Mùa hè bổ sung dinh dưỡng thế nào cho khoa học?
Mùa hè nắng nóng oi bức nên lựa chọn những loại thực phẩm giúp giải nhiệt tốt và mang đến nhiều dinh dưỡng thiết yếu, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thuộc hành hỏa, nóng, dễ làm con người hao dương khí. Quá trình bài tiết, trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Điều này kéo theo cơ thể mất nhiều sức cho việc bài tiết mồ hôi. Vì vậy, mùa hè cần bổ sung đồ ăn mát, bù nước, giải nhiệt, giải độc nhất là những ngày dịch bệnh vẫn hoành hành dữ dội.
Trong những ngày hè nóng bức thì cơ thể luôn gặp phải tình trạng bị mất nước liên tục. Vì thế việc bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là điều thiết yếu.
Bên cạnh việc uống nước lọc thường xuyên thì bạn vẫn có thể sử dụng các loại trái cây, rau xanh để vừa bổ sung lượng nước bị hao hụt vừa còn bồi bổ đây đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Bổ sung các loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn mỗi ngày chắc chắn sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh và còn tăng thêm tính đa dạng cho bữa ăn ngon miệng hơn.
Ảnh minh họa
Các loại rau nên ăn như rau đay, rau má, diếp cá, cà chua, rau rền, rau cần… Đặc biệt, rau rền có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, bổ khí huyết, dưỡng thai và lợi tiểu.
Rau cần có vị mặn, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt. Đây là loại rau lý tưởng cho những ai bị chứng xơ vữa động mạch, cao huyết áo và bệnh tuyến giáp. Trung bình mỗi ngày ăn ít nhất 300g rau xanh.
Cung cấp lượng vitamin C vừa đủ mỗi ngày
Theo TS. BS Trần Thị Minh Hạnh, nhu cầu vitamin C của một người trưởng thành là từ 70mg đến 100mg mỗi ngày. Trong mùa dịch viêm phổi như hiện nay, chúng ta có thể tăng lượng vitamin C dung nạp lên 200mg đến 300mg mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Tùy theo lịch làm việc và sinh hoạt cũng như nhu cầu của cơ thể mà mỗi người có thể ăn uống sao cho đủ lượng vitamin C được khuyến nghị.
Video đang HOT
Điều cần lưu ý là với cùng một lượng trái cây thì khi ăn cả trái (chỉ bỏ vỏ, hạt) thì sẽ nhận được nhiều vitamin C hơn so với ép lấy nước uống. Nguyên nhân do khi ép, sẽ có một lượng vitamin trong phần bã trái cây bị bỏ đi.
Bổ sung thức uống sinh tô thay thế nước ép
Ảnh minh họa
Để giải nhiệt cho cơ thể thì mọi người thường lựa chọn những loại thức uống như sinh tố hay nước ép từ các loại trái cây, thực phẩm khác nhau dùng làm nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên thay vì uống nước ép bạn có thể sử dụng các loại sinh tố trái cây thơm ngon để dùng làm thức uống cho mỗi ngày vì trong những loại thức uống này có chứa thêm hàm lượng dồi dào các chất xơ tự nhiên giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và một số cơ quan khác trong cơ thể.
Lựa chọn cocktail dinh dưỡng
Ảnh minh họa
Sử dụng các loại thức uống cocktail từ các nguyên liệu dinh dưỡng cao cũng là sự lựa chọn tốt để giải khát và bồi bổ sức khỏe. Hơn nữa bạn cũng có thể tự pha chế cho mình loại thức uống này tại nhà với các nguyên liệu có sẵn và còn đầy bổ dưỡng nữa.
Thông thường các quán nước, quán bar sẽ pha chế các loại cocktail có hàm lượng đường cao, vì thế bạn có thể uống một số loại nước khác thay thế chẳng hạn như vodka hay soda.
