Mùa hè bận rộn: Thời gian “vàng” cập nhật kiến thức
Ngoài việc tham gia các lớp bồi dưỡng do cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương tổ chức, nhiều giáo viên còn tự học và tranh thủ học thêm nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Cô Đoàn Thị Luyên – giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Lào Cai) trong giờ dạy chuyên đề STEM cấp thành phố thời điểm dịch Covid-19 chưa bùng phát. Ảnh: NVCC.
Nhu cầu tự thân
Tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Bình Thuận, cô Nguyễn Thị Thanh Hòa – giáo viên Trường Tiểu học Phan Rí Cửa (Tuy Phong, Bình Thuận) quyết định học đại học để nâng cao trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019. Hiện cô là sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐH Trà Vinh.
Cô Hòa chia sẻ: Hai tháng nghỉ hè là thời gian cô và nhiều đồng nghiệp “tăng tốc” học tập. Theo kế hoạch, cô học liên tục từ thứ 2 – 6 hàng tuần. Tuy nhiên, thời gian này do ảnh hưởng của Covid-19 nên lịch học tạm dừng và có thể chuyển sang học online.
“Trong thời gian học đại học, tôi lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích, bổ trợ đắc lực cho công việc giảng dạy của mình. Chúng tôi được tiếp cận một số phương pháp dạy học mới, cách nắm bắt tâm lý học sinh tiểu học, từ đó có phương pháp ứng xử sư phạm tốt hơn.
Tôi sẽ vận dụng thật tốt những gì đã học ở trường đại học để phục vụ cho công việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục của mình” – cô Hòa bày tỏ, đồng thời cho biết: Trường Tiểu học Phan Rí Cửa có 11 giáo viên cũng đang học nâng chuẩn trình độ. Khoá học đại học của cô có 3 lớp, với gần 180 sinh viên đều là giáo viên tiểu học có nhu cầu nâng chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 và nâng cao nghiệp vụ, năng lực sư phạm.
Là giáo viên cốt cán, cô Đoàn Thị Luyên – giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Lào Cai) ít khi được nghỉ trọn vẹn 2 tháng hè. Bởi thời gian này, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do phòng, sở và Bộ GD&ĐT tổ chức, cô còn tham gia hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên đại trà. Cô đã nhận kế hoạch tham gia khoá tập huấn, bồi dưỡng mô-đun 4 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong khuôn khổ của Chương trình ETEP. Theo kế hoạch ban đầu, tháng 6 sẽ khai mạc khoá tập huấn, bồi dưỡng này, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ban tổ chức đã lùi thời gian.
“Là giáo viên cốt cán, nên thời gian nghỉ hè, tôi thường xuyên tham gia các khoá tập huấn ngắn ngày, hội thảo chuyên đề về giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Cũng mất thời gian, nhưng với tôi đó là cơ hội để lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy từ các chuyên gia, đồng nghiệp”, cô Luyên bộc bạch.
Theo cô Luyên, mỗi lần tham gia bồi dưỡng đại trà là thêm một lần được học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đây cũng là cách để cô tự học, trau dồi kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
Phương châm của cô Luyên là “Học, học nữa, học mãi”, việc học không bao giờ thừa. Vì thế, sau khi nhận bằng thạc sĩ, cô tiếp tục đăng ký học văn bằng 2 tiếng Anh. Cô tâm sự: Đây là nhu cầu tự thân, bởi tôi thấy cần phải học thêm để có thể bắt nhịp với sự phát triển của xã hội; quan trọng hơn là bắt nhịp với đổi mới giáo dục. Nhất là hiện nay, giáo dục ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, nên tôi muốn học tiếng Anh để có thể bổ trợ cho công việc của mình, đồng thời có thể tham gia dạy song ngữ cho học trò.
Video đang HOT
Một lớp tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán hè 2020 tại TP Đà Nẵng. Ảnh: TG
Hè nhưng không nghỉ
Thời gian nghỉ hè, cô Lưu Thị Thanh Nga – giáo viên Ngữ văn, Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) tham gia đầy đủ chương trình tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ do các cơ quan quản lý giáo dục tổ chức. Việc này với cô Nga rất ý nghĩa vì vừa giúp rút kinh nghiệm cho bản thân, vừa học hỏi được các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới. Dự kiến ngày 16, 17/6, cô Nga sẽ tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình, sách giáo khoa mới lớp 6.
“Tôi luôn có kế hoạch tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài giảng, đọc kỹ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chương trình bộ môn Ngữ văn để thẩm thấu; đồng thời tham khảo sách giáo khoa mới của lớp 6 để có định hướng trong công tác giảng dạy năm học 2021 – 2022. Đặc biệt, tôi rất thích xem chương trình “Thầy cô chúng ta đang thay đổi”. Từ chương trình này, tôi học được rất nhiều về ứng xử các tình huống sư phạm, xây dựng tiết học hạnh phúc”, cô Nga bộc bạch.
