Một trường dạy thêm cho… 100% học sinh
Phong GD-ĐT huyên Krông Păk, Đăk Lăk vưa co kêt luân sai pham bươc đâu va yêu câu Trương THCS 719 tra lai hang trăm triêu đông con thiêu cua giao viên trưc tiêp đưng lơp.
Trương THCS 719 – Anh: TRUNG TÂN
Trươc đo, cac giao viên tai Trương THCS 719, xa Eakaly, Krông Păk lam đơn phan ảnh đên cac câp, yêu câu hiêu trương nha trương phai chi tra đây đu sô tiên, sô tiêt minh đa day thêm trong năm hoc 2017-2018.
Ông Pham Xuân Vinh – trương phong GD-ĐT huyên Krông Păk, xac nhân sau khi nhân đươc phan ảnh, phong đa tô chưc kiêm tra va xac đinh khiêu nai cua cac giao viên la đung.
100% học sinh… đi học thêm
Ông Vinh cho biết theo quy đinh, đôi tương hoc thêm la hoc sinh “có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm”.
Tuy nhiên tai Trương THCS 719, 100% hoc sinh (gân 1.000 em) đêu đi hoc thêm. Viêc tô chưc day thêm, hoc thêm như vây la trai vơi quy đinh cua Bô GD-ĐT, UBND tinh Đăk Lăk.
“Thưc chât la nha trương tô chưc day phu đao cho hoc sinh yêu va bôi dương cho hoc sinh gioi co thu tiên trên pham vi… toan trương. Điêu nay đã vi pham quy đinh”, ông Vinh noi.
Video đang HOT
Môt lơp hoc chinh khoa tai Trương THCS 719 – Anh: TRUNG TÂN
Theo ông Vinh, không chi tô chưc day thêm tran lan, ông Nguyên Viêt Linh – hiêu trương Trương THCS 719, con vi pham nguyên tăc tai chinh tư nguôn thu day thêm. Theo đo, trong hơn 4 thang năm 2018, Trương THCS 719 thu hơn 417 triêu đông tư day thêm.
Theo quy đinh, giao viên trưc tiêp đưng lơp đươc hương 80% tư tiên day thêm sô tiên nay, tương đương hơn 333 triêu đông. Tuy nhiên nha trương chi chi cho giao viên trưc tiêp đưng lơp 175 triêu đông, sô tiên còn lai đa đươc chi tra rât nhiêu khoan trong trương.
Trương tư cân đôi cho… công băng?
Trao đôi vơi phong viên, ông Nguyên Viêt Linh thưa nhân cac sai pham đung như khiêu nai cua giao viên, cung như kêt luân bươc đâu cua Phong GD-ĐT. “Chiêu theo quy đinh thi viêc chi không đu 80% cho giao viên đưng lơp la sai.
Tuy nhiên do giao viên cac bô môn thưa – thiêu cuc bô dân đên viêc nhiêu giao viên không day đu sô tiêt quy đinh, co ngươi lai day vươt 5-6 tiêt/tuân.
Vi vây, trương tô chưc cho nhưng ngươi day thiêu (do giao viên dư) day phu đao thêm rôi lây môt phân tư nguôn tiên thu day thêm chi tra cho nhưng giao viên bô môn khac phai tăng tiêt trong chinh khoa cho cân băng”, ông Linh giai thich.
Cung theo ông Linh, do nhiêu năm trươc tinh trang dôi dư giao viên hơp đông nhiêu nên kinh phi chi thương xuyên không đap ưng đươc. Vi vây, nha trương đa dung môt phân kinh phi tư tiên day thêm đê tra lương cho giao viên, nhân viên hơp đông dôi dư.
“Phương an cua chung tôi la thu lai tiên tư giao viên không đưng lơp day thêm đê tra lai cho nhưng ngươi thưc day”, ông Linh cho biêt.
Theo tuoitre
Tấm lòng bà Sáu với trẻ em hộ nghèo
Gần 10 năm qua, bà Huỳnh Thị Bảy (bà con lối xóm hay gọi là bà Sáu), Bí thư Chi bộ chợ Tân Phước (phường 9, quận Tân Bình, TPHCM), đã hết lòng duy trì lớp học tình thương tại nhà. Tấm lòng của bà Sáu với các trẻ em hộ nghèo được mọi người cảm kích.
Bà Sáu tận tình dạy các học trò nhỏ
Mong các cháu nhỏ học tốt
"Bà Sáu ơi! Hôm nay bài trên lớp con nhiều quá"; "Bà Sáu ơi! Chỉ con bài này với"; "Bài toán này giải sao vậy bà Sáu" - tiếng của bé Hưng, bé Ngân, bé Vân, bé Huy... cứ rộn ràng lớp học tại căn nhà số 86/144 Âu Cơ. Lớp học của bà Sáu có các học trò nhiều lứa tuổi trong khu phố, vì học thêm buổi tối nên tụi nhỏ chỉ toàn mặc đồ bộ ở nhà. Dù đã 61 tuổi, bà Sáu vẫn rất minh mẫn, tỉ mỉ giảng giải, chỉ cách làm từng bài cho các học trò. Mấy đứa nhỏ chủ yếu học từ lớp 1 đến lớp 5 nên cứ giảng xong bài toán cho bé lớp 5, bà Sáu lại quay qua chỉ cho bé học lớp 2, rồi lại chỉ bé lớp 1 tập viết chữ. Mỗi tối, cứ dạy 2 tiếng đồng hồ từ 17 giờ đến 19 giờ như thế, chừng nào tụi nhỏ thiệt hiểu bài, bà Sáu mới coi như xong việc.
