Một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới bị huỷ hoại do lũ lụt
Một trong những khu định cư lâu đời nhất của con người đã bị hư hại nghiêm trọng sau trận lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử Pakistan.
Theo kênh CNN, Moenjodaro – còn có tên gọi là Mohenjo-daro, di sản thế giới ở Thung lũng sông Ấn, cách thành phố Karachi của Pakistan khoảng 508 km – được xây dựng vào thời kỳ đồ đồng cách đây khoảng 5.000 năm.
“Thật không may, chúng tôi đã chứng kiến khu di tích bị tàn phá hàng loạt”, bức thư của Bộ Văn hóa, Du lịch & Khảo cổ của bang Singh gửi cho UNESCO viết. “Song vì lý do nhân đạo, chúng tôi đã cho phép người dân xung quanh không còn nhà cửa do lũ lụt tàn phá đến ở tạm trong khu di tích, bãi đỗ xe, cửa hàng và tầng trệt của bảo tàng”.
Ước tính 1/3 diện tích Pakistan đang chìm trong biển nước. Các trận mưa xối xả kết hợp với sông băng tan chảy đã khiến mực nước dâng cao. Trong khi đó, hầu hết cấu trúc của Moenjodaro – được phát hiện vào những năm 1920 – đều nằm ngay trên mặt đất và rất dễ bị tác động bởi môi trường.
Hình ảnh đính kèm lá thư cho thấy nhiều bức tường gạch đã đổ sập, lớp bùn bao phủ khắp khu di tích. Nhóm nghiên cứu hiện trường đã phải sử dụng máy bơm để hút nước, xây lại những bức tường gạch và làm sạch hệ thống thoát nước, giúp giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra. Song rõ ràng, những biện pháp này là chưa đủ.
Một số bức tường bị sập do lũ lụt. Ảnh: CNN
Người quản lý khu di tích Ihsan Ali Abbasi và kiến trúc sư Naveed Ahmed Sangah đã kêu gọi UNESCO hỗ trợ 45 triệu USD để trang trải toàn bộ chi phí khôi phục khu di tích. Trong chuyến thăm Pakistan vào tuần này, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã chấp thuận lời kêu gọi giúp đỡ trên và phân bổ 350.000 USD từ quỹ khẩn cấp của tổ chức cho các di tích lịch sử bị hư hại ở quốc gia bị lũ lụt tàn phá bởi lũ lụt.
Video đang HOT
Ngân sách sẽ được chuyển đến Moenjodaro và các địa điểm khác – bao gồm bảo tàng dân gian và thủ công Sehwan, Bảo tàng Amri và các di tích lịch sử ở Makli. Mặc dù số tiền này ít hơn nhiều so với chi phí cần thiết để sửa chữa và bảo trì toàn bộ khu di tích, song nó có thể chi trả cho những nhiệm vụ khẩn cấp. Trong khi đó, UNESCO và Bộ Văn hóa, Du lịch & Khảo cổ đang cân nhắc các biện pháp tốt nhất.
Công nhân dùng bạt che chắn khu vực cần bảo vệ. Ảnh: CNN
Đáng buồn thay, những nhà bảo tồn khu di tích Moenjodaro từ lâu đã dự đoán rằng lũ lụt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khu vực này. Giới chức bang Singh – địa phương được giao nhiệm vụ bảo tồn Moenjodaro – cũng đã nhấn mạnh vấn đề này trước đó và cảnh báo vụ vỡ đập ở thượng nguồn sẽ gây ra thiệt hại thảm khốc.
Moenjodaro là di tích lịch sử và kiến trúc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khu di tích này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1980. Theo tổ chức này, Moenjodaro “là minh chứng đặc biệt của nền văn minh lưu vực sông Ân, là thành phố được quy hoạch cổ xưa nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ”.
Trong thời điểm hưng thịnh, thành phố này là khu đô thị sầm uất, có chợ, nhà tắm công cộng, hệ thống thoát nước và một bảo tháp Phật giáo, hầu hết được xây bằng gạch nung.
Giới chức bày tỏ lo ngại Moenjodaro có thể được thêm vào danh sách các di tích bị đe dọa của UNESCO – những di tích lịch sử có nguy cơ bị hủy hoại nghiêm trọng. Các di tích nằm trong danh sách này bao gồm Vườn quốc gia Everglades của Florida (Mỹ) – nơi đang đối mặt với những thách thức môi trường lớn và thành phố Liverpool (Anh) – nơi đang đứng trước nguy cơ bị đô thị hóa nhanh chóng.