Cung cấp lượng protein đầy đủ
Ảnh minh họa
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, cần đảm bảo cung cấp một lượng protein trong cơ thể gia tăng khiến nhu cầu tiểu tiện nhiều hơn, nên hạn chế cung cấp quá nhiều protein cho cơ thể để tránh tăng gánh nặng cho thận. Protein chiếm đến 50% thành phần dinh dưỡng trong thịt, cá, trứng sữa. Vì vậy không nên cung cấp quá nhiều thực phẩm trên cho cơ thể.
Bổ sung nước và muối
Vào mùa hè, nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể bạn mất một lượng nước đáng kể do bài tiết mồ hôi. Khi cơ thể tiết ra mồ hôi thì một số thành phần khoáng cũng bị mất do đi theo mồ hôi ra ngoài như natri, kali và các nguyên tố khác.
Thiếu natri còn làm tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. Bạn có thể bổ sung nước và muối bằng cách uống các loại canh rau, canh cá… trước bữa ăn có thể giúp bổ sung lượng nước muối thích hợp giữa hai bữa ăn để giữ nước cho cơ thể.
Chú ý vệ sinh thực phẩm
Mùa hè, sự sinh trưởng phát triển của những bệnh truyền nhiễm qua đường ruột và do thực phẩm không hợp vệ sinh. Vì vậy, bạn cần chú ý đảm bảo đến vấn đề về vê sinh an toàn thực phẩm.
Ảnh minh họa
Không ăn thức ăn thừa qua đêm, không ăn thức ăn đã ôi thiu, mốc, trái cây, rau quả nên được rửa sạch, khử trùng trước khi dùng. Các dụng cụ làm bếp cần được rửa sạch và phơi nắng sau khi sử dụng.
Những giai đoạn quan trọng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng trong những năm tháng đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã xác định rõ mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng khi trẻ còn nhỏ đến sự phát triển thể chất, tinh thần, khả năng lao động cũng như nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, ung thư của trẻ về sau.
Ảnh minh họa: IT.
Sai lầm của cha mẹ
Cho con ăn các thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, mì ăn liền, đồ đông lạnh... là những sai lầm mà nhiều cha mẹ Việt thường làm. Điều này khiến cho trẻ mắc những nguy cơ về sức khỏe nghiêm trọng như thừa cân béo phì, hoặc còi xương, suy dinh dưỡng...
Chị Hoàng Thị Yên (Hoàng Mai, Hà Nội) không quá bất ngờ khi các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng chẩn đoán con gái chị bị suy dinh dưỡng.
Đã 7 tuổi nhưng con gái chị mới được 22kg. Con chị chẳng chịu ăn uống gì, bữa cơm nào cũng kéo dài cả tiếng, vừa ăn vừa ngậm. Mẹ thúc giục, ép đủ cách nhưng cũng chỉ ăn cơm với nước canh, còn thịt, rau, hoa quả thì không chịu ăn.
Do không cung cấp đủ chất xơ nên con gái chị Yên thường xuyên bị táo bón. Chị đã tìm phương thuốc trị tạo bón, kích thích ăn ngon miệng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Do công việc bận rộn, chị Lê Thị Hương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để con trai 5 tuổi ở quê cho ông bà nội chăm sóc. Là cháu đích tôn nên ông bà nội hết sức cưng chiều. Mỗi lần cháu trai đòi ăn gì, ông đều mua cho, thậm chí còn trữ nhiều đồ ăn sẵn ở nhà vì... sợ cháu đói.
Con trai chị Hương thích ăn xúc xích chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh kẹo... mà không thích ăn cơm. Dù cháu không suy dinh dưỡng nhưng đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt hoặc bị rối loạn tiêu hóa.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, tác giả cuốn sách "Làm mẹ không áp lực", có nhiều nguyên nhân khiến trẻ thấp còi. Trong đó dinh dưỡng là yếu tố tác động lớn nhất.
Trẻ bị thiếu hụt năng lượng và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển do không nhận đủ từ các bữa ăn hằng ngày. Sự thiếu hụt thường phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi bởi đây là giai đoạn các bé ăn uống chưa đa dạng, biếng ăn hoặc ăn lệch 1 món khiến bé giảm cơ hội lấy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho tăng trưởng chiều cao.
