“Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ”…
Giờ này mà lang thang lên phố, vô tình lại thấy một người ngồi bên chiếc thúng nhỏ, bên cạnh là mớ lá sen với bó rơm khô tai tái. Ấy thì đích thị là bán cốm rồi.
Hà Nội đẹp nhất là trong tiết trời thu, những tia nắng heo may hanh vàng trên từng chiếc lá, thoang thoảng đâu đó mùi hương thơm lúa nếp, mùi của cốm quyện vào hương sắc mùa thu Hà Nội. Dường như cốm đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Mỗi độ thu về, hương cốm lại len lỏi vào mỗi con đường, góc phố Hà Nội
Chỉ có cốm Hà Nội mới có màu xanh ngát như ngọc và cũng chỉ có cốm Hà Nội mới có độ dẻo dai lại thơm đến vậy. Nhắc đến cốm Hà Nội, ngon nhất vẫn là Cốm ở làng Vòng.
Chẳng ai biết đích xác nghề cốm làm Vòng có tự bao giờ, nhưng theo tương truyền, từ ngàn năm trước, trong một mùa thu nọ, khi cánh đồng lúa nếp đang trĩu bông thơm ngát, trời bỗng đổ mưa như trút, đê vỡ, cả cánh đồng chìm trong nước. Người dân làng Vòng thấy xót xa nên đã lội nước cắt những hạt lúa non về sao khô trong những nồi đất để ăn dần chống đói. Không ngờ cái món ăn khô ấy lại có hương vị hấp dẫn, ngọt ngào và ngát hương.
Người làng Vòng tỉ mỉ trong từng công đoạn làm cốm
Từ đó, mỗi độ thu về người làng Vòng lại rang nếp non như một món quà ăn chơi. Với sự sáng tạo và tỉ mỉ của người nông dân Việt mà món nếp rang khô ấy ngày được “chăm chút” hơn, nên mỗi ngày lại thêm dẻo xanh và mướt hương sữa nếp thơm, để rồi có được thứ quà đặc sản “cốm non” như ngày nay.
Cốm phải được rang từ bếp củi mới đảm bảo độ dẻo
Người làng Vòng rất tỉ mỉ, từng công đoạn đều được làm kỹ lưỡng, chất chứa cả tâm huyết của người nông dân vậy nên để làm được hạt cốm cũng đòi hỏi lắm công phu. Khi lúa vừa chín độ ngả bóng câu thì người ta cắt lúa đem về tuốt hạt, sàng sảy bớt vỏ và tạp chất. Các bà các cô khéo léo đãi nếp trong bể nước để chọn hạt mảy, căng bóng, sau đó nếp được đem rang bằng chảo gang đúc, đế dày, đảm bảo giữ nhiệt đều.
Cốm rang xong phải đem giã ngay khi còn nóng
Ngọn lửa rang cốm cũng cần một sự chăm chút, bởi nếu đốt bằng than lửa sẽ không đượm không đều nên người làng Vòng chọn củi để đốt lửa. Khi mới rang cốm, lửa phải để to đều, nhưng khi gạo bắt đầu tái trắng người trông bếp phải lựa để bớt lửa đi. Cốm rang cần được đảo liên tục cho nóng đều, bởi chỉ cần quá lửa chút là hạt cốm sẽ gãy.
Cốm rang xong khi còn nóng là đem giã ngay. Chiếc cối đá được chôn dưới nền nhà để đảm bảo độ đầm, và tránh tiếng ồn. Mỗi chiếc cối như vậy có thể chứa được khoảng 5kg cốm, vừa giã vừa đảo luôn tay từ trên xuống rồi lại dưới lên. Trước đây, khi giã cốm phải cần 2 người, một người đạp chày, một người ngồi đảo tay, nhưng nay công đoạn đã được cải tiến bằng máy móc, nên chỉ cần 1 người ngồi lo khâu đảo cốm sao cho đều.
Người làng Vòng thường phân cốm làm 3 loại: cốm rót, cốm non và cốm gốc
Cốm sau khi giã khoảng 10 phút thấy có trấu thì được đem sàng xảy bớt vỏ, rồi lại đổ vào cối giã tiếp. Cứ như thế giã đến lần thứ 5 thì cốm bắt đầu phân loại. Người làng Vòng thường phân cốm làm 3 loại: cốm dón, cốm non và cốm gốc. Mỗi loại lại được giã riêng 2 lần nữa mới xong. Mỗi mẻ cốm ra lò lại chia làm nhiều loại. Cốm lá me là những hạt nhỏ bay ra từ các lần sàng sẩy, loại này rất ít nên chủ yếu gia chủ giữ lại để thưởng thức hoặc đem biếu tặng người thân.
