.
T. (phải) trao giấy xác nhận kinh nghiệm liên thông cho một người và nhận 300.000 đồng.
Cái khó ló cái.. lách
Một số sinh viên từng mua “kinh nghiệm” để học liên thông không ngần ngại thừa nhận mình “lách quy định” khi nhà trường biết việc này nhưng vẫn “tạo điều kiện” cho sinh viên. T.V.K., vừa tốt nghiệp hệ liên thông của một trường đại học, cho biết hầu hết học sinh, sinh viên học trung cấp, cao đẳng đều có nguyện vọng học liên thông lên đại học nhưng để tích lũy kinh nghiệm thì quên hết kiến thức và lãng phí thời gian.
Đáng chú ý nhiều sinh viên lớp K. học liên thông lên đại học tại nơi vừa tốt nghiệp cao đẳng nên nhiều giáo viên biết chuyện này nhưng “chỉ cần giấy xác nhận là được”. Thậm chí, nhiều thầy cô trong trường còn nhờ bạn bè có công ty xác nhận giùm sinh viên.
Ông Nguyễn Văn Ái – chủ một doanh nghiệp – cho biết công ty ông mới thành lập hơn hai năm nhưng đã xác nhận kinh nghiệm làm việc không lấy phí cho hàng trăm sinh viên. Trong đó có không ít là do giảng viên một số trường cao đẳng, đại học nhờ giúp sinh viên “mỗi lần vài chục giấy”. Nhiều doanh nghiệp ông Ái quen biết cũng nhận đóng dấu cho sinh viên. Tuy nhiên, theo ông Ái, nhiều sinh viên phải “xin dấu” trực tiếp và gián tiếp. “Gián tiếp là mời người ở công ty đi nhậu. Trực tiếp là bồi dưỡng tiền trà nước cho doanh nghiệp. Nhiều người giúp sinh viên vì nếu không học liên thông ngay sẽ quên hết kiến thức và không học tốt được” – ông Ái kết luận.
Thậm chí, cán bộ phụ trách đào tạo tại một trường đại học kể có một sinh viên do không có tiền “mua dấu” đã chấp nhận làm việc không công một tháng tại doanh nghiệp. Đổi lại, doanh nghiệp này sẽ chứng nhận cho sinh viên “giấy xác nhận một năm kinh nghiệm” để theo học liên thông.
Trong khi đó, phó trưởng phòng đào tạo một trường đại học khác kể câu chuyện có thật tại trường ông: một sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng của trường đến nộp hồ sơ thi liên thông. Cán bộ phòng đào tạo yêu cầu bổ sung giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc mới được dự tuyển. 15 phút sau, sinh viên này quay lại với tấm giấy xác nhận làm việc một năm. Cán bộ thắc mắc “sao nhanh thế?”, sinh viên trả lời: “Anh em là chủ doanh nghiệp đang học ở trường. Anh đi học mang dấu theo nên… xác nhận giùm”.
Phải có ít nhất 1 năm làm việc Theo quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH của Bộ GD-ĐT, “đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại khá trở lên được tham gia dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất một năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất ba năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển”.
Theo TTO
Nguy cơ xóa sổ liên thông
Quy định sinh viên hệ trung cấp, CĐ học liên thông phải dự kỳ thi tuyển sinh ĐH chính quy đã khiến không chỉ sinh viên mà ngay cả lãnh đạo các trường cũng lo lắng.
Vừa nghe thông tin muốn liên thông từ CĐ lên ĐH phải thi chung kỳ thi tuyển sinh với thí sinh chính quy, H. - một sinh viên Khoa Kế toán hệ CĐ của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - đã tỏ ra lo lắng. Trượt ĐH kỳ thi tuyển sinh năm 2010, H. chọn con đường học CĐ để liên thông lên ĐH, hy vọng có thể dễ dàng xin việc sau này. Tuy nhiên, với quy định mới, nữ sinh này sẽ trải qua một kỳ thi tuyển sinh khá căng thẳng để có thể học tiếp lên bậc ĐH.
