Mùa chia tay sắp đến
Mọi người lại bận bịu với một mớ bài tập “bùi nhùi” chất chồng mà chẳng biết khi nào mới giải cho hết… hay lại đang áp lực, căng thẳng cho kì thi tới, mà còn bị chút buồn do chẳng bao lâu nữa “chúng tớ chia tay nhau”…
Hẳn tâm trạng hiện giờ của các bạn học sinh cấp 3 là rất kì lạ, phải gọi là một trải nghiệm mới thì đúng hơn. Bởi từ trước đến giờ phần đa mọi người đều biết đến mùa chia tay, mùa của sự lo sợ và buồn bã chứ có mấy ai được dịp trải qua thời gian đẹp đẽ nhất của tuổi học trò này.
Giữa tháng tư, những chùm hoa phượng bắt đầu nở bung đỏ rực một góc trời…
“Nhưng sao tâm trạng của tớ lại bồi hồi và xáo trộn. Chưa bao giờ tớ được cảm nhận một thực tế khó chịu đến như thế. Hằng ngày ôn tập bài vở căng thẳng lại thêm áp lực của đợt thi quan trọng sắp tới làm tớ đứng ngồi cũng không yên. Tuy nhiên cứ mỗi ngày vào lớp, nhìn thấy bạn bè đùa giỡn với mấy trò trẻ con đúng chất học sinh mà mém vài lần tớ ứa nước mắt… Tuy mọi việc vẫn chưa đến đâu, nhưng chẳng hiểu sao tớ lại mang một cái tâm trạng khó tả đến thế. Bản thân lại không biết làm thế nào, ôi có lẽ đây là cảm nhận cuối cùng của thời học sinh đây sao…? Nó thật buồn bã. ” – Bùi Gia Lâm Thanh (Hs THPT Lê Quý Đôn)
Và khi mùa chia tay sắp đến các bạn học sinh sẽ có rất nhiều chuyện cần giải quyết:
Hãy học như chưa từng được học
Liệu hết cấp 3, kết thúc mùa thi, tạm biệt mái trường thì bạn có được ngồi lại cùng biết bao bạn bè trong một lớp, được thầy cô hướng dẫn một cách tận tình không?!
Còn có rất nhiều thứ mà bạn phải mất…, vào lúc này nó đang bắt đầu một cách từ từ và thật chậm rãi. Vì thế bạn hãy làm thật tốt những gì bản thân còn thiếu. Hãy học như chưa từng được học, cố gắng trong từng phút từng giây ngồi tại lớp, đừng để sau này khi mọi thứ đã chấm dứt thì mới cảm thấy hối hận những tháng năm vô ích của lớp 12. Thậm chí có thể bạn sẽ rất nhớ những lời chửi mắng của thầy cô, những cái đánh như trời giáng đau đến phát khóc mỗi khi không thuộc bài nữa đấy.
Video đang HOT
Hãy làm những gì bạn thích
Bây giờ hãy “xắn tay áo” bắt đầu lên một kế hoạch thật cụ thể dành cho bạn xem nào! Đã không còn quá nhiều thời gian để bạn lưỡng lự hay lựa chọn nữa đâu. Hiện tại nếu vẫn còn khúc mắc, muốn thay đổi sai lầm hoặc muốn hòa giải cùng ai đó thì hãy nhanh chóng lên nào!!
Hãy chủ động trò chuyện với mọi người trong lớp, dù người đó bạn có ghét đến đâu cũng phải tạo một chút ấn tượng cuối cùng nữa đấy nhé. Dù chỉ là một câu chuyện phím, hay để chọc cười cũng đủ làm tình cảm của mọi người xích lại gần nhau hơn…
Và tình yêu cũng không ngoại lệ. Ở tuổi học trò mà, tình yêu lúc nào cũng đẹp và thật mộng mơ, nhất là đối với trái tim đơn phương lại càng xuyến xao đâm ra ảnh hưởng khá nhiều tới việc học. Bây giờ thì đừng ngại nữa nhé các ấy ơi,… thời gian hết rồi, hãy mau chóng nói với ấy đi để tâm trạng còn thoải mái mới có kết quả cao được đó!
Hãy lưu lại kỷ niệm thời học sinh
Đó là điều dường như bạn nào cũng muốn làm cả mà…
Nhớ mặt của nhau: Bạn hãy giành mỗi ngày một ít thời gian ngồi ngắm lại các gương mặt nam thanh nữ tú gắn bó suốt 3 năm ròng rã của nhau đi nhá. Hãy để bộ óc của bạn lưu thật kỹ những gương mặt đó, bởi sau này bạn sẽ chẳng được nhìn nữa đâu.
