Một thí sinh ở Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng xét tuyển đại học
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, số lượng nguyện vọng trung bình thí sinh đăng ký năm 2019 là 3.94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng nhiều nhất là 01 thí sinh đăng kí 50 NV (thí sinh Hà Nội).
Về tình hình xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019, trao đổi với báo chí ngày 11/5, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT cho biết, trong mấy năm gần đây, Bộ thống kê thì thấy hầu hết các tổ hợp truyền thống được các trường đại học sử dụng xét tuyển với một tỷ lệ lớn và được học sinh đăng ký vào nhiều.
Các tổ hợp truyền thống như: khối D1, A, A1, C, B là 5 tổ hợp được áp dụng từ thời “ba chung” đến nay. 5 tổ hợp này chiếm 90% nguyện vọng của thí sinh.
Với 9 môn thi, nếu như ghép 2 môn tổ hợp và 11 môn thi thì về mặt lý thuyết sẽ có trên 400 tổ hợp tuyển sinh.
Trên thực tế, trong số đó có khoảng 133 tổ hợp có thí sinh đăng ký – chỉ chiếm khoảng 10%. Điều đó chứng tỏ các môn cốt lõi để học đa số ngành nghề của trường vẫn được chú trọng.
Theo bà Phụng, năm vừa qua không xuất hiện những tổ hợp lạ liên quan đến ngành đào tạo đã không còn. Năm ngoái có những trường nghĩ ra nhiều tổ hợp lạ, nghĩ ra những ngành mới nhưng kết quả học sinh đăng ký vào những trường đó và tổ hợp đó không nhiều.
Đa số các trường vẫn tuyển sinh trên cơ sở chất lượng dựa vào yêu cầu ngành nghề. Đa số thí sinh vẫn chọn các trường có chất lượng để đăng ký vào.
“Số lượng nguyện vọng các thí sinh đăng ký năm vừa rồi, mỗi em trung bình 4 nguyện vọng. Điều đó thể hiện các em thí sinh bắt đầu có định hướng xác định thế mạnh, sở trường, năng lực của mình vào các ngành nghề nào, nên không cần đăng ký quá nhiều nguyện vọng, quá nhiều trường để vào được đâu thì vào. Đó là điều đáng mừng”, bà Phụng cho hay.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học
Video đang HOT
Kết quả thí sinh đăng ký dự thi và xét tuyển năm 2019 theo thống kê của Bộ GD&ĐT như sau:
Theo Bộ GD&ĐT, số lượng nguyện vọng trung bình thí sinh đăng ký năm 2019 là 3.94 nguyện vọng.
Thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng nhiều nhất: 01 thí sinh đăng kí 50 NV (thí sinh Hà Nội)
Về việc xử phạt nếu phát hiện trường đại học vi phạm việc tuyển sinh quá chỉ tiêu, bà Phụng cho biết, hiện nay, để thực hiện tự chủ tuyển sinh và đào tạo, Bộ GD&ĐT đang xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học, trong đó cơ sở dữ liệu tuyển sinh, công khai danh sách các thí sinh đã nhập học để giám sát trong suốt quá trình đào tạo và cấp bằng.
Hàng năm, các trường phải báo cáo Bộ GD&ĐT kết quả tuyển sinh trước ngày 31/12. Trên cơ sở báo cáo của các trường và căn cứ vào chỉ tiêu được xác định trong đề án tuyển sinh, Bộ GD&ĐT rà soát xác định các trường tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Khi có trường vượt chỉ tiêu, Bộ GD&ĐT chỉ đạo Thanh tra Bộ thanh tra hoặc chỉ đạo các đơn vi liên quan phối hợp kiểm tra.
“Thực tế, khoảng 3 năm gần đây, tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh chỉ đạt khoảng hơn 80% nên số trường vượt chỉ tiêu rất ít do nhiều nguyên nhân mà một số thí sinh không còn theo học nên hầu như các trường không đào tạo quá chỉ tiêu đã xác định” – bà Phụng cho hay.
Hồng Hạnh – Lệ Thu
Theo Dân trí
Cả nước có hơn 279.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2019
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT cả nước có hơn 886.000 thí sinh (TS) đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, (giảm gần 40.000 thí sinh so với năm 2018). Trong đó, có hơn 650.000 thí sinh xét tuyển đại học. Như vậy, có 279.001 dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 27,8%).
Có thí sinh ở Hà Nội đăng ký tới 50 nguyện vọng xét tuyển đại học
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD&ĐT, về đăng ký xét tuyển đại học có khoảng 90% nguyện vọng đăng ký vào 5 tổ hợp xét tuyển truyền thống là A, A1, B, C, D.
Trung bình mỗi thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2019 là 3,94 nguyện vọng. Thí sinh đăng ký số lượng nguyện vọng nhiều nhất là một thí sinh ở Hà Nội với 50 nguyện vọng xét tuyển.
Các trường đại học như trường ĐH Kinh tế quốc dân, Bách khoa, Ngoại thương, Thương Mại, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Y Hà Nội... số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đều cao, tương đương như mọi năm đều từ 15.000 - 30.000 nguyện vọng.
Với các trường đại học khác như đại học vùng, khối nông - lâm, khối trường tư thục... tỷ lệ đăng ký nguyện vọng sụt giảm nhiều so với năm 2018. Chỉ khoảng 50 - 60% thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển.
Được biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, cả nước có 925.753 thí sinh đăng ký dự thi. Tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ chiếm khoảng 74,3% (năm 2017 là gần 75%). Trong đó, tỷ lệ thí sinh đăng ký chọn bài thi Khoa học xã hội tăng hơn khoảng 5%.
Kỳ thi năm 2019 này, có 468.000 thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) chiếm tỉ lệ gần 53% tổng số thí sinh.
Khoảng hơn 300.000 thí sinh đăng ký dự thi bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) chiếm hơn 34% tổng số thí sinh. Như vậy, chỉ có hơn 27.000 thí sinh đăng ký dự thi cả hai bài thi tổ hợp trên.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, diễn ra từ ngày 24/6 đến ngày 27/6/2019.
Bộ GD&ĐT lưu ý, khi làm thủ tục dự thi, thí sinh phải có CMND. Trường hợp không có CMND, hệ thống QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 kí tự để quản lý. Những thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng kí xét tuyển ĐH, CĐ, TC thì phải đăng kí số điện thoại, email khi ĐKDT.
Sau khi nộp phiếu ĐKDT, thí sinh sẽ được đơn vị ĐKDT cấp một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống QLT qua internet tại địa chỉ: https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Tài khoản này được thí sinh dùng để đăng nhập vào hệ thống QLT từ khi ĐKDT đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, xét tuyển sinh ĐH,CĐ,TC.
Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu, thí sinh nên thay đổi ngay mật khẩu cũng như bảo vệ tài khoản và mật khẩu cá nhân.
Trường hợp thí sinh quên mật khẩu và tài khoản, có thể liên hệ với đơn vị ĐKDT để xin cấp lại.
Chậm nhất ngày 28/5/2019, các Sở GD&ĐT hoàn thành việc kiểm tra cập nhật những sửa đổi, bổ sung dữ liệu (nếu có) đăng kí xét công nhận tốt nghiệp THPT của thí sinh vào hệ thống QLT và báo cáo Bộ GD&ĐT theo mẫu quy định.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Học sinh 'né' đại học vì sợ... thất nghiệp? Chính công tác phân luồng tốt và thực tế sẽ giúp học sinh lựa chọn hướng đi phù hợp nhất sau phổ thông. Theo thống kê mới nhất của Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi. Đáng nói trong số này có đến hơn 233.000 em không đăng ký...