Một trường cao đẳng ở Hà Nội tuyển sinh “chui” tại TPHCM
Dù chưa được cấp phép nhưng Trường CĐ Y dược Hà Nội đã gửi giấy thông báo nhập học ngành Dược trình độ cao đẳng học tại TPHCM cho người học. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) có văn bản yêu cầu trường chấm dứt việc tuyển sinh này.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH vừa có văn bản số 1942/TCGDNN-PCTT gửi Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội, yêu cầu chấm dứt việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo tại cơ sở TPHCM.
Văn bản của Tổng cục dạy nghề yêu cầu Trường CĐ Y dược Hà Nội thực hiện nghiêm các quy định
Trong văn bản này, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp yêu cầu Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội chấm dứt việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo tại cơ sở TPHCM tại Lô 7, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh (tầng trệt, Trường Trung cấp Công đoàn TPHCM).
Lý do là nhà trường không được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành, nghề, Dược trình độ cao đẳng tại địa điểm trên.
Ngoài ra, nhà trường phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người học và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ pháp lý có liên quan đến việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo tại địa điểm không được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Trước đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã có đề nghị nhà trường nghiêm túc thực hiện các công văn liên quan đến việc liên kết đào tạo. Cụ thể, ngày 2/8, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có Công văn số 1783/TCGDNN-PCTT đề nghị Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội báo cáo việc liên kết tuyển sinh, tổ chức đào tạo các ngành Dược sĩ, Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm y học trình độ cao đẳng tại các cơ sở liên kết được phê duyệt tại Công văn số 903/TCGDNN-ĐTCQ ngày 7/5/2018 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã nhận được báo cáo của nhà trường và đã có công văn số 1921/TCGDNN-PCTT ngày 17/8/2018 đề nghị nhà trường thực hiện một số nội dung.
Tuy nhiên, ngày 14/8/2018, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhận được Giấy báo tập trung của nhà trường gửi cho người học, thông báo nhập học ngành Dược trình độ cao đẳng tại địa chỉ trên (lô 7, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM – PV).
Video đang HOT
Lan Phương
Theo Dân trí
Thiếu tương tác, doanh nghiệp lẫn cơ sở dạy nghề đều gặp khó
Cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chỉ 10% doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là quá ít, điều này khiến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp lẫn doanh nghiệp đều gặp khó.
Đại diện Tập đoàn VinGroup chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng của tập đoàn - Ảnh: THANH TÚ
Ngày 6-4, tại Tiền Giang, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm năm 2017.
Hội nghị được diễn ra trong bối cảnh một năm sau khi loại hình giáo dục nghề nghiệp được thống nhất quản lý nhà nước.
Nhiều vướng mắc trong đào tạo nghề
Tổng cục giáo dục nghề nghiệp cho biết năm 2017 cả nước tuyển sinh được 2.204.400 người. Trong đó, trình độ cao đẳng là 230.400 sinh viên. Đa số các học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng ngành, nghề đào tạo và có thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, do năm 2017 là năm đầu tiên triển khai tuyển sinh và đào tạo theo qui định của Luật giáo dục nghề nghiệp nên nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn lúng túng, vướng mắc như việc xét đối tượng vào học cao đẳng qua kỳ thi đại học, chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng thực hành, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên gặp khó, mạng lưới giáo dục nghề nghiệp còn cồng kềnh, chồng chéo trùng lắp ngành nghề đào tạo...
Đặc biệt, việc gắn kết tuyển sinh, tổ chức đào tạo với thị trường lao động, việc làm với các doanh nghiệp dù được xem là tiêu chí của các trường nghề nhưng số trường thực hiện tốt phần việc này không nhiều.
Điều này ảnh hưởng lớn đến cơ hội việc làm và thu nhập của học sinh, sinh viên sau khi ra trường, các doanh nghiệp tiếp nhận phải đào tạo thêm hoặc đào tạo lại mất thời gian và công sức.
Trong khi đó một số doanh nghiệp có nhu cầu về việc làm, sẵn sàng đặt hàng đào tạo lao động với số lượng lớn thì không có nhiều trường đáp ứng như Tập đoàn VinGroup cần 35.000 lao động và khoảng 6.000 nhân viên làm việc ở 42 nhóm ngành nghề.
Theo chia sẻ của đại diện tập đoàn, họ sẵn sàng tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các trường nghề vừa học vừa thực tập tại các cơ sở của VinGroup nhưng vẫn chưa có trường nào đáp ứng.
Các doanh nghiệp trong Hiệp hội mỹ nghệ, chế biến gỗ TP.HCM, nơi doanh số mỗi năm đạt tới 8 tỉ USD, cũng cho biết họ đang cần khoảng 300.000 lao động đã qua đào tạo và đến năm 2025 là 400.000 lao động.
Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ lao động qua đào tạo tại các doanh nghiệp trong khối này chỉ đạt 2-3%. Gần như toàn bộ số lao động trong lĩnh vực này đều do doanh nghiệp tự đào tạo từ nguồn lao động phổ thông.
Cần chính sách thu hút học viên nghề
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, hiệu phó trường Cao đẳng nghề An Giang phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: THANH TÚ
Ông Nguyễn Văn Lâm, phó GĐ Sở LĐ-TB&XH Tiền Giang, đánh giá mất cân đối ngành nghề đang là vấn đề nan giải ở các trường. Hiện nhiều trường nghề rơi vào tình cảnh ngành không tuyển được trong khi ngành xã hội cần thì đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất không đáp ứng. Do đó, cần có chính sách khuyến khích, thu hút ngành tuyển sinh xã hội có nhu cầu.
Còn ông Châu Hồng Thái, phó GĐ Sở LĐ-TB&XH TP cần Thơ, thì cho rằng tính tương tác giữa đạo tào nghề và sử dụng lao động giữa các trường và doanh nghiệp thời gian qua chưa cao.
"Xưa nay chưa nghe doanh nghiệp nào đưa ra yêu cầu đào tạo như thế nào, song khi phát biểu trước báo chí, họ nói chung chung là sinh viên chưa đáp ứng nhu cầu khiến cho dư luận hoang mang. Nhìn nhận vấn đề một chiều như vậy phần nào gây khó khăn cho công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường nghề", ông Thái nói.
Ông Nguyễn Hồng Minh, tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, cũng thừa nhận tính tương tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề, trường nghề còn yếu.
Hiện cả nước có 1.974 cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng chỉ có 10% doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (nói chung) là quá ít.
Tới đây, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, đẩy mạnh đối tượng tuyển sinh, không chỉ dựa vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS hoặc THPT mà sẽ tổ chức tuyển sinh dạy nghề trong các đối tượng lao động phổ thông đang làm việc trong các doanh nghiệp.
Việc này sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thêm học sinh, các doanh nghiệp có thêm đối tượng lao động đã qua đào tạo với chất lượng cao hơn.
THANH TÚ
Theo tuoitre.vn
Đắk Lắk: Thêm nhiều hạt nhân từ hội thi giáo viên dạy giỏi THPT- GDTX Chiều ngày 03/02/2018, Sở GD&ĐT Đắk Lắk tổ chức tổng kết và trao giải Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT - GDTX cấp tỉnh năm học 2017-2018. Ông Thái Văn Tài và ông Dương Đình Long trao giấy chứng nhận cho các giáo viên Từ ngày 29/01/2017 đến ngày 03/02/2018, tại thành phố Buôn Ma Thuột đã diễn ra vòng thi thực...