Cho rằng, nghỉ hè là thời điểm “vàng” để tham gia vào các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cô Phạm Thị Thanh Huyền – giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) khẳng định, đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Giáo viên được cập nhật, bổ sung nhiều kiến thức và phương pháp dạy học mới và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục sao cho hiệu quả, hấp dẫn.
“Tuy có vất vả đôi chút nhưng đó là một trong những giải pháp giúp chúng tôi từng bước bắt nhịp với phát triển của xã hội, đồng thời đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục, trước mắt là Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới” – cô Huyền nhấn mạnh.
Trong thời gian nghỉ hè, bên cạnh việc tham gia các lớp bồi dưỡng do nhà trường và sở GD&ĐT tổ chức, tôi luôntự trau dồi kiến thức, phương pháp, kỹ năng sư phạm thông qua các hoạt động như: Soạn giáo án cho năm học mới, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm bài dạy ở năm học cũ. Tôi đã lập thời khoá biểu cho mình để đến gặp gỡ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp về công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy cho đến kỹ năng ứng xử sư phạm… - Cô Phạm Thị Thanh Huyền
Sai phạm tại Trường ĐH Đồng Nai: Ông Hiệu trưởng "nâng đỡ" bà trưởng bộ môn?
Việc giao nhiệm vụ cho Bộ môn Quản lý giáo dục dạy và chấm bài thu hoạch các lớp bồi dưỡng Chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) gây tranh cãi.
Trường ĐH Đồng Nai, nơi đang có những sai phạm.
Có ý cho rằng, Hiệu trưởng ưu ái, "nâng đỡ" bà Lê Thị Hoài Lan - nguyên Trưởng bộ môn Quản lý Giáo dục (QLGD)?
Phân công cán bộ giảng dạy không đúng quy định
Năm 2018, 2019 Trường ĐH Đồng Nai mở nhiều lớp CDNN dạy cho hàng nghìn giáo viên khối TH, THCS, THPT thuộc 3 tỉnh (Đồng Nai, Lâm Đồng, BR - VT). Trường này cũng mở lớp Nghiệp vụ QLGD trường học dạy cho hơn 500 giáo viên.
Thời điểm này, bà Lê Thị Hoài Lan làm Trưởng bộ môn QLGD. Bộ môn này được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng CDNN dành cho giáo viên các cấp (bao gồm phân công người dạy, phân công ra đề, phân công chấm bài thi, bài thu hoạch).
Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2017, cả Bộ môn này không có ai là giảng viên chính (GVC). Bà Lan được xếp ngạch GVC từ tháng 4/2018 và là người duy nhất ở Bộ môn QLGD cho đến thời điểm này có ngạch chức danh này.
Việc phân công người dạy các lớp bồi dưỡng CDNN của trường thời điểm này có nhiều điểm không đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, tất cả các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học hạng 2, THCS hạng 2, THPT hạng 2 năm 2018 và 2019 đều vi phạm tiêu chuẩn về người dạy.
Bởi theo quy định của Bộ GD&ĐT, điều kiện người dạy các lớp này phải là GVC. Được biết, hơn 30 lớp không có giảng viên nào đủ điều kiện?
Cũng tại thời điểm này, nhiều CBVC của trường thời điểm này có đủ điều kiện (GVC, giảng viên cao cấp) nhưng không được mời giảng dạy. Trong khi, người không có ngạch giảng viên cũng mời dạy và có người được phân công dạy quá nhiều tiết (hơn 900 tiết)...
Điều này khiến nhiều CBVC đặt câu hỏi "có hay không lợi ích nhóm ở đây"? Đồng thời cũng hé lộ phần nào việc CBVC trường này tố cáo chuyện "chấm khống" để lấy tiền công.
Dư luận đặt câu hỏi: Người dạy bồi dưỡng về chức danh mà không đạt tiêu chuẩn thì vi phạm pháp luật ở mức độ nào? Các chứng chỉ đã cấp có còn giá trị hay không? Có phải thu hồi chứng chỉ hay không?
Việc chấm bài thu hoạch cũng phân công hầu hết CBVC không đủ điều kiện (ngoại trừ bà Lan là GVC). Đồng thời, việc phân công chấm bài thi và bài thu hoạch chỉ tập trung vào một số người (khoảng 10 người/70 người tham gia giảng dạy). Bà Lan hầu như có tên trong danh sách giám khảo của phần lớn các bài thi, bài thu hoạch.
Việc phân công giám khảo không đúng quy định vi phạm nghiêm trọng quy chế chấm thi. Từ đó, đã xảy ra sự tranh cãi trong việc cố ý sửa điểm của học viên từ đậu (5 điểm) xuống rớt (4 điểm), gây nhiều bức xúc cho CBVC trong suốt thời gian qua...
Qua kiểm tra bài thu hoạch, Đoàn kiểm tra của UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai và Đoàn kiểm tra của Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã xác định có trên 12.000 bài thu hoạch chấm khống (không có dấu hiệu, vết tích trên bài thu hoạch, chỉ có điểm trên tờ phiếu ghi kết quả).