Cốm giót là loại cốm quý có giá đắt nhất
Cốm rót chỉ chiếm 2/10 mỗi mẹt cốm vì hạt nếp non giã xong dính vào nhau với một tí trấu ở đuôi vì không thể giã hết, tuy ăn hơi sạn nhưng rất ngọt và đây mới là cốm quý, có giá đắt nhất, đặc biệt cốm rót rất hiếm vào mỗi độ cuối mùa. Cốm đầu nia loại 1, 2 được đem bán phổ biến mà người ta thường hay gọi là cốm non, cốm già. Loại cuối cùng là cốm mộc cuối mùa thường cứng nên được đem sấy khô và chế biến thành các món quà khác như xôi cốm, chè cốm, chả cốm, bánh cốm.
Cốm phải gói vào lá sen mới không bị khô và giữ được mùi thơm
Biết ăn Cốm hay không ăn Cốm, biết tìm Cốm ở đúng chốn, đúng nơi cũng ít nhiều thể hiện tâm hồn của một ai đó. Người ta cứ nhắc Cốm Vòng song không phải Vòng nào cũng có Cốm. Làng Vòng có tận bốn thôn mà chỉ có Vòng Hậu, Vòng Sở là sản xuất được Cốm. Phần lớn người làng Vòng giờ làm đủ thứ nghề, trừ… nghề cốm.
Người làng Vòng tự hào về nghề cốm gia truyền từ bao đời để lại
Video đang HOT
Trong 700 hộ ngày xưa làm cốm, giờ chỉ còn xót lại đúng 7 gia đình là vẫn tiếp tục với nghề. Số ít còn lại có neo với cốm nhưng cũng chỉ dưới dạng buôn bán cốm mà thôi. Cốm trở nên khó khăn ngay trên chính mảnh đất quê hương, nơi mà thứ quà này đã khắc sâu vào tâm hồn người Việt. Để rồi chính những người thợ làm cốm cũng phải trăn trở làm thế nào để nghề cốm không bị thất truyền khi mà giá trị kinh tế tạo ra không đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
Dù vậy, hương cốm nồng nàn vẫn luôn là thứ phong vị thân quen nhất của mảnh đất Kinh Kỳ.
Cốm là món quà quý mà người hà Nội dù đi đâu cũng nhớ về
Cách làm bánh cốm ngon dẻo thơm đậm chất Thu Hà Nội
Bánh cốm là một đặc sản mùa Thu Hà Nội. Cốm đầu mùa thơm thơm được làm từ những bông nếp non thơm thơm, màu xanh dịu mát. Bánh cốm được làm cùng với đậu xanh, ngọt và thơm.
Bánh cốm là một đặc sản mùa thu Hà Nội. Cốm đầu mùa thơm thơm được làm từ những bông nếp non thơm thơm, màu xanh dịu mát. Bánh cốm được làm cùng với đậu xanh, ngọt và thơm.
Cứ mỗi độ thu về, Hà Nội sẽ mang tới một món bánh cốm vừa thơm vừa ngọt, vừa dẻo vừa bùi vô cùng hấp dẫn. Cách làm bánh cốm cũng rất đơn giản, dễ làm. Bếp Eva hướng dẫn chi tiết cách làm bánh cốm đậu xanh thơm ngon và đậm vị thu Hà Nội.
Nguyên liệu làm bánh cốm
- 300g cốm dẹp xanh khô
- 50g đậu xanh không vỏ
- 80g đường (tăng giảm tùy khẩu vị)
- 3 thìa ăn cơm bột nếp
- 50g lá dứa
- Nước hoa bưởi vài giọt, dầu ăn, nước lọc
- Túi nilon
Nguyên liệu làm bánh cốm Hà Nội dẻo ngon
Cách làm bánh cốm đậu xanh ngon
Bước 1: Làm nhân đậu xanh cho bánh cốm
- Đậu xanh vo sạch rồi ngâm với nước lạnh 3 - 4 tiếng. Nếu không có thời gian thì ngâm với nước nóng 1 tiếng.
- Sau khi ngâm đậu nở, vo sạch lại rồi hấp chín. Đậu hấp chín cho vào máy xay sinh tố, thêm 30g đường vào xay nhuyễn mịn.