Nhà nghèo, cha làm thợ hồ, thu nhập không đủ lo cho gia đình; đã vậy cha mẹ còn thường xuyên cãi nhau, đánh nhau rồi ly dị luôn... khiến việc học hành của hai bé T.V. và M.H. ảnh hưởng ít nhiều. Thấy 2 chị em buồn buồn, lơ là việc học tại trường, bà Sáu ngỏ lời với người cha để kèm cặp dạy thêm buổi tối cho 2 bé.
Biết bà Sáu nhiệt tình, lại dạy miễn phí, người cha ngại ngùng: "Bà Sáu dạy vậy mà không có lấy tiền gia đình tui ngại lắm". Bà Sáu chỉ cười, nói: "Dạy ở nhà thôi, có tốn tiền điện nước gì đâu. Dạy 10 đứa cũng như một đứa thôi hà! Cứ cho đám nhỏ qua nhà học đi. Sách vở thiếu gì tui lo cho". Thế là, V. và H. mỗi tuần 3 ngày mang tập vở đi bộ qua nhà bà Sáu học.
Bé V.H. cũng có hoàn cảnh cha mẹ ly dị, sống với ông nội đã già, không có ai chăm lo kèm cặp việc học, cũng đã được bà Sáu nhận vào lớp, chỉ dạy tận tình suốt mấy năm. Bé K.N. (học lớp 5) có gia cảnh khó khăn, bé từng bị té rất nặng nên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và việc học. Khi được kèm cặp thêm tại lớp học buổi tối của bà Sáu, bé học một chút là nhức đầu, phải cho bé nghỉ. Dù vậy, bà Sáu vẫn chưa bao giờ nản lòng chỉ dạy cho bé.
Tiếng học trò hỏi bài, đọc bảng cửu chương, học tiếng Anh... đều đặn vang lên đã gần 10 năm như thế. Trong chừng đó thời gian, đã có tổng cộng 63 em nhỏ theo học. Bà dùng tiền lương hưu của mình để trang bị tập, sách, viết, dụng cụ học tập cho các học trò. Kết quả, nhiều em đã củng cố kiến thức, theo kịp chương trình dạy trên trường, thành tích học tập ngày càng cải thiện và đạt thành tích khá, giỏi. Trong đó, em Nguyễn Hữu Thắng nay đã là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương TPHCM.
Tận tâm với hoạt động của khu phố
Thấy trẻ em các gia đình cha mẹ bận kiếm sống ít có điều kiện quan tâm nên sức học yếu, bà Sáu đã đứng ra tổ chức lớp phụ đạo miễn phí tại nhà mình, duy trì từ năm 2011 cho đến nay. 2 người con gái của bà Sáu là Thanh Tuyền và Tú Quỳnh cũng thường xuyên phụ mẹ dạy các bé học tiếng Anh.
Chị Lê Thị Tú Linh (người dân khu phố 9, phụ huynh bé Thùy Dương từng theo học tại lớp của bà Sáu) kể: "Dì Sáu vừa giúp nhiều phụ huynh trông coi, vừa kiểm tra bài vở và bổ túc kiến thức còn yếu, dạy các bé thêm chương trình nâng cao. Dì cũng cho mấy đứa nhỏ tập vở, viết khi tới lớp học. Tấm lòng nhiệt thành của dì khiến mọi người trong khu phố ai cũng quý".
Ngoài việc dạy học cho đám trẻ và bán cà phê sáng lo kinh tế gia đình, bà Sáu còn cáng đáng nhiều công việc khu phố. Hồi năm 1977, bà Sáu đi bộ đội ở Trung đoàn Thông tin Quân khu 7, tới năm 1982 thì về làm văn thư tại Tổng công ty Nông thổ sản. Sau này, bà nghỉ việc ở nhà, các cô chú, anh chị ở khu phố tín nhiệm, thuyết phục bà Sáu ra lo việc địa phương. Nay bà Sáu làm Bí thư Chi bộ chợ Tân Phước, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ chợ Tân Phước, Tổ trưởng Tổ dân phố 53. Hàng năm, bà Sáu vận động tiểu thương chợ Tân Phước mỗi người một tay, góp một chút để lo những bữa ăn từ thiện vừa giàu chất dinh dưỡng vừa ấm áp giúp những người kém may mắn. Mỗi khi có hoạt động chăm lo cho người nghèo, người già neo đơn đau ốm trên địa bàn, chỉ cần bà Sáu vận động là bà con đóng góp liền.
Những chuyến đi thiện nguyện khiến bà Sáu càng thấy mình phải tận tâm hơn nữa, vì thấy có rất nhiều hoàn cảnh cần giúp. Năm ngoái, khi đi trao 200 phần quà và tặng 2 cái giếng cho người nghèo tại xã Phước Chỉ (huyện Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh) do phường 9 kết hợp với Chi hội Chữ thập đỏ chợ Tân Phước thực hiện, bà Sáu muốn rớt nước mắt khi chứng kiến cảnh một cụ già hơn 80 tuổi khóc bên giếng nước mới. Bà Sáu kể: "Ông cụ xúc động nói rằng cả cuộc đời sống mấy chục năm mới thấy giếng nước trong đến như vậy. Chỉ nói được vậy rồi ông đứng khóc ngon lành làm tui xúc động quá. Đi nhiều mới thấy cuộc đời mình cần phải san sẻ nhiều hơn".
VÕ THẮM
Theo sggp
Giáo dục: "Quyền rơm, vạ đá" Có "quyền" mà không có "lực", dân gian gọi là "quyền rơm", nếu cơ quan công quyền rơi vào tình trạng "quyền rơm" thì không thể thực thi quyền lực... Suốt thời gian dài, giáo dục được ca ngợi bằng nhiều mỹ từ, được các cấp lãnh đạo khen ngợi, động viên song cũng nhận không ít "mưa đá" từ dư luận, trong...