Mùa đông không lạnh với học sinh miền núi Phú Yên

Theo dõi VGT trên

Chương trình thiện nguyện “Mùa đông không lạnh” tặng 1.600 áo ấm cho học sinh các xã miền núi, vùng cao tỉnh Phú Yên.

Trong hai ngày 29 và 30-12, Công ty CP Việt Thành phối hợp báo Phú Yên, nhóm phóng viên thường trú tại Phú Yên, trong đó có PV Báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức chương trình thiện nguyện “Mùa đông không lạnh”.

Chương trình đã trao tặng 1.600 áo ấm cho học sinh tiểu học, THCS các xã Đa Lộc, Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân), Ea Chà Rang (huyện Sơn Hòa), Ea Lâm, Ea Bar ( huyện Sông Hinh).

Mùa đông không lạnh với học sinh miền núi Phú Yên - Hình 1
Học sinh Trường tiểu học Đa Lộc trong chiếc áo ấm mới. Ảnh: TẤN LỘC

Phần lớn học sinh được tặng áo ấm trên là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đang học tại các điểm trường xa trung tâm các xã. Nhiều điểm trường cách trung tâm xã hàng chục km, đi lại hết sức khó khăn. Đời sống dân cư tại các điểm trường này còn rất khó khăn, thiếu thốn.

Mùa đông không lạnh với học sinh miền núi Phú Yên - Hình 2

Trao tặng áo ấm cho học sinh Trường tiểu học Đa Lộc. Ảnh: TẤN LỘC

Đoàn thiện nguyện đã vượt qua nhiều đoạn đường rừng, đến tận nơi, trao tận tay các em học sinh những chiếc áo ấm. Các em rất vui mừng, hớn hở khi được các nhà hảo tâm, các nhà báo giúp mặc lên người những chiếc áo ấm mới.

Mùa đông không lạnh với học sinh miền núi Phú Yên - Hình 3
Học sinh Trường tiểu học Đa Lộc được đoàn thiện nguyện mặc áo ấm. Ảnh: TẤN LỘC

Nhiều cha mẹ học sinh, thầy cô giáo rất xúc động trước món quà kịp thời, ý nghĩa, giúp các em không bị lạnh trong mùa đông ở vùng cao, miền núi.

Video đang HOT

Mùa đông không lạnh với học sinh miền núi Phú Yên - Hình 4
Các nhà báo trao áo ấm tại lớp học cho học sinh Trường tiểu học Phú Mỡ. Ảnh: NHẬT HUY

Cô giáo Trần Thị Lợi, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Đa Lộc, chia sẻ: “Hầu hết học sinh ở Đa Lộc đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống gia đình còn rất khó khăn. Những ngày qua, thời tiết xã miền núi này rất lạnh nhưng nhiều cháu không có áo ấm mặc đến trường. Chúng tôi thấy vậy xót xa, thương các cháu lắm nhưng chưa biết làm gì! Những chiếc áo ấm này đến với các cháu rất kịp thời, ý nghĩa!”.

Căn bệnh giáo viên "sợ lên non": Chữa bằng cách nào?

Tình trạng thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng hoặc không có nguồn tuyển vẫn đang là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt đối với những vùng khó.

Ngành giáo dục vẫn đang trăn trở, xoay xở tìm lời giải cho bài toán khó này.

Căn bệnh giáo viên sợ lên non: Chữa bằng cách nào? - Hình 1

Thiếu giáo viên hiện vẫn đang là vấn đề "nóng" tại nhiều địa phương, đặc biệt là ở vùng khó.

Giáo viên sợ lên vùng khó là có cơ sở

Theo báo cáo của bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), hiện nay cả nước đang thiếu trên 71.000 giáo viên mầm non, phổ thông, trong đó giáo dục mầm non thiếu nhiều nhất là hơn 45.000, tiểu học thiếu hơn 12.000. Tình trạng thiếu giáo viên ở các địa phương thường xảy ra ở những khu vực đô thị đông dân cư, có nhiều khu công nghiệp mới, miền núi, vùng kinh tế - xã hội khó khăn.

Trong khi một số địa phương chưa được phê duyệt bổ sung biên chế giáo viên, thì tại nhiều địa phương, dù có chỉ tiêu biên chế nhưng lại không có giáo viên để tuyển dụng, với lý do là tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng cao hơn so với trình độ của giáo viên đang dạy hợp đồng tại địa bàn.