Điều đáng lo ngại là nếu trẻ thấp còi lúc 3 tuổi sẽ ảnh hưởng tới chiều cao khi trưởng thành bởi theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao lúc 3 tuổi ảnh hưởng quyết định 60% chiều cao khi trưởng thành. Thiếu hụt đồng nghĩa với việc bé sẽ mất cơ hội này.
"Có hai vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc trẻ thấp còi là giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu của từng giai đoạn độ tuổi để bắt kịp đà tăng trưởng và tăng cường miễn dịch (dưới 5 tuổi trẻ thường có những "khoảng trống miễn dịch" nên khả năng ốm và mắc bệnh cao hơn)", bác sĩ Anh Nguyễn khuyên.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trẻ em có hai giai đoạn phát triển thể chất vượt trội, đó là giai đoạn 1.000 ngày đầu đời (từ khi trẻ được mang thai cho đến 24 tháng tuổi) và giai đoạn dậy thì. Hai giai đoạn này nếu trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và có môi trường sống lành mạnh thì sẽ đạt được chiều cao và trọng lượng tối ưu.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, để có hiệu quả tốt nhất, can thiệp tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng cần được tiến hành sớm, tốt nhất trong giai đoạn trước 3 tuổi bởi trước 3 tuổi trẻ có một đợt tăng chiều cao tối đa của giai đoạn thơ ấu.
Tăng cường dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung là những can thiệp có tác động tích cực đến chiều cao của trẻ. Một số vi chất dinh dưỡng tác động đến phát triển chiều cao ở trẻ, cha mẹ nên quan tâm đó là Vitamin A (trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật, rau có màu đỏ, vàng hoặc xanh lục đậm), thực phẩm giàu sắt (như thịt, hải sản, đậu đỗ, rau màu xanh đậm...); Kẽm (thịt bò, lợn, gà, hải sản có vỏ như ngao, hàu, tôm, cua, nấm, sữa, ngũ cốc nguyên hạt...); Canxi (trứng, tôm, cua, cá, nghêu, sò, hàu, đậu phụ, các loại đậu, rau màu xanh thẫm, sữa và chế phẩm từ sữa...).
Còn bác sĩ Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, các chuyên gia đã chia ra giai đoạn phát triển để bổ sung dinh dưỡng.
Giai đoạn 0 - 1 tuổi, thực phẩm bổ sung chính là sữa, sau đó, bổ sung thức ăn dặm theo đúng nhu cầu và đủ các hàm lượng vi chất, vitamin, khoáng chất. Giai đoạn từ 1 - 3 tuổi, trẻ bắt đầu có răng sữa, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời phải đa dạng hóa thức ăn vào cơ thể.
Ngay khi bắt đầu cho trẻ tập ăn, các mẹ nên rèn trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi..., không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho bé ăn rong ảnh hưởng tâm lý, dạ dày của bé.
Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, thức ăn của trẻ cần phong phú về thành phần, trong đó ngũ cốc đóng vai trò chính. Bé cần được ăn cá, thịt, gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi, trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, nước có gas, nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày.
Giai đoạn tuổi nhi đồng - thiếu niên, trẻ đã hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý. Trẻ ăn đều đặn 3 bữa/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 - 6 giờ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ: Ăn sáng chiếm 25 - 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 - 40%, ăn tối chiếm 30 - 40%.
Không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính trong bữa tối. Thành phần dinh dưỡng hợp lý cho mỗi bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, rau, trái cây, sữa tươi...
Loại thịt đồng quê này hóa ra còn giàu dinh dưỡng gấp 15 lần thịt gà: Tốt cho khí, máu và tim mạch nhưng khi ăn nên nhớ 5 điều kẻo "tiền mất tật mang" Theo Đông y, loại thịt này tính bình, vị mặn, đi vào can thận, dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trong nhiều năm gần đây, chất lượng cuộc sống của chúng ta ngày càng nâng cao, vì thế nhu cầu về ăn uống, vui chơi có nhiều...