Mùa cao điểm du lịch, phố biển Cửa Lò vẫn vắng tanh, hải sản ế ẩm chưa từng có
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt ki ốt kinh doanh ăn uống ở thị xã Cửa Lò ( Nghệ An) đóng cửa đìu hiu, thị trường hải sản cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn lâm vào cảnh ế ẩm.
Hàng loạt nhà hàng, ki ốt đóng cửa
Đường đến chợ hải sản Cửa lò không 1 bóng người
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, từ ngày 8/6/2021, theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An, thị xã Cửa Lò là một trong 5 địa phương (giáp ranh tỉnh Hà Tĩnh) phải tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu như: nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống, quán cà phê, cắt tóc, gội đầu, cơ sở thẩm mỹ… để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.
Phố biển Cửa Lò vào mùa cao điểm về du lịch nhưng cũng vắng bóng người.
Phố biển Cửa Lò là điểm du lịch mùa hè thu hút nhiều khách du lịch đến nhưng theo ghi nhận của PV Infonet vào ngày 17/6, tại đây, hàng loạt nhà hàng, ki ốt đã đóng cửa im lìm, đường phố vắng ngắt chưa từng thấy.
Hàng loạt ki ốt, nhà hàng ở phố biển Cửa Lò đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh.
Chủ ki ốt kinh doanh ăn uống Hằng Thảo (giáp bãi biển Cửa Lò) buồn bã cho hay: “Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kinh doanh trong mùa du lịch cao điểm gần như mất trắng. Phố xá, bãi biển rất vắng người, còn các nhà hàng, quán ăn đều đóng cửa hết. Du lịch biển nói chung và kinh doanh ăn uống nói riêng như chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề”.
Bàn ghế chất đống dọc các nhà hàng, quán ăn ven biển.
Video đang HOT
“Tài sản đều đầu tư vào ki ốt rồi nên hàng ngày gia đình phải ra đây để trông coi. Việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó tiền thuê ốt thì đóng cả năm rồi”, chủ ki ốt Hằng Thảo nói.
Đi một vòng dọc theo bãi biển, hàng loạt ki ốt đóng cửa im lìm, bàn ghế chất đống, đìu hiu, tình cảnh chưa từng thấy ở phố biển Cửa Lò từ trước đến nay.
Không riêng gì các nhà hàng, quán ăn mà nhiều khách sạn ở Cửa Lò cũng dán biển “không đón khách” để phòng chống dịch bệnh.
Một khách sạn ở Cửa Lò dán biển thông báo “không đón khách”.
Ông Võ Văn Thọ, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin (TX Cửa Lò) cho biết, toàn thị xã có 304 khách sạn, gần 300 nhà hàng, ki ốt kinh doanh ăn uống. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gần 100% khách sạn, nhà hàng, ki ốt đóng cửa do không có khách. Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu (từ ngày 8/6/2021 – PV), các cơ sở kinh doanh ở đây đều thực hiện nghiêm để phòng chống dịch bệnh.
“Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp từ đầu năm nên các hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn, lượng khách du lịch và doanh thu đều giảm mạnh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hậu cần du lịch bị đình trệ, trên 45% lượng khách hủy phòng”, ông Thọ cho biết thêm.
Trước đây, cứ đến mùa du lịch cao điểm thì chợ hải sản Cửa Lò luôn trong tình trạng người ra, vào tấp nập, nhưng hiện tại chợ rơi vào cảnh đìu hiu, hải sản ế ẩm.
Hải sản ế ẩm
Chợ Hải sản Cửa Lò là một trong những nơi khá sầm uất, thu hút khách du lịch mỗi khi về đây nghỉ dưỡng. Thế nhưng dịp này chợ đìu hiu, vắng khách chưa từng thấy.
Chị Mai Nhung (buôn bán ở chợ hải sản Cửa Lò) buồn bã vì hàng hóa ế ẩm.
Là người buôn bán hải sản lâu năm tại đây, chị Mai Nhung (SN 1980, trú ở phường Nghi Thủy) cho hay, khách du lịch không có nên việc buôn bán thời gian qua chỉ cầm chừng thôi, số ít thì bán cho người dân địa phương, hàng hóa thì ế ẩm.
Cá tươi đánh bắt từ biển về không tiêu thụ được nên người dân phải phơi khô
Còn chị Lê Thị Phương (SN 1967, trú phường Thu Thủy) cho biết, lượng hải sản buôn bán giảm đi 70% so với các năm. Lo ngại về tình hình dịch bệnh nên khách chủ yếu đặt hàng gửi xe, ship đến tận nơi, nhưng số lượng này cũng không đáng kể.
Chị Lê Phương đang gói cá theo đơn đặt hàng của khách để gửi đi.
Chỉ vào các bể hải sản cạn nước, anh Nguyễn Quốc Hùng (SN 1979, trú phường Thu Thủy) buồn bã cho hay, “cơ sở chúng tôi chuyên cung cấp hải sản cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn. Tuy nhiên việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh, lượng khách du lịch thì không có nên không có ai đặt mua cả, hải sản thì ế ẩm không dám nhập về”.