Một điểm đáng chú ý là, ngoài bài thu hoạch của các lớp CDNN mà Đoàn kiểm tra chỉ ra, thì còn có 502 bài tiểu luận của các lớp Nghiệp vụ dành cho cán bộ QLGD cũng có dấu hiệu sai phạm tương tự, đồng thời không có "phiếu con" (tại thời điểm kiểm tra) nhưng chưa được đề cập trong các kết luận.
Trưởng phòng Đào tạo gửi tâm thư
Nghị quyết của HĐT Trường ĐH Đồng Nai do Chủ tịch HĐT ký ngày 10/6.
Quá trình tìm hiểu thông tin về vụ việc, chúng tôi được biết, ông Lê Kính Thắng - Trưởng phòng Đào tạo trường này khi phát hiện có những dấu hiệu sai phạm đã báo cáo Đảng ủy, BGH nhà trường nhưng không được giải quyết hợp lý nên phải gửi tâm thư cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy khối...
Cụ thể, trong "tâm thư" đề ngày 18 tháng 7 năm 2019, gửi Bà Nguyễn Hòa Hiệp (Phó Chủ tịch UBND tỉnh), Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Đồng Nai, ông Lê Kính Thắng có nêu "Có hay không biểu hiện ưu ái, "nâng đỡ không trong sáng" đối với bà Lê Thị Hoài Lan?
Trong tâm thư, ông Thắng trích dẫn một số biểu hiện gây dư luận không tốt đối với ông Hiệu trưởng. Đó là bổ nhiệm bà Lan vào vị trí trưởng bộ môn trực thuộc (tương đương với trưởng khoa, trưởng phòng) khi chưa đủ 5 năm ngạch giảng viên và chưa được quy hoạch. Giao bà Lan làm đầu mối phân công chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng ngạch CDNN.
Việc này dẫn đến nhiều phản ánh về cách phân công chuyên môn không hợp lý, không kiểm soát được việc giảng dạy của giảng viên, có dấu hiệu lợi ích nhóm. Ưu ái bà Lan trong đề xuất về hoạt động NCKH của Bộ môn (miễn hoạt động NCKH đối với giảng viên trong Bộ môn do tham gia tổ chức hội thảo cấp trường) - Trái với quy định về NCKH của trường;
Sắp xếp bà Lan tham gia nhiều ban thuộc Hội đồng tuyển dụng trong mấy năm gần đây. Trong kỳ tuyển dụng 2019, sắp xếp bà Lan tham gia Ban Đề thi và Ban Kiểm tra, sát hạch viên chức khi giảng viên này đang trong đợt tập trung học lớp cao cấp lý luận chính trị. Vì thế bà không tham gia chấm sát hạch, ảnh hưởng đến kế hoạch tuyển dụng của trường.
Ưu tiên tăng biên chế cho Bộ môn QLGD trong đề án vị trí việc làm (tăng 4 người, trong khi, về cơ bản, đơn vị này đã đủ người). Ưu tiên tuyển dụng mới giảng viên cho Bộ môn QLGD trong khi không điều chuyển một số giảng viên cùng chuyên ngành (còn thiếu tiết định mức) ở các đơn vị khác trong trường về Bộ môn.
"Những gì xảy ra ở Trường ĐH Đồng Nai trong vài năm trở lại đây đã gây cho tôi nhiều thất vọng. Niềm tin vào một môi trường giáo dục lành mạnh, một môi trường khoa học, giàu tính nhân văn đã hoàn toàn đổ vỡ.
Vì thế, nay tôi viết tâm thư này với mong muốn Tỉnh ủy, UBND, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh hãy vì sự nghiệp giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh nhà, hãy quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ, công tác tư tưởng ở Trường Đại học Đồng Nai - trường đại học công lập duy nhất - để đưa các hoạt động của nhà trường trở lại đúng quỹ đạo" - ông Lê Kính Thắng viết trong tâm thư ngày 18 tháng 7 năm 2019.
Tạm thời giao Hiệu phó điều hành trường
Liên quan những sai phạm tại Trường ĐH Đồng Nai mà Báo GD&ĐT đã đề cập, ngày 10/6, Hội Đồng trường Trường ĐH Đồng Nai đã trao đổi qua hệ thống viễn thông với các thành viên trong Hội Đồng trường và ban hành Nghị quyết tạm thời giao cho ông Đinh Quang Minh - Phó Hiệu trưởng nhà trường, tạm thời điều hành hoạt động của trường cho tới khi kiện toàn chức danh Hiệu trưởng (ông Minh cũng là thành viên của Đảng ủy trường bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng vừa qua). Quyết định này của Hội Đồng trường có hiệu lực ngay ngày 10/6.
Sinh viên tiêu biểu học tập theo lời Bác Là sinh viên năm cuối chuyên ngành giáo dục chính trị (Khoa Luật và Khoa học chính trị, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), cô gái Phạm Thị Lan Nhi đã có dịp tiếp xúc và sớm thẩm thấu những bài học đạo đức, tấm gương, phong cách của Bác Hồ kính yêu. Từ những buổi...