‘Mua bán’ bài báo khoa học: Tạo ra tiền lệ xấu
Loạt bài về thị trường ‘mua bán’ bài báo khoa học và bài phản ảnh những chiêu thức của Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhằm ‘khẳng định’… dẫn đầu cả nước về thành tích nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ của giới nghiên cứu.
Nhiều nhà khoa học Việt Nam đăng bài trên tạp chí quốc tế “dỏm” (bên trên) có tên gần giống với tạp chí có uy tín (bên dưới) – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Các website rao viết thuê bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam đang làm việc ở các nước tiên tiến nhằm khẳng định đây không phải là cách làm phổ biến ở các nước như một vài nhận định.
Video đang HOT
Không nên ca ngợi, khuyến khích kiểu “mua bán” này
Đối với các ngành khoa học thực nghiệm, để tạo ra một kết quả khoa học, một trường ĐH có thể cần đầu tư rất tốn kém ( phòng thí nghiệm, thiết bị, vật tư,…) thậm chí đi thuê làm thực nghiệm ở cả nơi khác. Trong khi đó, nếu dùng cách thức “hợp tác” (bằng hình thức trả tiền cho nhà khoa học, tác giả của bài báo), chỉ cần chi một khoản tiền rất ít ỏi so với số đầu tư từ đơn vị gốc và được hưởng lợi là được ghi địa chỉ dưới tên bài báo.
Theo dõi các tranh luận trên mạng, nhiều người có vẻ tâm đắc với ý kiến rằng nhờ có cách làm đó đã tạo sự đột phá về số lượng bài báo nên “ thế giới biết chúng ta là ai” qua việc xếp hạng! Nhưng thực chất thì những thành tựu khoa học Việt Nam mà thế giới biết đến còn rất khiêm tốn, và có một điều chắc chắn là xếp hạng không phải mục đích tối thượng của giáo dục ĐH cũng như nghiên cứu khoa học.
Phần phát triển nhờ kiểu “hợp tác” (mà báo chí đang gọi là “mua bán”) là điều chẳng nên ca ngợi hay khuyến khích. Bởi nếu những việc như vậy trở thành trào lưu và không rành mạch, nó có thể sẽ tạo thành tiền lệ dẫn tới những tranh chấp không thể giải quyết (ví dụ như một nhà nghiên cứu tùy tiện điền tên một trường khác vào đăng ký sở hữu trí tuệ, và sản phẩm đó tạo ra lợi nhuận).
Tiến sĩ Ngô Đức Thế (ĐH Manchester, Vương quốc Anh)
Không giúp ích được gì cho các trường đại học Việt Nam
Nếu dư luận xã hội tung hô cách thức tạo thành tích nghiên cứu khoa học ảo, bao gồm việc đăng bài trên các tạp chí chất lượng thấp hoặc tạp chí “dỏm”, “mua” bài kiểu tác giả không làm mà có, hoặc “mua” bài của những người không thực sự làm nghiên cứu ở trường mình và không có đóng góp bồi dưỡng nội lực nghiên cứu của trường, từ đó cho rằng các trường ĐH cần học tập mô hình đó, thì mai kia chúng ta sẽ một lần nữa tung hô những cái ảo ảnh. Riết rồi mọi người sẽ thấy quen với thành tích ảo, môi trường khoa học sẽ không còn chỗ cho những người làm khoa học đàng hoàng.
Trong khi đó, việc chạy theo thành tích ảo đơn thuần mà không xây dựng nội lực thì về lâu dài không giúp ích được gì cho các trường ĐH Việt Nam. Ngay cả tạo thành tích ảo và dùng nó tạo đà xây dựng nội lực, thì vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Hiện nay, một số trường ở Anh có mối nghi ngờ với một số ĐH ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và cảnh báo giảng viên cẩn thận trong việc hợp tác với một số trường ở đây, vì họ có dấu hiệu đăng các tạp chí không tốt, hoặc khuất tất trong việc đăng bài. Nếu Việt Nam không cẩn thận chạy theo trào lưu ảo này mà rơi vào cái bẫy đó thì lại “mang tiếng” và do đó sẽ bị các trường ĐH danh tiếng thế giới đưa vào danh sách đen (blacklist). Vì thế mà được lại không bằng mất.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Hưng (Viện Vật chất ngưng tụ và khoa học nano, ĐH Công giáo Louvain, Bỉ)
Mua bán bài báo khoa học: Thị trường ngày càng sôi động
Một nhà khoa học cho biết theo bản hợp đồng mời 'bán bài' được soạn tháng 9.2016 mà anh nhận được từ một trường ĐH, trường này tính giá mua dựa trên nhiều chỉ số.