Các bể nuôi hải sản để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn của gia đình anh Quốc Hùng cạn trơ đáy.
“Mặc dù việc kinh doanh, buôn bán gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn chấp hành việc phòng chống dịch bệnh. Mong rằng tình hình dịch bệnh sớm ổn định để việc buôn bán được thuận lợi hơn”, anh Hùng nói.
Khách du lịch ngỡ ngàng khi thưởng thức đặc sản "nhảy múa" trong miệng ở xứ Phù tang
Shirouo còn được gọi là Odorigui, trong tiếng Nhật có nghĩa là "nhảy múa khi được ăn", đây là một món ăn trong ẩm thực Nhật Bản được chế biến từ những con cá hoặc hải sản còn sống.
Khi ăn, những chú cá trong suốt sẽ nhảy múa trong miệng khiến nhiều thực khách vừa e ngại vừa thích thú
Đặc sản "nhảy múa" là món ăn truyền thống của người Nhật Bản
Shirouo dùng để miêu tả chung cho loại cá nhỏ, thân gần như trong suốt hoàn toàn. Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau người Nhật lại sử dụng các loại cá khác nhau cho món ăn này.
Nếu như ở Iwakuni (tỉnh Yamaguchi), loại Shirouo được ăn là cá trắng nhỏ thì ở Fukuoka, người ta lại dùng nguyên liệu là cá bống đá.
Theo lý giải, Shirouo no Odorigui là một trong những món ăn truyền thống của Nhật, được chế biến từ những con cá non trong suốt.
Nhiều khách du lịch sau khi thưởng thức món đặc sản "nhảy múa" này đã khen ngợi đây là món càng ăn càng nghiện
Tương truyền, ở thời Edo cách đây hơn 300 năm, lũ lụt vào mùa xuân thường gây thiệt hại rất lớn cho mùa màng tại Fukuoka cũng như vùng phía nam Nhật Bản. Vì vậy, địa chủ (daimyo) ở đây đã thuê nông dân các làng lân cận dọn dẹp vệ sinh sau thiên tai. Để cảm ơn, daimyo tặng những người nông dân này vài thùng rượu sake để họ uống ngay trên bờ sông. Trong khi uông, họ dùng tay túm lấy con cá nhỏ dưới nước và cho luôn vào miệng. Tư đó bắt đầu truyền thống ăn Shirouo tại Fukuoka và dần phổ biến ở nhiều địa phương Nhật Bản.
Những chú cá trong suốt được để vào bát tô. (Ảnh: internet)
Món cá đặc sản "nhảy múa" được ăn với trứng cút và giấm
Đầu tiên, người ta đựng cá Shirouo trong một bát lớn chứa ít nước, sau đó chuẩn bị thêm một quả trứng cút sống và chút giấm. Khi ăn, thực khách đập trứng và trộn đều cùng một ít giấm rồi thả cá vào.
Người ta cho rằng giấm làm cho cá bị tê liệt và ngất tạm thời, tuy nhiên thực tế thì những con cá gặp giấm sẽ bị xót và liên tục "nhảy múa" mạnh hơn bình thường.
Những con cá ngâm giấm để tăng sự thú vị. (Ảnh:internet)
Nhiều thực khách thường nhai những con cá nhỏ, tuy nhiên cách thưởng thức món Shirouo no Odorigui thực thụ phải là nuốt sống và uống cùng với rượu sake. Khi đó, cảm giác những con cá "bơi tung tăng" trong dạ dày sẽ khiến cho bất cứ ai có cơ hội được thưởng thức đều phải bất ngờ và thích thú. Và đây cũng chính là điểm độc đáo, khiến Shirouo no Odorigui trở thành món ăn đặc sản chỉ có ở Nhật Bản.
Ngoài món shirouo đơn giản người Nhật còn nhiều cách thưởng thức loại cá đặc biệt này. Cá nhỏ trong suốt shirouo có thể được sử dụng trong việc chế biến món tempura và bánh gạo tsukudani hoặc đun sôi với kem trứng.
Những chú cá trong suốt dược đổ lẫn vào với trứng. (Ảnh: internet)
Cá Shirouo chỉ có vào mùa xuân, do vậy khi người Nhật thưởng thức món ăn này cũng là lúc báo hiệu mùa đông lạnh giá kết thúc. Ở Nhật Bản, có nhiều nhà hàng phục vụ Shirouo no Odorigui chỉ mở cửa trong mùa có cá Shirouo. Những nhà hàng này dường như chỉ tồn tại như mùa xuân và sẽ được tháo dỡ vào cuối mùa Shirouo hằng năm.
Phố Mã Lai ở Sài Gòn đìu hiu hơn một năm Phố Mã Lai sầm uất nằm ngay khu trung tâm, lúc nào cũng đông đúc nay vắng tanh vì Covid-19. Đường Nguyễn An Ninh chỉ 150 m nhưng là một trong những phố sầm uất nhất quận 1 thời chưa có dịch, đặc biệt vào buổi chiều tối, khi chợ đêm Bến Thành cách đó vài bước chân bắt đầu hoạt động. Tuy...