Nhớ thầy cô: Đừng e dè, sợ sệt nữa. Mỗi ngày hãy tạo nhiều ấn tượng đẹp bằng cách học thật tốt, gây thiện cảm với thầy cô. Hay… sẽ tuyệt biết bao nếu cả lớp đi xin một lời chúc, một dòng thư hay một tấm ảnh của các thầy cô đứng lớp làm kỷ niệm nhỉ.
Nhớ mái trường: Mỗi ngày cứ bỏ ra 5 phút lảo đảo xung quanh sân trường, đừng bỏ bất cứ ngóc ngách hay hiện tượng nào nhé, ắt hẳn bạn sẽ lại phát hiện thêm nhiều điều thú vị. Ví dụ như sân sau có một cậu bạn thường chơi bóng mỗi ngày, hay phía hành lang đối diện hay có nhóm bạn ngồi tụ họp ăn uống với nhau vào giờ ra chơi. Và rồi bạn bỗng nhận ra ngôi trường vốn quá nhàm chán bây giờ lại đẹp biết bao với những cánh phượng đầu mùa rơi lất phất trên băng ghế đá… Hay một địa điểm bí mật cực kỳ thú vị nào đấy vô tình chỉ có mỗi bạn biết cũng nên
Mùa chia tay đã sắp đến rồi, bạn sẽ làm gì để đánh dấu những kỉ niệm khó quên này?
Theo kênh14
Những kiểu 'quay' bài quái chiêu của giới trẻ
Những kiểu "quay" bài quái chiêu của giới trẻ
Mặc dù đã siết chặt kỉ luật thi cử bằng nhiều cách nhưng qua mỗi kì thi, nhiều sân trường lại trắng "phao" thi.
Cổ điển, hiện đại... tất cả các cách đều đã được một số học sinh cố sử dụng để nhàn thân. Nhưng các em không ngờ, những "chiêu" gian lận này, để lại hậu quả khôn lường trong học tập. Để vượt qua những kỳ thi đầy khó khăn mà không phải vất vả ôn luyện, một số học sinh lười biếng đã tung ra nhiều "độc chiêu" để "tác nghiệp" trước giám thị. Nhiều kiểu "quay" bài tinh vi đến mức có thể qua mắt những vị giám thị khó tính, trong những hoàn cảnh... éo le.
Kiểu cổ điển
M.T đang chuẩn bị "phao" thi tại nhà.
Vào vai học sinh (HS) lười, đang "sốt vó" cho kì thi sắp tới, chúng tôi "lang thang" vào một số diễn đàn dành cho HS với mục đích kiếm tìm những "mánh" gian lận trong thi cử từ cổ chí kim. Với status: "muốn điểm cao mà hok cần học", chúng tôi đã được một số bạn "cùng chung chí hướng" làm quen. Theo lời khuyên của nhiều "tiền bối", muốn được điểm cao mà không phải học chỉ có một cách hữu hiệu là rèn luyện kĩ năng "quay" bài. Học sinh có biệt danh Nh0chi94 ở TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Chúng tớ đã tập hợp được rất nhiều thủ thuật từ đơn giản đến tinh vi nhất bởi chính kinh nghiệm của các thành viên". Khi chúng tôi ngỏ ý "tham khảo" để học hỏi thêm thì các bạn rất nhiệt tình... "chỉ giáo".
Cuộc trò chuyện kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với H.P (học sinh Trường THPT Trương Định, Hà Nội) đã giúp chúng tôi "khai sáng văn minh". Những "độc chiêu" từ cổ điển đến hiện đại được cập nhật, không thiếu một kỹ năng nào. Theo H.P, cổ điển nhất là cách lấy nguyên sách giáo khoa và vở ghi. Ngày trước, công nghệ tin học, điện tử chưa phát triển, cách quen thuộc của HS khi gian lận trong giờ kiểm tra là bê nguyên cả quyển sách to tướng vào lớp, giấu dưới ngăn bàn thỉnh thoảng thò tay vào ngăn lôi "phao cứu trợ" ra xem, rồi lại cất vào ngăn. Đấy là "hạ sách" của những học sinh quá lười. "Ai "gan to" mới làm cách này vì dễ bị phát hiện lắm" - H.P cho biết.
Bạn M.T (Đông Triều, Quảng Ninh) cho hay, quay bằng "phao" giấy thu nhỏ, "phao ruột mèo" là kiểu phổ biến nhất hiện nay. Phương thức này có thể "tác nghiệp" bằng nhiều cách, trong nhiều hoàn cảnh... éo le. "Anh nào công phu thì đánh vi tính thành "phao ruột mèo". Anh nào kém công nghệ thì làm nguyên quyển vở ghi (hoặc sách) ra ngoài hàng photo thu nhỏ lại, thế là vào lớp "tác nghiệp" ngon lành. Tài liệu thường được để trong hộp bút hoặc cài ở mặt sau của thẻ học sinh, khi mở ra xem thì mặt phải "lạnh tanh" và coi như lấy đồ dùng học tập, như thế mới không bị phát hiện", M.T chia sẻ công nghệ.