Đậu xanh ngâm nở, hấp chín rồi xay nhuyễn mịn
- Cho đậu xanh xay nhuyễn vào chảo sên với lửa vừa. Thêm 2 thìa canh dầu ăn, đổ làm 2 lần vào chảo đậu xanh sên.
- Khi hỗn hợp đậu xanh bắt đầu đặc lại thì hòa tan 3 thìa bột nếp, vài giọt nước hoa bưởi với xíu nước rồi đổ từ từ vào chảo đậu xanh, đổ làm 2 - 3 lần và sên cho đến khi đậu xanh đặc lại thành 1 khối dẻo mịn là được. Cho đậu xanh vào tô, bọc kín lại để đậu không bị khô.
Sên nhân đậu xanh
Bước 2: Làm nước cốt lá dứa
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi cho vào máy xay cùng 100ml nước lọc xay nhuyễn. Sau đó lọc lấy phần nước cốt lá dứa.
Xay lá dứa rồi lọc lấy nước cốt
Bước 3: Ngâm cốm nước lá dứa
Cốm rửa sạch rồi cho vào bát nước cốt lá dứa ngâm 1 tiếng.
Bước 4: Sên cốm
- Cho 300ml nước cùng 50g đường còn lại vào nồi đun cho đến khi đường tan hết thì cho cốm và nước lá dứa dùng để ngâm cốm vào xào ở lửa nhỏ. Sên cho đến khi cốm tan hết, có màu xanh đẹp mắt là được. Trong quá trình sên cốm đảo đều tay liên tục để cốm không bị bén chảo. Cốm sên xong để nguội bớt.
Sên cốm với đường cho tan và có màu đẹp mắt
Bước 5: Gói bánh cốm đậu xanh
- Trải 1 lớp nilon lên bề mặt phẳng, quết dầu ăn đều lớp nilon.
- Múc 1 thì cốm dàn mỏng lên mặt nilon, múc 1 thìa nhân đậu xanh lên trên rồi tiếp tục múc thìa cốm tương ứng phủ lên trên đậu xanh, nắn các mép bánh cho đều, vuông rồi gói bánh lại.
Cách gói bánh cốm nhân đậu xanh đẹp mắt
Thưởng thức và bảo quản
Bánh cốm có màu xanh bao phủ đẹp mắt, lớp nhân đậu xanh bên trong vô cùng hấp dẫn.
Nhân đậu xanh vàng đẹp với vỏ bánh màu xanh
Bánh cốm làm xong có thể thưởng thức được ngay. Bánh ngọt, thơm thơm của cốm, lá dứa và bùi bùi của đậu xanh. Bánh có độ dẻo và dai ăn rất thích. Bánh cốm thưởng thức cùng 1 tách trà nóng thì vô cùng hấp dẫn.
Thưởng thức bánh cốm cùng với 1 tách trà đặc dung hòa vị ngọt và khiến bánh thơm ngon hơn.
Với cách làm bánh cốm đậu xanh này có thể bảo quản được 3 - 4 ngày ở nhiệt độ thường. Không để lâu hơn vì nhân đậu xanh có thể sẽ bị thiu. Bánh để vào tủ lạnh dễ bị khô cứng.
Bánh cốm có màu xanh đẹp mắt
Một số lưu ý khi làm bánh cốm và nguyên liệu thay thế
- Đậu xanh ngâm 3 - 4 tiếng sẽ bảo quản được bánh 3 - 4 ngày, nếu ngâm lâu hơn hoặc qua đêm thì bánh chỉ có thể để được 1 - 2 ngày là sẽ bị thiu.
- Cốm để làm bánh có thể sử dụng cốm xanh hoặc cốm trắng đều được.
- Có thể thay dầu ăn khi sên nhân đậu xanh bằng dầu dừa để bánh có độ béo ngậy, thêm dừa bào sợi nhỏ nếu thích.
- Có thể thay lá dứa bằng các loại màu thực phẩm hoặc bột trà xanh để tạo màu xanh cho bánh. Tuy nhiên, làm vậy bánh mất đi mùi thơm đặc trưng của lá dứa và không còn giữ được vị chuẩn Hà Nội nữa.
- Nước hoa bưởi chỉ cho 1 vài giọt, nếu cho nhiều nhân sẽ bị đắng.
Quyến rũ ẩm thực Hà Nội Hà Nội không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mà từ xa xưa kinh đô Thăng Long đã nổi tiếng với tinh hoa ẩm thực phong phú, độc đáo gói gọn trong từng món ăn trở thành nét thu hút du khách trong và ngoài nước. Người sành ăn ở Hà Nội thường truyền tai nhau những địa chỉ như phở...