Theo luật Giáo dục 2019, giáo viên mầm non phải đạt trình độ từ cao đẳng trở lên và giáo viên tiểu học là trình độ đại học. Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, một số chuyên gia kiến nghị các cơ quan liên quan xem xét hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng và gia hạn cho các giáo viên này tiếp tục học tập để nâng chuẩn.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc thiếu nguồn tuyển giáo viên ở một số địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn hiện nay còn xuất phát từ nguyên nhân chính sách đãi ngộ chưa phù hợp. Ngoài vấn đề lương, điều kiện dạy và học thiếu thốn ở các vùng khó khăn cũng khiến nhiều sinh viên sư phạm e ngại khi đăng ký thi tuyển biên chế.

Theo chính những giáo viên "cắm bản", ngày càng không có nhiều đồng nghiệp mặn mà với vùng khó, bởi rất nhiều nguyên nhân. Thầy Ksor Y Giêng - giáo viên trường tiểu học & THCS Ea Lâm (huyện Sông Hinh, Phú Yên) - bộc bạch: "Theo tôi, mặc dù Nhà nước đã có chính sách thu hút giáo viên về vùng khó khăn, nhưng những điều này chỉ mang tính chất nhất thời, mỗi giáo viên chỉ được hưởng trong 60 tháng thôi. Trên thực tế, điều những giáo viên lên vùng khó cần nhất lại không chỉ nằm ở những con số nhất thời đó, nên giáo viên mới hiện nay rất ngại lên vùng khó khăn.

Tôi cảm nhận, ở những nơi khó khăn đó, bây giờ, thách thức lớn nhất không phải vấn đề khó khăn về kinh tế của người dân nơi công tác mà là cái khổ "trăm sự nhờ thầy cô", học sinh chỉ có thầy cô lo dạy dỗ, bố mẹ hầu như không quan tâm... Đó là sự "cô đơn" của người thầy trong việc giáo dục một đứa trẻ, làm giáo dục mà "cô đơn" như vậy thì rất khó để rèn giũa. Chính vì thế, các thầy cô sợ lên vùng khó khăn là hoàn toàn có cơ sở!".

Cô giáo Lò Thị Tuyết - giáo viên mầm non vùng khó tại Điện Biên - cũng chia sẻ: "Cái khó về cơ sở vật chất, điều kiện kinh tế - xã hội thì ở lâu cũng có thể quen dần, nhưng gian khổ nhất đối với giáo viên ở đây, chính là rào cản ngôn ngữ. Tôi còn nhớ, những ngày đầu mới về bản nhận lớp, cả điểm trường chỉ có một lớp học ghép cho tất cả trẻ em 3 - 5 tuổi. Một giáo viên với 37 học sinh ở các độ tuổi khác nhau, lại chưa biết giao tiếp bằng tiếng phổ thông khiến giờ học khó đạt hiệu quả.

Dạy khối tiểu học tại cùng điểm trường với cô Tuyết, thầy giáo Lò Văn Nam bộc bạch: "Tôi chủ nhiệm lớp 1 2, trong lớp chia 2 bảng để dạy chương trình riêng. Tuy nhiên, với 100% học sinh là con em dân tộc Cống tại đây, ở nhà, các con chỉ giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng mẹ đẻ nên để dạy cho các con nói được tiếng phổ thông là đã thành công lớn. Ở một số huyện, các giáo viên đôi khi còn phải mang cả kẹo đến dỗ, học sinh mới chịu đi học...".

Gieo đam mê cho giáo viên lên vùng khó

Chia sẻ về những khó khăn của giáo viên, bà Võ Thị Phượng - Trưởng phòng Giáo dục mầm non (sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk) - cho biết: "Hiện nay, toàn tỉnh thiếu khoảng 1.000 giáo viên bậc mầm non, đặc biệt ở vùng khó. Tình trạng thiếu giáo viên nhưng không được bổ sung kịp thời đã tạo áp lực lớn cho đội ngũ giáo viên hiện có trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Giáo viên trẻ ở vùng thuận lợi được luân chuyển, điều động vào vùng khó cũng gặp phải rất nhiều khó khăn nên không yên tâm công tác, có cơ hội là lại xin ra. Chẳng hạn, không có nhà công vụ, khi được điều động vào, giáo viên phải ở lại trường, điểm trường, cả tuần mới về nhà một lần. Một số điểm trường lẻ còn chưa đảm bảo điện, nước, đường sá đi lại rất khó khăn... Bên cạnh đó, lương cũng không đáp ứng yêu cầu. Những yếu tố đó phần nào tác động, gây trở ngại đến việc thu hút giáo viên về vùng khó".