Còn như M.H (Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) lại chọn cách lấy bút chì ghi lên thước kẻ. Khi làm bài, chỉ việc nhìn vào bóng chữ trên cây thước mà chép. Dụng cụ dễ kiếm, lại... an toàn vì giám thị ít ngờ tới. M.H bật mí: "Chỉ với cây bút chì, loại chì đậm và cây thước cũ (chống chỉ định thước mới vì độ bám chì thấp) nhưng đòi hỏi tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị". Tuy nhiên, cách làm này nhiều lúc khiến "khổ chủ" rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười" như trường hợp của V.A (cũng là học sinh Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng): "Thức đến 2h sáng viết tài liệu lên thước, hôm sau vừa đầu giờ kiểm tra, cô giáo hỏi mượn thước và tiện tay cầm ngay "cứu tinh" của mình về bàn. Báo hại, cả giờ mình cứ cắn bút nhìn cô... và cười".
Kiểu công nghệ
Không chỉ trên mạng, dạo vài vòng qua một số "phố ôn thi" ở Hà Nội, nhiều chủ cửa hàng photo đã dàn dựng cho HS nhiều kiểu "quay" hiện đại hơn. Chỉ với cái USB có chức năng ghi âm, một chủ cửa hàng photo trên phố Tạ Quang Bửu "tác nghiệp" ngay trước đôi mắt tròn xoe của chúng tôi. Anh ta cho biết: "Phải ghi âm trước những câu trả lời trong đề cương vào USB, luồn tai nghe qua tay áo. Sau khi xem đề, xác định đúng câu mình cần rồi ấn... play. Khi thực hiện, tay phải viết, tay trái làm như chống cằm, thực ra là để giữ tai nghe".
Trong kì thi ĐH - CĐ, dù đã nghiêm cấm điện thoại di động nhưng một số thí sinh vẫn cố tình mang vào phòng thi. Một sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã "lật tẩy" hành động này: "Có thể "quay" bài qua điện thoại di động bằng công nghệ bluetooth. Với 2 máy di động có bluetooth, kèm camera chất lượng khá khẩm, người trong phòng thi và người "chạy biên" sẽ trao đổi câu hỏi và câu trả lời cho nhau qua công nghệ này. Cách này phải có mối quan hệ với mấy đứa học giỏi. Không có những cao thủ đấy thì vô tác dụng và bluetooth phải "xịn", không tậm tịt. Bên cạnh đó, điện thoại di động 3G dễ dàng truy cập Internet, cũng rất hữu hiệu đối với dạng thi trắc nghiệm".
Và các kí hiệu riêng
Cách thi trắc nghiệm được áp dụng phổ biến với nhiều môn học. Kiểu thi này khiến một số HS "phát minh" ra những kí hiệu riêng trao đổi bài, gian lận trong kiểm tra. Đáp án của đề thi trắc nghiệm thường có 4 lựa chọn: A, B, C, D. Nhiều HS đã mặc định với nhau rằng 1 tương đương với A, cứ như thế 2,3,4 tương ứng với B,C,D. Khi giơ ngón tay phải giả vờ như đang gãi đầu hay chống cằm để tránh bị phát hiện.
Đề phòng khi nhất thời quên vì học "vẹt", trước giờ kiểm tra, HS vào nhà vệ sinh gần nhất để tất cả tài liệu ở đó. Trong lúc làm bài, nhỡ quên mất ý nào thì xin đi vệ sinh, vào đó "lướt" đáp án khoảng 5-10 phút rồi trở lại làm bài. M.H kể về một giai thoại của lớp mình: "Hôm đó là giờ kiểm tra môn Lịch sử, đang trong thời gian làm bài, một bạn xin phép ra nhà vệ sinh. 5, 10, rồi 15 phút trôi qua vẫn không thấy bạn ấy quay lại. Trong không khí yên tĩnh bỗng vang lên tiếng gọi liên hồi "thầy ơi, thầy... cứu em với", kèm theo là tiếng khóc nức nở. Thì ra, bạn ấy vào nhà vệ sinh xem tài liệu, nhưng khi vào đóng cửa quá mạnh khiến "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Đến khi ra được thì cũng chả còn nhớ gì nữa".
Theo Giadinhnet
GS Ngô Bảo Châu: Các bạn sợ điểm kém còn tôi thì không! Sáng 5/3, GS Ngô Bảo Châu cùng GS Hồ Ngọc Đại đã có buổi nói chuyện chia sẻ kinh nghiệm học tập và nghiên cứu với hàng trăm sinh viên của ĐH FPT và sinh viên các trường ĐH ở Hà Nội. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ kinh nghiệm thành công với các bạn sinh viên ( Ảnh: Phạm Thịnh) GS Ngô...