Chẳng hạn, với tác giả chính (hoặc tác giả liên hệ), bài ISI được trả theo chỉ số ảnh hưởng IF (số lần trích dẫn hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp chí đã công bố) x 30 triệu đồng. Nhà khoa học này cho biết vì anh từ chối "bán" bài cho trường này, nên về sau anh không còn được mời.
Theo quan sát của Thanh Niên, khoảng năm 2017 - 2018, khi hiện tượng bán bài của các nhà khoa học trong nước cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng và một số trường tư khác bắt đầu rầm rộ, một số lãnh đạo trường ĐH có "bắn tiếng" nhắc nhở cán bộ. Sau một lần bị "nhắc nhở" khi có một số bài xuất bản ghi địa chỉ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, một cán bộ trẻ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã xin nghỉ việc.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về lý do xin nghỉ việc, nhà khoa học này nói "vì chán làm nghiên cứu". Năm 2019, nhà khoa học này làm việc cho một trường ĐH tư khác ở Hà Nội. Theo dữ liệu mà PV Thanh Niên truy cập được, trong các năm 2019 - 2020 nhà khoa học này vẫn tiếp tục công bố công trình với địa chỉ là Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Còn hiệu trưởng một trường ĐH ở TP.HCM cho biết đầu năm 2018 trường đã không ký tiếp hợp đồng lao động với một giảng viên sau khi phát hiện vị này bán bài cho Trường ĐH D.
Nhưng 2 năm gần đây, giới quản lý các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu bắt đầu có xu hướng "châm chước" cho hành vi bán bài. Thậm chí, trong một buổi xét ứng viên GS, PGS của một ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khi một ứng viên của một trường ĐH ở TP.HCM bị đề nghị không đưa vào diện xét thì thủ trưởng đơn vị mà ứng viên làm việc phản đối với lý do: "Lương trả cho cán bộ thấp, nếu chúng tôi không cho cán bộ bán bài thì họ sẽ bỏ việc".
"Có nhà khoa học trẻ chỉ trong vài năm mua được cả chung cư nhờ bán bài, trong khi nhiều cơ sở chỉ thưởng từ 3 - 5 triệu đồng cho một bài báo, nơi nào có nguồn thu thì 15 - 20 triệu đồng. Vì thế nhiều cơ sở có người bán bài cũng không dám làm căng với cán bộ của mình", một nhà khoa học chia sẻ.
Gần đây, một số nhà khoa học khi biết chuyện tiến sĩ V. trượt một giải thưởng danh giá trong nước đều tỏ ra tiếc cho một người trẻ tuổi và tài năng. Xét về thành tích khoa học, hồ sơ của tiến sĩ V. vượt lên hẳn so với các nhà khoa học được nhận giải thưởng này năm nay. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, tiến sĩ V. đã được đánh giá rất cao về chuyên môn, duy chỉ có bị kiện là không xứng đáng được nhận giải thưởng do vi phạm đạo đức khoa học, vì công trình được đưa ra để xét giải thưởng của tiến sĩ V. ghi địa chỉ làm việc ở Trường ĐH Tôn Đức Thắng, trong khi tiến sĩ V. là cán bộ cơ hữu của một trường ĐH công lập ở TP.HCM.
Bài báo khoa học là một thành quả tri thức, sao lại dùng từ "mua- bán"? Mỗi một bài báo được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt từ Việt Nam là một đóng góp vào tài sản tri thức của đất nước Việt Nam. Những ngày gần đây, câu chuyện về hợp tác nghiên cứu hay mời visiting researcher để công bố bài báo khoa học quốc tế đang gây sự chú ý của...