"Nếu giảm tiêu chí, tiêu chuẩn của giáo viên mầm non, tiểu học thì cũng chỉ thu hút được một phần rất nhỏ giáo viên về vùng khó. Điều quan trọng là phải có chế độ đãi ngộ tương xứng, tạo điều kiện nhà công vụ, sinh hoạt, di chuyển,... để yên tâm công tác. Nếu không, một số giáo viên dễ nản và không muốn gắn bó. Chỉ tiêu biên chế cũng hạn chế, cần bổ sung thêm chỉ tiêu, đặc biệt ở vùng khó, tăng tỉ lệ giáo viên/lớp theo quy định, còn ở vùng thuận lợi cần có cơ chế xã hội hóa phù hợp. Tại một số huyện, thiếu giáo viên, nhưng không có chỉ tiêu, không đủ quỹ lương chi trả,... nhiều bất cập nên không thể tuyển được giáo viên" - bà Phượng phân tích thêm.

Trao đổi với PV Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL), ông Thái Văn Thành - Giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An - cũng chia sẻ: "Miền núi thiếu giáo viên do vùng sâu, vùng xa có nhiều điểm trường, học sinh mầm non và tiểu học không thể di chuyển xa. Cái khó của học sinh vùng khó là ngay cả việc vận động được học sinh đi học đã là vất vả đối với giáo viên. Địa phương đã và đang tăng cường chuẩn hóa, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi mở thêm trường tư thục, đồng thời, có chính sách động viên, khích lệ, thu hút giáo viên lên miền núi.

Quan trọng nhất là tạo đam mê, lòng yêu nghề cho giáo viên, tận tâm và dành tất cả tình yêu cho trẻ em miền núi, gắn bó với học trò, không nỡ rời xa miền núi để về miền xuôi. Khi đó, giáo viên có niềm vui trong công việc, có động lực để gắn bó. Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ miền núi khác với giáo viên miền xuôi, có những chuyên đề riêng, trước hết là nâng cao trình độ, thứ hai là có những phương pháp giáo dục phù hợp với đặc trưng học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh những quan tâm về cơ sở vật chất, về điều kiện, Nhà nước cũng cần có những chính sách động viên tinh thần, khen thưởng kịp thời".

"Cuối cùng, phải xây dựng mô hình miền xuôi hỗ trợ miền núi, đưa giáo viên cốt cán ở miền xuôi lên miền ngược, phối hợp với tổ chuyên môn của trường, "kết nghĩa" và hỗ trợ thường xuyên, để giáo viên miền núi cảm thấy ấm lòng. Mặt khác, nhờ những buổi như vậy, giáo viên miền xuôi thấy được sự hy sinh, vất vả của giáo viên miền núi, từ đó có trách nhiệm lớn hơn, suy nghĩ về vai trò, trách nhiệm của mình và cống hiến, hỗ trợ nhiều hơn cho giáo viên miền núi. Sau 5 - 10 năm, địa phương cũng tính đến chế độ đãi ngộ, luân chuyển về vùng thuận lợi, còn những giáo viên có nguyện vọng tiếp tục cống hiến thì động viên và khuyến khích" - ông nhấn mạnh.

Để thêm một lời giải đáp, PV Đời sống & Pháp luật đã có cuộc trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong - nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

PV: Thưa Giáo sư, thực trạng thiếu giáo viên tại các địa phương, đặc biệt tại vùng khó, hiện nay đang là vấn đề "nóng". Thực trạng trên có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?

GS.TS Phạm Tất Dong: Trước hết, xưa nay, chúng ta đang "đứng ở bên ngoài nhìn vào trong", chúng ta chưa từng làm nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu tâm tư và nguyện vọng của giáo viên miền núi, xem các thầy cô thực sự đang thiếu gì và cần gì. Trước khi đưa ra một chính sách, cũng cần có nghiên cứu, nếu không, sẽ lại đưa ra những chính sách không cần thiết. Trên thực tế, giáo viên miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, đời sống khó khăn, bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp, truyền đạt kiến thức và nhất là phải sống xa nhà... Đặc biệt, chúng ta không thể để những cô giáo trẻ "cắm bản" dành hết thanh xuân trên bản heo hút, không phải cô giáo nào cũng có thể nên duyên tại đây...

PV: Ông có đề xuất giải pháp nào để khuyến khích và thu hút giáo viên vùng khó?

GS.TS Phạm Tất Dong: Chính vì vậy, theo tôi, phương án hữu hiệu nhất chính là thực hiện "địa phương hóa" giáo viên vùng khó. Cụ thể, tăng cường tổ chức các lớp sư phạm ngay tại địa phương, đào tạo giáo viên "cắm" ngay tại "chốt".