Nỗi khổ của người phụ nữ Pakistan giữa trận lũ lụt lịch sử
Ở nhiều vùng với tư tưởng cổ hủ, gia trưởng của Pakistan, phụ nữ sống dưới một quan niệm nghiêm khắc về danh dự.
Những người phụ nữ Pakistan không được quyền quyết định có đi sơ tán hay không. Ảnh: AFP
400 người dân tại làng Basti Ahmad Din mắc kẹt trong dòng nước lũ nhiều ngày đang phải đối mặt với cái đói và bệnh tật. Nhưng họ từ chối đề nghị được sơ tán.
Được đưa đến một trại cứu trợ đồng nghĩa với việc những người phụ nữ trong làng này sẽ sinh hoạt trong cùng một khu với những người đàn ông ngoài gia đình. Và điều này bị coi là xâm phạm danh dự.
Tuy nhiên, những người phụ nữ ở làng Basti Ahmad Din còn không được lên tiếng từ chối.
"Tất cả mọi thứ do những trưởng lão trong làng quyết định", Shireen Bibi (17 tuổi) trả lời khi được hỏi liệu em có muốn đến chỗ trú ẩn khô ráo hơn không.
Những trận mưa lớn đã nhấn chìm nhiều vùng đất rộng lớn ở Pakistan dưới làn nước lũ. Người dân làng Basti Ahmad Din phải chật vật sinh sống do nhà cửa và sinh kế đã bị tàn phá hoàn toàn. Hơn một nửa trong số 90 ngôi nhà ở Basti Ahmad Din đã bị phá hủy. Con đường đất nối ngôi làng với thành phố gần nhất ngập dưới ba mét nước. Thuyền gỗ ọp ẹp là phương tiện duy nhất giúp dân làng ra ngoài mua thực phẩm và vật dụng thiết yếu.
Giá cả cũng trở nên đắt đỏ hơn do nguồn cung gián đoạn. Nhiều gia đình trong làng Basti Ahmad Din đã phải gom lại phần lương thực ít ỏi và chia khẩu phẩn đều cho mọi người.
Nhiều tình nguyện viên đến làng đưa hàng cứu trợ đã ngỏ lời đưa người dân tới nơi an toàn nhưng tất cả nhận được là câu từ chối.
"Chúng tôi là người Baloch. Người Baloch không cho phép phụ nữ trong gia đình ra ngoài. Những người Baloch thà nhịn đói hơn là để gia đình họ phải ra ngoài ", Muhammad Amir, một người dân làng Basti Ahmad Din, nói về nhóm sắc tộc chiếm phần lớn làng.
Ở nhiều vùng với tư tưởng cổ hủ, gia trưởng của Pakistan, phụ nữ sống dưới một quan niệm nghiêm khắc về danh dự.
Điều này hạn chế quyền tự do đi lại và sự tương tác của người phụ nữ với những người đàn ông bên ngoài gia đình. Phụ nữ thậm chí có thể bị giết vì đem về nỗi tủi nhục cho gia đình khi tiếp xúc với đàn ông hoặc kết hôn với người mà họ lựa chọn.
Trong trường hợp thiên tai xảy ra như trận lũ lụt đang hoành hành ở Pakistan, tư tưởng cổ này hoàn toàn có thể cắt đứt đường tiếp cận của phụ nữ và trẻ em gái đối với các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và chăm sóc y tế.
Thay vì đưa cả gia đình đến đó, những người đàn ông trong làng Basti Ahmad Din chèo thuyền 1 tuần 1 lần đến trại cứu trợ gần nhất để lấy đồ tiếp tế.
Các già làng - tất cả là nam giới - cho biết chỉ chấp nhận phụ nữ ra khỏi làng trong những tình huống nguy cấp như gặp vấn đề về sức khỏe.
Một trưởng lão trong làng tên Mureed Hussain cho biết họ đã không sơ tán trong trận lũ lụt lịch sử vào năm 2010.
"Chúng tôi đã không rời làng. Chúng tôi không cho phép phụ nữ ra ngoài. Họ không thể ở trong những trại cứu trợ đó. Đó là vấn đề danh dự", ông nhấn mạnh.
Số người thiệt mạng vì lũ lụt lịch sử tại Pakistan tăng lên 1.343 người Các quan chức thuộc cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia Pakistan cho biết trong số những người được xác nhận thiệt mạng trong 24 giờ qua có 8 trẻ em. Như vậy, tổng số người thiệt mạng vì mưa lũ lịch sử tại Pakistan đã tăng lên 1.343 người trong khi hàng trăm nghìn người khác mất nhà cửa. Có tới...