Tránh "vàng thau lẫn lộn"
Cũng lo lắng không kém, Tuyết Lan - một sinh viên đang học ngành quản trị kinh doanh - dự định học liên thông lên hệ ĐH của Trường ĐH Thương mại, cho biết quy định này gây khó cho không chỉ cô mà nhiều sinh viên khác. Thực tế, để tốt nghiệp được CĐ phải mất 3 năm. Ba năm ấy kiến thức toán, lý, hóa không dùng đến đã mai một đi rất nhiều, làm sao có thể nhớ để dự thi tuyển sinh cùng thí sinh chính quy được. Trong trường hợp này, chỉ có thể vừa học chương trình CĐ trên lớp vừa phải đi ôn thi theo chương trình phổ thông để theo kịp các thí sinh khác. "Nếu Bộ GD-ĐT ban hành quyết định như vậy thì em chắc phải đi luyện thi toán, lý, hóa với học sinh lớp 12 ngay từ bây giờ" - Tuyết Lan cho biết.
Trao đổi với phóng viên, một chuyên viên của Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết dự thảo quy định này bắt nguồn từ quan điểm lấy bằng ĐH hệ chính quy thì phải tôn trọng các quy định trong đào tạo chính quy (đầu vào như nhau, học như nhau). Liệu một học viên trung cấp (chỉ xét đầu vào chứ không phải thi tuyển), học hành lớt phớt mà lấy bằng tốt nghiệp ĐH hệ chính quy như các sinh viên chính quy khác thì có công bằng không? Để bảo đảm chất lượng đào tạo thì thi chung với chính quy là công bằng, nếu "vàng thau lẫn lộn" dễ dẫn đến thiệt thòi cho những người học chăm chỉ.
Quan điểm của Bộ GD-ĐT không chỉ khiến các sinh viên đang học CĐ, trung cấp gặp khó khăn mà ngay cả cán bộ quản lý các trường cũng dẫn ra nhiều bất hợp lý. Lãnh đạo một trường ĐH cho rằng thay vì yêu cầu sinh viên phải thi cùng thí sinh khác trong kỳ thi tuyển sinh chính quy, bộ nên tăng cường giám sát các kỳ thi liên thông của các trường CĐ, ĐH.
Thí sinh nộp hồ sơ học liên thông tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM.
Không ai thi được!?
Với những trường thường xuyên phải xin phép bộ hoán đổi chỉ tiêu đào tạo chính quy sang chỉ tiêu liên thông vì tuyển không đủ chỉ tiêu thì việc sinh viên liên thông phải thi như chính quy sẽ gây rất nhiều khó khăn cho trường. Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất, cho rằng liên thông theo tín chỉ là tích lũy kiến thức, tích lũy đủ thì đạt được văn bằng. Nếu đang học theo hình thức tín chỉ mà buộc phải thi lên ĐH thì không ai thi được.
Cũng theo ông Thắng, chất lượng liên thông có thể làm Bộ GD-ĐT lo lắng nhưng phải có một giải pháp khác hài hòa hơn, như thi một môn toán hoặc văn và hai môn chuyên môn. Còn nếu thi như thi ĐH thì chắc chắn sẽ không có mấy người đỗ và trượt ở đây không phải kém mà vì kiến thức phổ thông qua thời gian đã mai một dần. "Nếu vậy, hình thức liên thông sẽ có nguy cơ đóng cửa vì không có thí sinh trong khi chất lượng đào tạo liên thông tốt hơn đào tạo tại chức rất nhiều" - ông Thắng khẳng định.
Ông Đặng Thế Huy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh, cho rằng yêu cầu cao như vậy là rất khó cho cả sinh viên cũng như các trường. Bản thân việc tổ chức thi chung với thí sinh chính quy như vậy cũng phức tạp vì học sinh phổ thông chỉ có vài khối nhưng sinh viên liên thông thì rất nhiều ngành. Phải nghiên cứu kỹ để tạo điều kiện cho người học phấn đấu trên con đường học vấn của mình.
Cần giải pháp phù hợp Một chuyên gia giáo dục đánh giá việc liên thông hiện nay quá dễ dãi, để tuyển cho đủ chỉ tiêu, không ít trường tìm cách hạ chuẩn. Việc đào tạo cũng không khác gì đào tạo tại chức. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng thừa nhận quy định như dự thảo đang gặp phải những tranh cãi "nảy lửa" giữa các nhà quản lý. Việc tìm ra một giải pháp phù hợp nhất để vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa bảo đảm quyền lợi của người học xem ra không phải là việc dễ dàng.
Theo người lao động
Giáo viên phấp phỏng lo mất việc vì bằng tại chức Hơn 30 giáo viên tiếng Anh tiểu học ở thành phố Nam Định đang bị "dọa" cho thôi việc vì bằng tại chức, hầu hết trong số đó đã học liên thông đại học và chuẩn hóa đại học chính quy. Một giáo viên tiếng Anh (xin được giấu tên) đang công tác tại trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP Nam Định) chia...