Làm ở dưới xuôi được thì cũng có thể làm được ở trên bản Mông. Giáo viên là người bản địa sẽ hiểu rõ hơn về học sinh, phụ huynh và đặc biệt, không vấp phải trở ngại bất đồng ngôn ngữ. Một số lãnh đạo ngành giáo dục thường nói, miền núi chỉ là môi trường thực tập cho giáo viên miền xuôi mới ra trường, sau khi hết 3-5 năm, đội ngũ này lại xin về miền xuôi, nếu cứ như vậy thì trên bản mãi mãi không không có giáo viên giỏi, kỳ cựu... Mà những giáo viên lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm hơn. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu và lắng nghe xem giáo viên vùng khó thực sự cần gì? Và đưa ra những chính sách thật rõ ràng, có chế độ đãi ngộ tương xứng với khả năng và tâm huyết để giáo viên yên tâm cống hiến.

PV: Một số chuyên gia gợi ý về việc, có nên giảm tiêu chí, tiêu chuẩn đối với giáo viên mầm non và tiểu học tại vùng khó. Xin ông cho biết quan điểm về gợi ý này.

GS.TS Phạm Tất Dong: Về nguyên tắc, xét về lâu dài, giáo viên ở tất cả các cấp bậc sẽ phải hướng đến chuẩn chung là bậc đào tạo đại học. Tuy nhiên, trong những năm tới, đối với giáo viên tại vùng khó, vẫn có thể có sự ưu tiên, giáo viên tại vùng khó hiện này chỉ cần được đào tạo sơ cấp mà sẵn sàng giảng dạy và tâm huyết đáng quý rồi. Trên miền núi, giáo viên đôi khi không phải chỉ có nhiệm vụ dạy học trong nhà trường, mà còn nhiều nhiệm vụ dân vận khác, rất khó khăn, vất vả. Nhiều giáo viên được đào tạo trình độ đại học chưa chắc đã dạy hay, tâm huyết và gắn bó bằng những giáo viên được đào tạo trình độ trung cấp. Chính vì vậy, cũng cần có những quy định "mở" cho giáo viên.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Phản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXHPhản hồi phía Diệp Lâm Anh về màn tái ngộ chồng cũ gây "chấn động" MXH
18:43:52 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờChị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ
19:40:22 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)
18:06:28 19/12/2024
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồngShowbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng
19:49:38 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

Netizen

23:42:53 19/12/2024
Sau 5 năm, số tiền tiết kiệm của người phụ nữ này chỉ còn vỏn vẹn 3.000 đồng. Sự thật đằng sau khiến cả ngân hàng và dư luận bất ngờ.
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"

Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"

Nhạc việt

23:15:11 19/12/2024
Hình ảnh của Diệp Lâm Anh tại buổi họp báo MV của Trang Pháp so với sự kiện tối 18/12 là trái ngược hoàn toàn 180 độ.
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Sao việt

23:09:53 19/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt chưa lâu nhưng phim điện ảnh Chị dâu đã gây bão dư luận vì nội dung hấp dẫn, xúc động. Đảm nhận vai nữ chính, Việt Hương nhận nhiều câu hỏi từ truyền thông.
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Pháp luật

23:07:20 19/12/2024
Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 11 người tử vong, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Tv show

23:06:38 19/12/2024
Bố đơn thân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô giáo tiểu học có chung hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Góc tâm tình

23:05:05 19/12/2024
Tôi nhìn bức ảnh gia đình Linh, ánh mắt dừng lại ở người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy mới nhìn lần đầu, tôi vẫn có cảm giác gương mặt ấy vô cùng quen thuộc, như thể đã gặp ở đâu đó rồi.
Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tin nổi bật

23:02:41 19/12/2024
Cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), vết thương đang có dấu hiệu thối rữa. Lực lượng chức năng gặp khó khi tiếp cận để cứu hộ.
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

Trắc nghiệm

23:00:17 19/12/2024
Thiết kế nội thất hợp lý, thuận tiện cho việc dọn dẹp đóng vai trò quan trọng khiến căn nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ.
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

Phim âu mỹ

22:57:32 19/12/2024
Mufasa: The Lion King tạo thiện cảm với bối cảnh thiên nhiên rộng lớn cùng phần kỹ xảo vi tính mướt mắt, song khiến người xem hụt hẫng do kịch bản lan man, nhiều tình tiết bất hợp lý.
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

Sao châu á

22:54:47 19/12/2024
Trong số những nhóm nhạc nữ Kpop thuộc thế hệ thứ 5, những thần tượng sau đang cạnh tranh cho danh hiệu nữ hoàng ngoại hình .
Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Thế giới

22:52:49 19/12/2024
Tên lửa tư nhân Kairos 2 của Nhật Bản đánh dấu lần thất bại thứ 2 trong năm 2024, gây cú sốc lớn cho tham vọng chinh phục không gian của xứ sở mặt trời mọc.